Phân tích tác phẩm Cha Con Nghĩa Nặng – Ngữ văn 11

Đang tải...

Đọc thêm

CHA CON NGHĨA NẶNG

(Trích)

I- NHỮNG TRI THỨC BỔ TRỢ

1.Về tác giả và thòi điểm tác phẩm ra đời

-Hồ Biểu Chánh (1885 – 1958) tên khai sinh là Hồ Văn Trung, người làng Bình Thành (nay là xã Thành Công, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang). Thuở nhỏ học chữ Nho, sau học chữ quốc ngữ ; lớn lên làm công chức ở nhiều nơi, từng làm đến chức Đốc phủ sứ, Nghị viên Hội đồng liên bang Đông Dương,… nên Hồ Biểu Chánh có điều kiện thấu hiểu cuộc sống và con ngưòi Nam Bộ.

-Hồ Biểu Chánh viết văn từ rất sớm. Trong gần 50 năm cần mẫn sáng tạo, ông đã để lại một khối lượng tác phẩm khá lớn, gồm nhiều thể loại (truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch, kí, khảo cứu, phê bình,…), trong đó có 64 tiểu thuyết. Ông thử sức trên nhiều lĩnh vực nhưng nổi tiếng hơn cả là trong lĩnh vực tiểu thuyết. Cha con nghĩa nặng là tiểu thuyết thứ 15 của ông, được xuất bản năm 1929, sáng tác theo khuynh hướng cổ suý cho đạo đức truyền thống, lấy đề tài tương đối mới trong văn học đương thời là mối quan hệ nghĩa tình sâu nặng giữa cha và con.

2.Tri thức văn hoá

Đề tài bao quát hầu hết các sáng tác của Hồ Biểu Chánh là cuộc sống Nam Bộ từ nông thôn đến thành thị những năm đầu thế kỉ XX vói những xáo trộn về mọi phương diện do chủ nghĩa thực dân đem đến. Dưới ngòi bút tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, những hiện tượng xã hội vượt quá khuôn khổ đạo lí thông thường trở thành chất liệu chính của những tiểu thuyết ngồn ngộn sự sống. Ông cũng nhìn nhận và đánh giá khá đúng diện mạo của lớp người nghèo không chỉ ở tính tình thật thà, chất phác, là nạn nhân của sự áp bức mà còn là những con người có tấm lòng nhân ái, biết giữ vững phẩm chất đạo đức truyền thống, đôi khi cũng biết phản kháng, cho dù là tự phát và liều lĩnh, để chống lại sự tàn ác của kẻ giàu có và thế lực. Nhân vật của ông được phân loại theo hai tuyến : có nghĩa có nhân và bất nhân bất nghĩa ; mâu thuẫn thiện – ác vẫn là xung đột cơ bản chi phối nội dung cốt truyện.

Bước vào văn đàn giữa lúc văn xuôi quốc ngữ còn vắng vẻ, vớii sức viết dồi dào và sự mẫn cảm trong việc phơi bày bộ mặt phức tạp của cái xã hội phong kiến đang trên con đường thực dân hoá, Hồ Biểu Chánh nhanh chóng có một vị trí đáng kể trong số những cây bút tiểu thuyết ít ỏi ở miền Nam thời đó. Ông được xem là một trong số ít những người đi tiên phong, đặt nền móng cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ở giai đoạn sơ khai trên mấy phương diện : nội dung đề tài, xây dựng nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ.

3.Tri thức về thể loại

Cha con nghĩa nặng là một cuốn tiểu thuyết hiện đại vào những năm đầu của quá trình hiện đại hoá thể loại này. Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt xã hội, giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng. Tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại vãn học khác. Chính khả năng trên làm cho tiểu thuyết cũng đang vận động, không đứng yên.

Sự cách tân của Hồ Biểu Chánh về nghệ thuật tiểu thuyết là ở chỗ đưa vào văn xuôi hiện đại viết bằng chữ quốc ngữ phong cách “tả thực” đối với người và việc ; đưa vào màu sắc, khung cảnh, phong tục tập quán của mảnh đất Nam Bộ, cách nói năng, suy nghĩ của con người miền Nam. Tiểu thuyết của ông đưa lại cho người đọc cách diễn đạt nôm na, bình dị, mất dần đi cái réo rắt của loại văn chương có đối, có vần.

Tuy nhiên, lối viết của ông cũng chỉ dừng lại giữa tả và kể với trình tự lớp lang ít thay đổi; nhân vật xây dựng gần như theo một kiểu : hành động liên tục và ít biểu hiện tâm lí; kết cấu chưa thoát khỏi ảnh hưởng của lối chương, hồi, “có hậu” ; câu văn nôm na nhưng còn thô ráp, chưa được trau chuốt… Phân tích nhân vật tiểu thuyết, nghệ thuật tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng cần lưu ý đến đặc điểm đó.

II- PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

1.Vị trí của đoạn trích trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng

-Cha con nghĩa nặng gồm 10 chương. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Trần Văn Sửu, một người nông dân thật thà, chăm chỉ nhưng lấy phải người vợ là thị Lựu có tính lẳng lơ, lăng loàn. Có một hôm Sửu bắt quả tang vợ ngoại tình ở nhà mình. Vợ Sửu đã không biết lỗi lại còn ngăn giữ chồng để cho tình nhân tẩu thoát. Sửu tức quá xô vợ ngã, không may vợ chết. Sửu hoảng sợ liền bỏ trốn biệt tích. Mọi người tưởng anh sợ tội đã nhảy xuống sông tự vẫn. Ba đứa con của anh còn nhỏ phải về nương nhờ ông ngoại của chúng là hương thị Tào. Do hoàn cảnh túng thiếu, đứa nhỏ bị bệnh chết, còn hai đứa lớn là Tí và Quyên phải đi ở đợ cho bà hương quản Tồn. Rất may bà hương quản là một bà điền chủ goá giàu có, tốt bụng, hết sức đỡ đần và còn lo chuyện dựng vợ gả chồng cho Tí và Quyên.

Về phần Sửu, ở nơi xa, nhớ con không chịu nổi nên anh quyết liều lẻn về thăm các con. Anh gặp ngay cha vợ, nghe kể chuyện về các con, anh rất xúc động và quyết định lần này sẽ đi hẳn không trở về nữa để không ảnh hưởng đến tương lai các con. Sửu vừa ra khỏi nhà cha vợ thì Tí, do đã rình nghe chuyện, bèn chạy theo níu cha ở lại. Về sau, nhờ sự vận động của ba Giai – con rể – truy tìm nguyên do cái chết của thị Lựu, Trần Văn Sửu được miễn truy tố và được đoàn tụ với các con.

-Đoạn trích đưa vào SGK kể lại sự việc Trần Văn Sửu bỏ đi sau khi lẻn về thăm các con, thằng Tí chạy theo cha và hai cha con gặp nhau trên cầu Mê Tức, bày tỏ tình cảm và trách nhiệm, toan tính cho cuộc sống trước mật.

2.Hình tượng nhân vật người cha

Trong suốt cuốn tiểu thuyết, Trần Văn Sửu được miêu tả với tính cách đặc trung của một nông dân Nam Bộ : thật thà, chăm làm, thương vợ, yêu con. Đoạn trích này nhằm tô đậm một nét nổi bật trong tính cách của anh : tình người cha với các con, dám hi sinh tất cả vì tương lai của các con.

Sau 11 năm trốn tránh sự truy nã của luật pháp, mang tên giả, sống lén lút, nếm trải mọi cảnh khổ nhục cũng là 11 năm đau khổ, dằn vặt lương tâm… nỗi thương nhớ các con và đạo làm cha trong anh đã chiến thắng nỗi sợ hãi. Lần này, anh quyết định về thăm các con để rồi có chết cũng đành lòng nhắm mắt. Nhưng giờ đây, anh lại phải đối mặt với một tình huống gay cấn khác : hai đứa con anh – thằng Tí, cái Quyên – đều đã lớn khôn trong sự cưu mang của ông ngoại chúng và bà hương quản Tồn, sắp lập gia đình. Nếu anh xuất hiện, mọi sự vỡ lở chắc sẽ đổ vỡ hết. Trần Văn Sửu buộc lòng chấp nhận hi sinh hạnh phúc chính đáng của người cha để đảm bảo hạnh phúc đang trong tầm tay cho các con. Anh từ biệt người cha vợ và bươn bả đội nón ra đi…

Trước khi trở về, anh mong từng giờ từng phút để được nhìn thấy các con lần cuối, nói rõ sự việc khi trước về mẹ chúng để các con không oán hận cha ; thì nay, chưa gặp con, anh đã phải nhanh chóng bỏ đi. Khi ngồi một mình trên cầu Mê Tức, Trần Văn Sửu có tâm trạng khá phức tạp : thanh thản vì biết rằng các con không oán trách mình, các con “lại gần được giàu có sung sướng” ; thương thân vì đã “lăn lóc chịu cực khổ mà sống” để có ngày trở về ; nỗi ám ảnh vì cái chết của vợ; nhớ lại những ngày tháng gia đình đầy đủ vợ chồng, con cái thật hạnh phúc, đầm ấm ; tuyệt vọng vì chợt nhận ra không còn cơ hội gặp lại các con ý định tự vẫn trong anh ập đến thật bất ngờ.

Ở đầu đoạn trích, Hồ Biểu Chánh sử dụng các biện pháp miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật Trần Văn Sửu khá đa dạng và hiện đại. Điều này thật sự có ý nghĩa đối vói việc mở ra các khả năng thể hiện tâm lí nhân vật của nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ở giai đoạn sơ khai: phác hoạ không gian và thời gian làm nền cho tâm trạng ; sử dụng độc thoại nội tâm ; hồi ức của nhân vật được làm sống động phù hợp với nét mặt, cử chỉ nhân vật; chú ý dòng chảy liên tục của cảm xúc, suy tư của nhân vật với nhiều biến thái hợp lôgíc,…

Việc Hồ Biểu Chánh ‘‘đưa” nhân vật của mình vào tình huống khó xử thực sự chứng tỏ ông là nhà tiểu thuyết có bản lĩnh trong việc phản ánh và tôn trọng lôgíc hiện thực khách quan cũng như khả năng nhìn thấu và biểu hiện được sự phức tạp của đời sống. Nhờ tình huống truyện giàu kịch tính này, nhà văn có cơ hội cho người đọc thấy được đầy đủ hơn chiều sâu tình cảm và tính cách nhân vật người cha, đồng thời khiến ta nóng lòng chờ đợi cách xử lí tình huống đó. Gây tâm lí chờ đợi kết cục câu chuyện, để bạn đọc “tham gia” dự đoán sự tiến triển của cốt truyện cũng là những yêu cầu mà các nhà tiểu thuyết đầu thế kỉ trước đặt ra cho bản thân họ khi cầm bút.

3.Hình tượng nhân vật người con

Cũng như với người cha, cuộc hạnh ngộ giữa hai cha con làm thoả lòng mong nhớ bấy nay của Tí. Tí thể hiện tình cảm với người cha hết sức nồng nàn, thắm thiết. Các hành động, cử chỉ của nhân vật này cũng được miêu tả thật tự nhiên, chân thật như là sự bùng phát của nỗi nhớ thương bị dồn nén bấy lâu : “chạy riết lại nắm tay cha”, “dòm sát trong mặt mà nhìn, rồi ôm cứng trong lòng mà nói”…

Tí là một đứa con hiếu thảo, mong muốn được sống trong cảnh cha con sum vầy : “Vậy thì bây giờ cha đi đâu con theo đó”, “Hễ cha đi thì con đi theo”, “Bây giờ có một mình cha nghèo khổ, vậy con phải làm mà nuôi cha chứ”,… Những câu Tí nói vói cha còn thể hiện thái độ trách nhiệm của một người con trai lớn biết sống tự lập và tự quyết định cuộc sống của mình.

Tuy vậy, bóng đen của quá khứ vẫn hiện về ám ảnh cả hai cha con. Mong muốn cha con được sum họp gặp bao trở ngại khó có thể vượt qua. Ngưòi cha kiên quyết ra đi nhưng con anh không chịu. Chính sự hiếu thảo và trách nhiệm của Tí vói cha rất có thể làm Tí mất cơ hội có một gia đình riêng êm ấm. Trở ngại ấy khiến cả hai cha con “bối rối, không biết liệu lẽ nào cho xuôi”, “cha thì lo, con thì tính, cả hai đều lặng thinh”.

Điều đáng chú ý là ở phần sau của đoạn trích, nhà văn đã để nhân vật Tí đưa ra các cách giải quyết và nhân vật người cha cũng lần lượt nêu lên những điều không ổn trong từng cách giải quyết đó. Diễn biến câu chuyện, dưới hình thức đối thoại của hai cha con, có nhịp độ nhanh và lát sinh động. Có thể nhận thấy nhà tiểu thuyết thúc đẩy tiến trình sự việc rất nhanh và sắc sảo qua lời đối thoại như trong kịch, ông đã tước đi hầu hết những lời dẫn rườm rà để cuốn hút người đọc tập trung theo dõi câu chuyện. Trong các lời thoại, người đọc không còn thấy kiểu đối xứng, hô ứng có vẻ sách vở giữa các vế nữa. Ngữ điệu ở đây là ngữ điệu của lời nói hằng ngày. Dường như nhân vật nghĩ sao nói vậy. Đây cũng là một thành công của Hồ Biểu Chánh so vói những nhà văn cùng thòi.

Việc để cho Tí ráo riết tìm các giải pháp xử lí tình huống khó xử, gay cấn với cả hai cha con cho thấy lòng thương yêu cha của Tí thật là sâu sắc. Tí cũng tự chứng tỏ tính cách mạnh mẽ của mình – không chịu bó tay trước hoàn cảnh. Cuối cùng, Tí đã tìm được lối thoát khả dĩ cho tình huống tưởng như bế tắc đó làm dịu lòng ngưòi cha, yên được lòng mình, vẹn được nhiều bề?

Từ cách xử lí tình huống giàu kịch tính ở đoạn trích, tính cách các nhân vật được tô đậm theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Có thể nói, theo Hồ Biểu Chánh, một kết thúc tốt đẹp chỉ có thể là một kết thúc hợp đạo lí truyền thống – cha giữ đạo làm cha, con giữ đạo làm con. Được như vậy, tình cha con mới sâu nặng, vẹn tròn.

Đọc đoạn trích, ta thấy phần nào nghệ thuật kể chuyện khéo léo, hấp dẫn của nhà tiểu thuyết, khả năng sử dụng ngôn ngữ sống động của đời sống người dân quê miền Nam với nhiều nét chân xác để miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật.

XEM THÊM PHÂN TÍCH TÁC PHẨM CHA CON NGHĨA NẶNG- NGỮ VĂN 11

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận