Phân tích, bình giảng tác phẩm Phẩm Bình Nhân Vật Lịch Sử (trích “Đại Việt sử kí toàn thư”) – Ngữ Văn 10

Đang tải...

PHẨM BÌNH NHÂN VẬT LỊCH SỬ

(Trích Đại Việt sử kí toàn thư)

Bình sử là một mục trong tác phẩm sử thời xưa, thường đặt sau phần ghi chép nhân vật, sự kiện. Văn bình sử thuộc loại văn nghị luận nhằm bàn luận, nhận xét, đánh giá về các nhân vật lịch sử và về từng hành động, sự kiện, hiện tượng cụ thể. Tác giả bình sử đóng vai trò “sử thần”, đòi hỏi kiến văn rộng lớn, phẩm chất trung thực và dũng khí để có thể phát biểu trực tiếp quan điểm của mình trước mỗi nhân vật, sự kiện.

Cách thức lập luận ở phần bình sử phải khúc chiết, sáng rõ, có tình có lí trên cơ sở nguyên tắc đạo đức, lễ giáo phong kiến và truyền thống văn hoá dân tộc. Ngôn ngữ trong văn bình sử thường cô đúc, ngắn gọn, sắc sảo, có ý nghĩa đúc kết, khái quát, kết luận. Nội dung lời bình sử bao giờ cũng nhằm tỏ bày thái độ, đưa đến nhận thức và bài học cụ thể cho người đọc.

Nhà sử học Lê Văn Hưu (1230 – 1322) đã có công lớn trong việc hoàn thành bộ sách Đại Việt sử kí vào năm 1272. Bộ sách tuy bị thất lạc nhưng may mắn đã được sử gia Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV) kịp chép lại 31 đoạn bình sử vào sách Đại Việt sử kí toàn thư (1479). Chính nhờ vậy mà một số đoạn văn bình sử của Lê Văn Hưu còn lại đến ngày nay. Nhìn chung, Lê Văn Hưu bình sử với chính kiến rõ ràng, đánh giá cao những tấm gương quên mình vì nước và phê phán đúng mức những việc làm sai trái neay cả với tầng lớp vua quan.

  1. Về Trưng Vương

Trước hết Lê Văn Hưu biểu dương tài năng và công lao Trưng Trắc, Trưng Nhị đã tập hợp được sức mạnh toàn dân và hoàn thành sự nghiệp cao cả “dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay”. Điều đó đủ tạo nên lòng tin và niềm tự hào về sức mạnh dân tộc “hình thế đất Việt ta có thể đựng được cơ nghiệp bá vương”. Vậy mà công tích ấy lại thuộc về hai người đàn bà ! Theo quan niệm phong kiến, tất cả giới đàn bà con gái đều bị coi là “nữ nhi thường tình”, liễu yếu đào tơ, tài hèn sức mọn. Qua thực tế lịch sử, Lê Văn Hưu không chỉ tuyên dương, đề cao công tích chị em họ Trưng mà còn chủ ý hạ thấp giới đàn ông, chỉ cho họ thấy rõ sự nhu nhược : “Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hon nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà ư !”… Vậy là Lê Văn Hưu đã nhấn mạnh sự đối lập giữa tài năng hai bà Trưng với bọn đàn ông nhu nhược, từ đó thức tỉnh trách nhiệm kẻ nam nhi trước thực tế bẽ bàng với mười thế kỉ vắng anh hùng. Rồi ông đi đến kết luận : “Ôi, có thể gọi đó là tự bỏ mình vậy”, ngụ ý nói sống nhu’ thế cũng bằng không. Sâu thẳm trong lời cảm thán : “Tiếc rằng… Ôi…”, Lê Văn Hưu đã đánh mạnh vào lòng tự trọng của đàn ông, thức tỉnh tình cảm và ý chí người đọc nói chung trước nhiệm vụ cứu nước thiêng liêng.

2. Về Tiền Ngô Vương

Sau khoảng ngàn năm Bắc thuộc, phải đợi đến Ngô Quyền (898 – 944) thì nước Việt mới thực sự giành lại được quyển độc lập, tự chủ. Chính vì thế mà sử gia Lê Văn Hưu đặc biệt đánh giá cao đội quân “mới họp” mà đã đánh tan trăm vạn quân Nam Hán. Sử sách cho biết giặc Nam Hán cậy quân đông thuyền nhiều đã theo sông Bạch Đằng đánh tràn vào. Biết vậy, Ngô Quyền đã sai quân lính đem cọc lớn vạt nhọn, đầu bịt sắt, ngầm đóng xuống trước cửa sông. Khi nước triều lên, ngài sai quân đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả thua để dụ địch đuổi theo. Quả nhiên, quân Nam Hán trúng kế. Đến khi binh thuyền của chúng vượt qua bãi cọc, đợi nước triều rút, cọc nhô dần lên, bấy giờ quân ta mới xông ra đánh. Quân Nam Hán rối loạn, thuyền lại vướng cọc lật úp. Tướng giặc là Hoằng Thao bị bắt và bị giết. Quân ta toàn thắng.

Chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng khiến cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Ngay sau đó Ngô Quyền chính thức bãi bỏ chức Tiết độ sứ và xưng vương, định đô ở cổ Loa, đặt các chức quan văn võ, quy định nghi lễ trong triều. Trước sự thật lịch sử, Lê Văn Hưu không chỉ đề cao tài cầm quân của Ngô Quyền “một cơn giận mà yên được dân, num giỏi mà đánh cũng giỏi vậy”, mà còn đặc biệt khẳng định vai trò người “mở nước xưng vương”, !‘Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu, mà chính thống của nước Việt ta gần như nối lại được”… Đó thật sự là những lập luận chặt chẽ, hiểu đúng tình thế lịch sử và ghi nhận đúng mức những đóng góp của danh nhân. Bởi lẽ, Ngô Quyền dù yêu nước Việt đến đâu thì ông cũng chỉ mới xưng vương, chưa đủ thực lực xưng đế trong ngày một ngày hai. Chỉ có điều, bề ngoài ông xưng vương nhưng bên trong đã lập triều đình theo nghi thức đế, thực hiện phép ngoại giao “thần phục giả vờ, độc lập thật”. Trong buổi đầu xây nền đắp móng, công lao “nối lại” chính thống nước Việt của Ngô Quyền đã được ghi nhận đúng mức.

  1. Về Đinh Tiên Hoàng

Trước hết, sử thần Lê Văn Hưu tóm tắt lại công tích của Đinh Tiên Hoàng (924 – 979) trong việc dẹp loạn cát cứ mười hai sứ quân, thống nhất đất nước. Đến năm Mậu Thìn (968), ông chính thức lên ngôi hoàng đế, định đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu Thái Bình. Trong các cố gắng “mở nước, đóng đô, xưng hoàng đế, đặt trăm quan, dựng sáu quân, chế độ gần đủ” thì việc xưng hoàng đế đánh dấu một bước phát triển mới trong nhận thức về nền độc lập và chủ quyền dân tộc. Từ việc xưng vương đến xưng đế là cả một khoảng cách và sự thay đổi về chất trong nhận thức. Bởi lẽ khi xưng vương là vẫn thừa nhận thần phục hoàng đế phương Bắc, còn khi xưng đế thì đã nâng mình lên vị thế ngang hàng, tự tin và tỏ rõ bản lĩnh “các đế nhất phương” (mỗi đế là chủ một phương). Ghi nhận điều này, Lê Văn Hưu không chỉ đánh giá tài năng sáng suốt, dũng lược hơn đời của Đinh Tiên Hoàng mà đã nâng tầm con người lên bậc thánh triết, tinh hoa nước Việt, tầm vóc vũ trụ, mở thông tới ý trời và để ngỏ sự đồng cảm, niềm ngưỡng vọng cho cả phía người đọc : “Chắc là ý trời vì nước Việt ta lại sinh bậc thánh triết để tiếp nối chính thống của Triệu Vương chăng ?”.

  1. Về việc ban thưởng

Vua Lí Thần Tông là người nổi tiếng mê tín dị đoan, ham những chuyện kì dị, điềm lành dữ, việc khác thường. Nhà vua rất thích những vật lạ, phàm ai có hươu trắng, hươu đen hay chim sẻ trắng, rùa trắng đều phải đem dâng. Lần ấy có tên lính Đỗ Khánh đem dâng con cá hầu và cá công có sắc vàng. Nhà vua cho đấy là điềm lành, xuống chiếu cho bề tôi chúc mừng. Lại nói Nguyễn Lộc và Nguyễn Tử Khắc đều là thân vương nhà Lí, làm quan dưới triều Lí Thần Tông. Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép : “Thần vương Nguyễn Lộc tâu rằng, ở núi Tản Viên có hươu trắng. Vua sai Thái uý Dương Anh Nhĩ đi bắt được, bèn cho Lộc tước Đại liêu ban… Tháng 3, Nguyễn Tử Khắc tâu rằng, ở rừng Giang Để có hươu trắng. Vua sai Thái uý Lưu Khánh Đàm đi bắt được, bèn thăng Tử Khắc làm Khu mật sứ, xếp vào hàng tước Minh tự, được đội mũ bảy cầu”.

Trước những sự việc trên, Lê Văn Hưu đã phản bác lại, không coi đó là điềm lành. Ông khẳng định chỉ có “dùng được người hiền” và “được mùa” mới xứng gọi là điềm lành. Bởi lẽ việc “dùng được người hiền” sẽ giúp cho chính sự vững vàng, cơ đồ phát triển dài lâu ; việc “được mùa” sẽ giúp dân chúng no đủ, đất nước thái bình. Những điềm lành như thế là điều có thể kiểm chứng, đo đếm và đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, đất nước. Với cách nói loại trừ “ngoài ra không có cái gì đáng gọi là điềm lành cả”, Lê Văn Hưu đã trực diện phủ nhận cả cách nghĩ và việc làm của Lí Thần Tông. Tiếp tục phê phán quan điểm sai trái về “điềm lành” của Lí Thần Tông, tác giả dẫn lời khuyên răn của tiên vương để lại qua sách Kinh thư: “Trân cầm kì thú bất dục vu quốc” (Ở trong đất nước mình cai trị, không nuôi những cầm thú quý hiếm, kì lạ) và đi đến khẳng định “người thưởng và người nhận thưởng đều không phải cả”. Ông còn phân tích và chỉ rõ nguồn gốc : “Thần Tông vì được dâng thú lạ mà cho quan tước, thế là thưởng lạm”, nghĩa là phê phán nhà vua chạy theo sở thích riêng, quyền lợi riêng mà quên cả phép tắc quốc gia ; “Lộc và Khắc không có công mà nhận thưởng, thế là dối vua”, có nghĩa là phê phán kẻ bầy tôi giả dối, cơ hội, nịnh hót theo cả ý thích sai trái của nhà vua. Lời bình của Lê Văn Hun thật sự thẳng thắn, quyết liệt, tình ý sâu xa, xứng đáng là bài học cho muôn đời.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Phân tích, bình giảng tác phẩm Tựa “Trích diễm thi tập” (“Trích diễm thi tập” tự – Hoàng Đức Lương) – Ngữ Văn 10 >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận