Phân tích bài “Việt Bắc”- (P1) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12

Đang tải...

VIỆT BẮC

Tố Hữu

PHẦN 1: TÁC GIẢ.

I. Vài nét về tiểu sử.

– Tố Hữu sinh năm 1920, trong một gia đình nhà nho nghèo ở Thừa Thiên Huế – mảnh đất thơ mộng, trữ tình và còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.

-Tố HữU được cha dạy làm thơ từ thuở nhỏ, được mẹ nuôi dưỡng tâm hồn bằng những làn điệu dân ca ngọt ngào của xứ Huế.

– Quê hương xứ Huể thơ mộng, cô kính, giàu truyền thống văn hóa đã thấm dẫm vào hồn thơ Tố Hữu khiến thơ của ông luôn giàu cảm xúc, giàu lòng yêu thương con người.

– Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng khi tuổi đời còn rất trẻ và hăng say tham gia hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân. Ông trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn Thanh niên dân chủ ở Huế, được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1938

– Trong Cách mạng Tháng 8 và hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, Tố Hữu liên tục giữ nhiều cương vị trọng yêu trên mặt trận văn hóa nghệ thuật và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

– Tố Hữu qua đời năm 2002, được tôn vinh là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam thế kỉ XX, từng nhận.Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

II. Đường cách mạng và đường thơ.

– Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Trong ông luôn có sự thống nhất giữa con người chính trị và con người nghệ thuật. Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi, vinh quang của dân tộc. Đồng thời cũng là những chặng đường vận động trong quan điếm, tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của chính nhà thơ.

1. Tập thơ Từ ấy ( 1937 – 1946 )

– Là chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng. Tập thơ gồm 71 bài, chia làm 3 phần:

– Máu lửa (27 bài) gồm những bài sáng tác trong thời kì Mặt trận Dân chủ. Nhà thơ cảm thông sâu sắc với cuộc sống cơ cực của những người nghèo khố trong xã hội, đồng thời khơi dậy ở họ ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai.

–  Xiềng xích (30 bài) gồm những bài sáng tác trong những nhà lao lớn ở Trung Bộ và Tây Nguyên. Đó là tâm tư của một người trẻ tuổi tha thiết yêu đời và khao khát tự do, là ý chí kiên cường của người chiến sĩ quyết tâm tiếp tục cuộc chiến ngay trong nhà tù.                               h.

– Giải phóng (14 bài) gồm những bài sáng tác từ khi Tố Hữu vượt ngục đến những ngày đầu giải phóng vĩ đại của toàn dân tộc. Nhà thơ nồng nhiệt ca ngợi thắng lợi của cách mạng, nền độc lập, tự do của Tổ quốc, khẳng định niềm tin tưởng vững chắc của nhân dân vào chế độ mới.

– Những bài thơ tiêu biểu: “Mồ côi”, “Hai đứa bé”, “Từ ấy”, “Tâm tư trong tù” …

2. Tập thơ Việt Bắc (1946 – 1954) 

– Gồm 24 bài sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến. Việt Bắc là bức tranh tâm tình của con người Việt Nam trong kháng chiến với những cung bậc cảm xúc tiêu biểu: Tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí đồng đội, tình quân dân, lòng thủy chung cách mạng. Đồng thời thế hiện quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước. Tập thơ kết thúc bằng những bài hùng ca vang dội phản ánh khí thế chiến thẳng hào hùng, biết bao tình cảm bồi hôi, xúc động của dân tộc trong những giờ phút lịch sử.

– Những bài thơ tiêu biểu: “ Phá đường”, “Việt Bắc”, “Bầm ơi”, “Ta đi tới” …

3. Tập thơ Gió lộng (1955 – 1961)

– Tố Hữu nhìn về quá khứ để thấm thìa những nỗi đau khổ của cha ông, công lao của những thể hệ đi trước mở đường, từ đó ghi sâu ân tình cách mạng. Qua sự cảm nhận của Tố Hữu, cuộc sống mới trên miền Bắc thật sự là một ngày hội lớn, nhìn vào đâu cũng tràn đầy sức sống và niềm vui. Tố Hữu dành tình cảm thiết tha, sâu nặng với miền Nam ruột thịt. Đó là nỗi nhớ thương quê hương da diết, tiếng thét căm hận ngút trời, lời ngợi ca nhũng con người kiên trung, bất khuất, niềm tin không gì lay chuyển được vào ngày mai thắng lợi, thống nhất non sông.

– Những bài thơ tiêu biểu: “Trên miền Bắc mùa xuân”, “Thù muôn đời muôn kiếp không tan”, “Bài ca mùa xuân 1961” …

4. Tập thơ Ra trận (1962 – 1971), Máu và hoa (1972 – 1977)

– Âm vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và niềm vui toàn thắng.

5. Tập thơ Một tiếng đòn (1992), Ta với ta (1999)

– Là hai tập thơ đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu. Dòng chảy sôi động của cuộc sống đời thường với bao vui buồn, được mất, sướng khố, mừng lo khơi gợi trong tâm hồn nhà thơ nhiều cảm xúc suy tư. Tố Hữu tìm đến những chiêm nghiệm mang tính phố quát về cuộc đời và con người. Vượt lên bao biến động thăng trầm, thơ của Tố Hữu vẫn kiên định niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ nhân luôn tỏa sáng ở mỗi hồn người

III. Phong cách nghệ thuật.

– Phong cách là nét riêng biệt độc đáo có giá trị thâm mĩ, thê hiện trong nội dung và hình thức nghệ thuật.

– Phong cách thơ Tố Hữu có 4 đặc điểm:

1. Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, tiêu biếu cho chất trữ tình chính trị (nét nổi bật nhất trong phong cách thơ Tố Hữu).

– Con đường thơ của Tố Hữu bắt đầu cùng lúc với sự giác ngộ lí tưởng cách mạng của nhà thơ. Các chặng đường thơ của ông luôn gắn bó mật thiết với các chặng đường của cuộc đấu tranh cách mạng.

– Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn của mọi cảm hứng nghệ thuật trong thơ Tố Hữu.

-Tố Hữu làm thơ để phục vụ cách mạng nên mọi vấn đề của lí tưởng, thời sự, chính trị qua trái tim nhạy cảm của Tố Hữu đều trở nên giản dị, gần gũi.

– Với Tố Hữu, làm thơ là một hoạt động cách mạng nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục, đấu tranh cho sự thắng lợi của lí tưởng cách mạng.

– Thơ Tố Hữu là thơ của niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn nên luôn đập theo nhịp thở của đời sống cách mạng. Lí tưởng, đời sống thực tiễn cách mạng và nhũng mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi giai đoạn cách mạng đã chi phối từ quan niệm nghệ thuật đến đề tài, chủ đề, từ cảm hứng chủ đạo đến nhân vật trữ tình, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu.

2. Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn.

– Khuynh hướng sử thi.

– Khái niệm.

+ Là những tình cảm, cảm xúc tự hào, ngợi ca của tác giả về những vấn đề lớn lao quyết định vận mệnh chung của cộng đồng. Đây là cảm hứng chi phối mạnh mẽ đến các sáng tác của các thi nhân trong thời kì kháng chiến, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mĩ. Tác phẩm viết theo khuynh hướng sử thi là tác phẩm đề cập đến những vấn đê có ý nghĩa lịch sử và mang tính dân tộc. Nhân vật chính là những người tiêu biếu cho lí tưởng và phẩm chất cộng đồng, chiến đấu vì cộng đồng.

– Đặc điểm:

+ Đề cập đến nhũng vấn đề chung của cộng đồng, của xã hội, của đất nước, những sự kiện trọng đại mang ý nghĩa lịch sử.

+ Ngôn ngữ thường có tính chất trang trọng, giàu hình ảnh, có tính biểu tượng cao.

+ Các nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm mang cảm hứng sử thi, dù là những con người bình dị, thuộc nhiều tầng lớp, lứa tuổi, thành phần dân tộc … nhưng họ đều rất anh hùng, rất đáng ngợi ca.

+ Các tác phâm mang cảm hứng sử thi luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc.

+ Một số biện pháp nghệ thuật thường gặp như cường điệu, so sánh … nhằm khắc họa nối bật đối tượng.

** Cảm hứng lãng mạn.

– Khái niệm.

+ Thể hiện nội dung trữ tĩnh sôi nối, dạt dào và hướng về lí tưởng, hướng về tương lai. Cảm hứng lãng mạn không chỉ sôi nổi trong thơ mà cả trong văn xuôi, tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút, bút kí đều giàu chất thơ. Hướng vận động của cốt truyện, số phận nhân vật, dòng cảm nghĩ của tác giả hầu như đều đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ đến niềm vui, từ hiện tại đến tương lai đầy hứa hẹn. Cảm hứng lãng mạn là cách nhìn nhận thế giới mang đậm dấu ấn chủ quan, đầy mơ mộng. Có khi đó là sự mơ ước bay bống hướng tới cái chưa có thực trong thực tế bằng niềm tin, sự lạc quan.

– Giai đoạn:

+ 1930 – 1945: Cảm hứng lãng mạn là vượt lên trên thực tế, thoát li hiện thực, đề cao tuyệt đối cái tôi (phong trào Thơ mới), là niềm tin vào một xã hội lí tưởng (truyện lãng mạn) – có tính chất tiêu cực.

+ 1945 – 1975: Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và vưọt lên hiện thực, hướng tới lí tưởng với niềm tin sắt đá – có tính chất tích cực, cụ thể:

~ Khẳng định định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới.

~ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

~ Tin tưởng vào chiến thẳng, vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

Cảm hứng lãng mạn đã nâng dỡ con người Việt Nam vượt lên mọi thử thách, trong máu lửa của chiến tranh đã hướng tới ngày chiến thắng, trong gian khổ, cơ cực đã nghĩ tới ngày ấm no, hạnh phúc.

– Trong thơ Tố Hữu

+ Bám sát đời sống chính trị, cách mạng của đất nước, phản ánh những vấn đề có liên quan đến sổ phận cúa dân tộc.

+ Bao trùm tác phẩm của Tố Hữu là cảm hứng lịch sử dân tộc. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu thường nhân danh Đảng, dân tộc và thời đại, nhân vật trữ tình hội tụ đủ những phẩm chất của giai cấp, của cộng đồng.

+ Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu luôn hướng tới tình cảm lớn lao, cao cả.

+ Tiếng nói ngợi ca, khẳng định lí tưởng, ngợi ca vẻ đẹp của cuộc sống mới, niềm tin mãnh liệt vào ngày chiến thắng, vào tương lai tươi sáng của đất nước.

3.  Giọng thơ mang tính chất tự nhiên, ngọt ngào, đằm thắm, chân thành, tha thiết.

– Giọng thơ tâm tình của Tố Hữu được thừa hưởng từ tâm hồn con người xứ Huế với những câu ca điệu hò tha thiết, lắng sâu.

– “Chất Huế” đã chi phối tới quan niệm của Tố Hữu về thơ ca: “Thơ là chuyện đồng điệu, nó là tiếng nói của một người đến với những người nào đó có sự cảm thông chung dựa trên cơ sở đồng ý đồng tình”.

4. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc.

*Tính dân tộc.

– Khái niệm.

+ Là khái niệm thuộc phạm trù tư tưởng – thẩm mĩ, chỉ mối liên hệ khăng khít giữa văn học và dân tộc, thể hiện qua tổng thể những đặc điểm độc đáo tương đối bền vững chung cho các sáng tác văn học. Mỗi dân tộc đều có cuộc sống, cách cảm thụ thế giới và có những giá trị riêng do truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán, tâm lí, ngôn ngữ được hình thành trong quá trình lịch sứ và đế phân biệt với văn học của các dân tộc khác.Tính dân tộc được thế hiện ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.

+ Nội dung:

~ Thường ca ngợi truyền thống dân tộc, tính cách dân tộc, đặc điểm tâm hồn, cốt cách của dân tộc.

~ Bức tranh thiên nhiên, đặc trưng trong đời sông dân tộc.

~ Ca ngợi những người con ưu tú của dân tộc.

~ Cập nhật những vấn đề có liên quan đến vận mệnh dân tộc.

+ Nghệ thuật.

~ Thể thơ lục bát thuần túy của dân tộc.

~ Biện pháp tu từ quen thuộc.

~ Câu từ, giọng điệu quen thuộc.

– Trong thơ Tố Hữu:

+ Nội dung:

~ Hướng tới hiện thực đời sống cách mạng, tình cảm chính trị và đạo lí dân tộc.

+ Nghệ thuật.

~ Thành công với thể thơ dân tộc như thể thơ lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn …

~ Sử dụng cách diễn đạt quen thuộc của thơ ca dân gian.

~ Có biệt tài sử dụng từ láy phối họp với âm thanh vần điệu đế tạo nên tính nhạc.

Xem thêm: Phân tích bài “Việt Bắc”- (P1) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận