Phân tích bài “Việt Bắc”- (P2) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12

Đang tải...

VIỆT BẮC

Tố Hữu

PHẦN 2: TÁC PHẨM.

1. Hoàn cảnh sáng tác.

– Tháng 7/1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc.

– Tháng 10/1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trỏ’ về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bẩc.

2. Bố cục: 2 phần.

– Phần 1: Tái hiện một giai đoạn gian khổ, tình nghĩa và hào hùng của cách mạng, kháng chiến và Việt Bắc nay đă trở thành những ki niệm sâu nặng trong lòng người.

– Phần 2: Sự gắn bó giữa miền,ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hòa bình tươi sáng của đất nước và kết thúc, bằng lời ngợi ca công ơn của Bác, của Đảng đối với dân tộc.

3: Vị trí đoạn trích.

– Đoạn trích gồm phần đầu và một số đoạn thơ tiêu biểu ở phần sau.

– Nội dung: Ca ngợi con người và cuộc sống ở chiến khu Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống- Pháp gian khố, hào hùng. Đồng thời thế hiện tình nghĩa thủy chung giữa cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Bắc.

4. Nội dung.

-Bài thơ ca ngợi con người và cuộc sống ở chiến khu Việt Bắc trong thời kì cách mạng và trong kháng chiến chống Pháp gian khổ, hào hùng. Bài thơ còn thế hiện tình nghĩa thủy chung giữa cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Bắc, là khúc hát tâm tình chung của những con người trong kháng chiến. Đồng thời, bài thơ còn là bức tranh thiên nhiên Việt Bắc tươi sáng, là bản hùng ca về chiến thắng vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn thể dân tộc Việt Nam.

5. Nghệ thuật.

– Việt Bắc là bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết của Tố Hữu. Nghệ thuật giàu tính dân tộc, tiêu biểu là sử dụng kết cấu đối đáp giao duyên để thể hiện nghĩa tình cách mạng. Đại từ mình – ta thay đối linh hoạt, nối bật là cách sử dụng thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp thường thấy trong ca dao, dân ca kết hợp với những biện pháp tu từ và ngôn ngữ mang đậm khuynh hướng sử thi và màu sắc dân gian.

6. Kết cấu bài thơ.

– Bài thơ có kết cấu đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca. Nhưng ở đây không chỉ là lời hỏi, lời đáp mà còn là sự hô ứng và đồng vọng. Lời đáp không chỉ nhăm giải đáp cho những điều đặt ra của lời hỏi mà còn là sự tán đồng, làm cụ thế và phong phú thêm những ý tình trong lời hỏi, có khi trở thành lời đồng vọng ngân vang những tình cảm thủy chung.

– Đây là lời chia tay, lời chào từ biệt của một người cán bộ đế từ Việt Bắc về xuôi. Gọi Việt Bắc là mình – gọi những người thân thiết, yêu quý, gần gũi – nhưng tác giả dặn lòng vào đây một tình cảm mới của những người chia tay có tình nghĩa mặn nồng.

– Sáng tạo của tác giả: Có khi ta và mình là hai nhân vật đại diện cho người đi, kẻ ở nhưng có khi lại trao đổi cách xưng hô, biến hóa linh hoạt, chuyến hóa đa nghĩa, vừa là chủ thể, vừa là đối tượng, hòa nhập làm một để gọi không khí ca dao, làm cho tình cảm giữa người ra đi và người ở lại, giữa người cán bộ với người dân Việt Băc thêm gân gũi, thân mật, tư nhiên, chân tình. Hai đại từ này dược Tố Hữu sử dụng rất biến hóa: “Mình về mình có nhớ ta” (mình: người cán bộ, ta: người Việt Bắc), “Ta về mình có nhớ ta” (ta: người cán bộ, mình: người Việt Bắc), “Mình đi mình lại nhớ mình” (mình – hai chữ đầu: người cán bộ, mình: người Việt Bắc) …

– Tác giả đã sử dụng sáng tạo, linh hoạt từ “mình”, khi chỉ bản thân mình, khi lại chỉ người khác thân thiết như chính mình. Khi lại phân thân để tâm trạng được bộc lộ đầy đủ hơn trong sự hô ứng, đồng vọng, vang ngân. Nhưng cuối cùng vẫn là sự khẳng định tình cảm thân thiết, keo sơn không thể tách rời giữa những người kháng chiến và nhân dân, đất nước.

– Bằng một âm điệu ngọt ngào, êm ái, trở đi trở lại nhịp nhàng như lời ru, bài thơ đưa người đọc vào thế giới tâm tình đằm thắm đầy ân nghĩa. Trong không khí ấy, mọi cảnh vật của thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt của con người, cho đến các hoạt động kháng chiến đều đậm đà ý vị tình nghĩa, bao bọc trong ánh hào quang của hoài niệm với nỗi nhớ thiết tha, tất cả tạo nên một không gian – thời gian tâm tưởng cho bài thơ.

Xem thêm: Phân tích bài “Việt Bắc”- (P3) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận