Phân tích, bình giảng tác phẩm Lầu Hoàng Hạc (“Hoàng Hạc Lâu” – Thôi Hiệu) – Ngữ Văn 10

Đang tải...

LẦU HOÀNG HẠC

(Hoàng Hạc lâu – THÔI HIỆU)

Trong thơ ca cổ Trung Hoa, nhiều bài thơ đề vịnh đã lưu danh thiên cổ cùng với những danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, trong đó, Lầu Hoàng Hạc của nhà thơ Thôi Hiệu thời Đường chiếm một vị trí nổi bật. Nghiêm Vũ thời Tống đánh giá đó là bài thơ thất ngôn Đường luật hay nhất thời Đường. Không biết việc Lí Bạch phải bó tay gác bút không dám làm thơ vịnh lầu Hoàng Hạc nữa vì “đã có thơ Thôi Hiệu đề ở trên đầu” là có thực hay không, song chỉ việc ông đã mô phỏng cách điệu Lầu Hoàng Hạc – cái mà nhiều nhà nghiên cứu từng gọi là “Thôi thể” (thể thơ Thôi Hiệu) – ở hai trong số rất ít bài viết theo thể thơ Đường luật của mình là Bãi Anh Vũ (Anh Vũ châu) và Lẻn đài Phượng Hoàng ở Kim Lăng (Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng đài) cũng đủ nói lên sự khâm phục cao độ của vị tiên thơ đối với tác phẩm này.

Thơ đề vịnh thường có hai mặt : miêu tả những cảnh, tường thuật những việc có liên quan đến di tích danh thắng và bộc lộ tình cảm trước di tích danh thắng. Hai mặt đó có khi tách biệt khá rạch ròi song thường là hoà quyện vào nhau.

Hai câu đầu bài thơ tường thuật sự tích liên quan đến tên lầu. Đó là lối phá đề mới mẻ, lấy diễn đạt ý làm chính, không theo khuôn sáo thơ đề vịnh danh thắng thường bắt đầu bằng việc miêu tả những cảnh lên cao nhìn thấy. Dù là người tiên Tử An thời tối cổ hay Phí Văn Vi thời Tam quốc thì cũng đều cưỡi hạc và đều bay từ đây hoặc qua đây để vĩnh viễn về nơi tiên cảnh. Truyền thuyết đã cung cấp chất liệu cấu tạo tứ thơ. Truyền thuyết chỉ là chuyện hư cấu, bịa đặt song tác giả đã khéo sử dụng để biểu hiện một cách sinh động trạng thái tình cảm xốn xang, cảm thụ chân thành, suy tư sâu lắng của những con người đương thời thường có khi bước lên một cao điểm như lầu Hoàng Hạc : thời gian một đi không trở lại, người xưa đã qua không thế thấy, đời người là hữu hạn, vũ trụ là vô cùng…

Đó là những nhận thức, tình cảm phổ quát có thể tìm thấy ở rất nhiều bài thơ Đường :

Niên niên tuế tuế hoa tương tự,

Tuế tuế niên niên nhân bất đồng.

(Năm này năm khác hoa tương tự,

Tháng tháng năm năm người khác xưa).

(Vịnh bạch đầu ông – LUU HI DI)

Kim nhân bất kiến cổ thời nguyệt,

Kim nguyệt tằng kinh chiêu cố nhân.

Cổ nhân kim nhân nhược lưu thuỷ,

Cọng khan minh nguyệt Ưng như thử.

(Người nay không thấy trăng thời xưa,

Trăng thời nay từng chiếu người xưa.

Người xưa người nay như nước chảy,

Cùng ngắm trăng sáng đều như vậy).

(Bà tửu vấn nguyệt – LÍ BẠCH)

Chỉ khác ở hoàn cảnh làm nảy sinh cảm hứng : Lưu Hi Di rung động trước mái đầu phơ bạc, Lí Bạch bồi hồi khi “cất chén hỏi trăng”, còn Thôi Hiệu thì xao xuyến khi thấy “Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ” và lơ lửng trên từng không, “Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay”. Lầu chơ vơ, mây trắng bồng bềnh có khác chi thân phận nổi nênh của người sống trong cảnh tha hương lữ thứ ?

Rất dễ thấy những dấu hiệu đặc biệt về mặt hình thức ở bốn câu đầu : việc phá cách không gieo vần ở câu thứ nhất, việc dùng ba thanh trắc liền ở cuối câu thứ ba, việc dùng lối “tam bình điệu” (ba chữ cuối câu đều thuộc thanh bằng, hơn thế đều là “phù bình” – tương đương thanh không dấu ở tiếng Việt) ở câu thứ tư, việc dùng liền ba từ “hoàng hạc”, hai chữ “không”, hai chữ “khứ”, việc sử dụng cả hình thức đối ngẫu ở cặp câu đầu, và ở cả cặp câu đầu lẫn cặp câu thứ hai, đối ngẫu đều có chỗ không chỉnh (động từ khứ đối với danh từ lảu, bất phục phản đối với không du du), hiện tượng câu thứ nhất và câu thứ ba đều không theo luật “nhị tứ lục phân minh”,… Tất cả đều phục vụ đắc lực cho việc thể hiện nội dung, làm nổi bật được những sắc thái tình cảm phong phú, tế nhị của tác giả qua những từ ngữ, hình ảnh, âm thanh được kết hợp hài hoà trong thế tương phản, đối lập giữa cái ra đi và cái còn lại, giữa con người và vũ trụ, giữa xưa và nay, giữa hư và thực, giữa cái hĩru hạn và cái vô cùng,…

Ý thơ ở bốn câu đầu vừa giải thích tên lầu, vừa định vị lầu trong không gian – thời gian vĩ mô, vừa thể hiện một nhận thức tình cảm nhân sinh mang tính chất triết lí, vừa đặt nền móng vững chắc cho ý cảnh thơ ở bốn câu cuối mà thoạt nhìn tưởng như chẳng có liên hệ gì với bốn cáu trước.

Với bốn hình ảnh được khắc hoạ liên tiếp trong cặp câu thứ ba (cây Hán Dương rõ mồn một, dòng sông tạnh, cỏ thơm mơn mởn, bãi Anh Vũ), người đọc tưởng chừng đây là cảnh thuần tuý. Ở đây quả có một bước “chuyển” khá đột ngột về nhiều mặt : từ cõi tiên về cảnh tục, từ cấu tứ lấy ý làm chủ sang lấy cảnh làm chủ, từ trạng thái mông lung huyền ảo sang màu sắc tươi tắn rõ nét – định vị lầu trong không gian – thời gian cụ thể ; và về hình thức, từ phá cách mạnh mẽ quay về tuân theo nghiêm chỉnh luật thơ… Tuy nhièn, “tưởng đứt mà tiếp” như “mạch núi liền mà đỉnh núi đứt” (lời Tô Triệt) mới là cách “chuyển” tài hoa. Nói cái gì đó “rõ mồn một” là đã bao hàm ý nói cái gì đó lu mờ vì bị che khuất mà người đọc đọc hết bài thơ mới thấy. Hơn nữa, “cỏ thơm mơn mởn” trong thơ cổ Trung Hoa ngay từ trước đó gần một nghìn năm đã là một hình ảnh tượng trưng mang hàm nghĩa “Khách xa quê chưa được về”. Ta hãy tưởng tượng : Miên man với những suy tư đầy màu sắc triết lí, trăn trở với những vấn đề nhân sinh, khách tha hương phóng mắt nhìn về cố hương những mong tìm thấy nguồn động viên an ủi nhưng nào thấy, chỉ thấy… cỏ cây, sông bãi… Bởi vậy, tận đáy sâu của cảnh vẫn là tình. Chả trách, Vương Quốc Duy, nhà lí luận mĩ học nổi tiếng của Trung Quốc thời cận đại cho rằng trong thơ cổ Trung Hoa “mọi lời tả cảnh đều là lời biểu hiện tình cảm” (nhất thiết cảnh ngữ giai tình ngữ). Màn đêm dần buông, “dòng sông tạnh” dần phủ đầy “khói sóng” lại khiến cho nỗi sầu xa xứ càng thêm trĩu nặng. “Chiều hôm nhớ nhà” là một tình huống xuất hiện rất phổ biến trong thơ ca cổ điển nhiều nước phương Đông. Cảnh trong bốn câu cuối không chỉ hoà quyện với tình mà còn xuất hiện một cách hợp lí trong khổng gian – thời gian : từ xa đến gần, từ ban ngày đến hoàng hôn. Tác giả miêu tả, biểu hiện sinh động những gì đã nhìn thấy, cảm thấy từ lầu Hoàng Hạc.

Với nồi buồn xa xứ đọng lại ở hai câu cuối, bài thơ như dã mở rộng chủ đề ; tuy nhiên, từ nhũng suy nghĩ về vũ trụ, về cuộc đời, trong tình huống bài thơ, tiến đến những suy nghĩ về quê hươns là một diễn biến hợp lô gích. Đó là chưa kể có nhiều ý kiến cho rằng không nên hiểu chữ “hương quan” trong bài thơ này chỉ theo nghĩa hẹp là nơi chôn rau cắt rốn mà còn cần hiểu là một “xứ sở” mà ở đấy con người xưa kia có thể an cư, có nơi nương tựa trong cuộc đời đầy sóng gió. Nếu vậy thì ý nghĩa của hình tượng cuối bài thơ còn được mở rộng hơn và mối liên kết giữa hai phần trên dưới của bài thơ lại còn chặt chẽ hơn.

Lầu Hoàng Hạc không kêu gọi hành động song làm cho người đời phải ngẫm nghĩ bởi vì, nhận thức được tính chất vô cùng vô tận của không gian, thời gian cũng như tính hữu hạn của đời người bao giờ cũng là điều cần thiết. Lầu Hoàng Hạc chưa nêu lên được một nhân sinh quan tích cực kiểu “Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử – Lưu thủ đan túm chiếu hãn thanh” (Đời người từ xưa ai là không chết – Cốt sao để lại tấm lòng son sáng soi sử sách) như Văn Thiên Tường song cũng không rơi vào quan điểm hư vô hành lạc kiểu “bỉnh chúc dạ du” (đối đuốc đi chơi đêm). Còn tình cảm quê hương, khát vọng về một cuộc sống yên ổn, hạnh phúc thì bao giờ cũng được người đời sau trân trọng, thông cảm.

Điều cần nhấn mạnh là sự sáng tạo nghệ thuật mạnh dạn ở tác phẩm. Tuân thủ nguyên tắc “thơ lấy ý làm chủ”, “không đê từ làm hại ý”, Thôi Hiệu đã mạnh dạn phá vỡ một số trói buộc của thể thơ Đường luật. Đó cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến cho Lưu Hoàng Hạc đã có ảnh hưởng sâu sắc đến thơ ca đương thời và đời sau, trong đó, có thể nói Lên đãi Phượng Hoàng ở Kim Lăng của Lí Bạch là bài thơ chịu tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất.

Chúng ta hãy so sánh qua hai bài thơ để hiểu thêm Lí Bạch và cũng để thấy rõ hơn một số đặc điểm đã đề cập trên ở bài thơ của Thôi Hiệu.

LÊN ĐÀI PHƯỢNG HOÀNG Ở KIM LĂNG

Nguyên văn :

Phượng Hoàng đài thượng phượng hoang du,

Phượng khứ đủi không giang tự lưu.

Ngỏ cung hoa thảo mai u kính,

Tấn đại y quan thành cổ khâu.

Tam Sơn bán lạc thanh thiên ngoại,

Nhị Thuỷ trung phân Bạch Lộ châu.

Tổng vị phù vân nâng tế nhật,

Trường An bất kiến sử nhân sầu.

Dịch nghĩa :

Trước kia chim phượng hoàng đậu chơi trên đài Phượng Hoàng. Ngày nay chim phượng hoàng đã bay đi, chỉ còn trơ lại đài vắng cùng với dòng sông trôi. Trong cung vua Ngô, hoa cỏ mọc đầy vùi lấp ngõ hẻm tối tăm. Áo mũ của các quan đời Tấn nay đã thành ra gò đất cổ. Núi Tam Sơn trông như rơi một nửa ra ngoài bầu trời xanh biếc. Dòng Nhị Thuỷ chia bãi Bạch Lộ ra làm mấy phần. Chỉ vì đám mây nổi che được mặt trời, không trông thấy thành Trường An, khiến người buồn bã.

Dịch thơ:                                                                              ‘

Đài Phượng xưa kia nơi phượng đậu,

Phượng đi, đùi vắng, nước sông trôi.

Cung  Ngô, lối hẻm hoa cây lấp,

Triều Tấn, gò xưa áo mũ vùi.

Bư núi lửng lơ nơi khoảng biếc,

Hai dòng chia xẻ bãi sông bồi.

Vừng ô mờ mịt sau mây nổi,

Không thấy Trường An dạ rối bời.

(Trần Trọng San dịch)

Có thể nêu ngay những điểm giống nhau về mặt chọn đề tài, cấu tứ, xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, thể thơ ở bài này với bài thơ của Thôi Hiệu. Bài thơ cũng thuộc đề tài vịnh di tích danh thắng ; di tích danh thắng cũng mang tên một loài chim và gắn với một truyền thuyết có nhiều nét tương tự ; bài thơ cũng gồm hai phần : một phần giải thích tên di tích (dù ở đây Lí Bạch chỉ dùng hai câu) và một phần bộc lộ tình cảm trước di tích ; bài thơ cũng có một số chỗ phá luật (tuy không nhiều bằng ở Thôi Hiệu) : thất niêm ở câu ba, câu năm, không ngại lặp chữ ; gieo vần cũng đi từ phù bình (du, lưu, khâu, châu) đến trầm bình, hơn thế cũng là chữ sầu y như ở Thôi Hiệu…

Song bên cạnh cũng có nhiều điểm khác mà điểm khác nhau cơ bản là về chủ đề.

Kim Lăng (tức thành phố Nam Kinh ngày nay) đã từng là đất đô hội phồn hoa, là đế đô của sáu triều đại thời Lục triều trong đó có nhà Ngô (thời Tam quốc) và triều Tấn. Tuy nhiên, Kim Lăng nay đã khác xưa, tất cả đã hoang tàn đổ nát. Trong xã hội phong kiến, phượng hoàng xuất hiện là điềm lành. Những năm Vĩnh Gia đời Tống thời Lục triều, thường có con chim phượng hoàng về đậu trên ngọn núi ở Kim Lăng. Người ta bèn xây đài ở đây để kỉ niệm, từ đó có tên núi Plnrợng Hoàng, đài Phượng Hoàng. Đứng trên đài Phượng Hoàng mà nhìn cảnh hoang tàn của thành phố Kim Lăng, do đó, lại càng đau xót. Đối lập Kim Lăng xưa và Kim Lăng nay, đối lập Kim Lăng xưa và Trườne An nay, dùng Kim Lăng nay để ám chỉ Trường An nay, Lí Bạch đã bộc lộ tâm trạng đau buồn trước tình trạng suy thoái của triều Đường, đồng thời bày tỏ khát vọng muốn được về Trường An phục vụ nhà vua để góp phần cứu vãn tình thế. Tư tưởng nhập thế ấy quả có phần tích cực song không khỏi có phần ảo tưởng. Lúc làm bài thơ này, Lí Bạch chưa thấy hết sự sa đoạ của Đường Huyền Tông. Ông tưởng rằng, vua bao giờ cũng sáng láng như mặt trời, ánh dương không toả được xuống hạ giới là do mây mù bao phủ !

Một số người từ một phương diện của nội dung, cho rằng bài thơ của Lí Bạch hay hơn bài thơ của Thôi Hiệu vì đã đề cập một vấn đề có ý nghĩa xã hội thiết thực hơn song đa số cho rằng cả ở đây, Lí Bạch vẫn chưa vượt được Thôi Hiệu : không chỉ nội dung thơ Thối Hiệu có tầm khái quát cao sâu hơn mà nghệ thuật cũng siêu việt hơn, tình điệu thơ bay bổng phóng túng hơn, đặc biệt là ở bốn câu đầu.

Chắc sẽ còn có người tiếp tục so sánh hai bài thơ này của hai nhà thơ lớn song chỉ riêng hiện tượng đó cũng đủ xác nhận giá trị vĩnh cửu của bài thơ Lầu Hoàng Hực của Thôi Hiệu.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Phân tích, bình giảng tác phẩm Khe chim kêu (“Điểu minh giản” – Vương Duy) – Ngữ Văn 10 >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận