Phân tích bài “Tây Tiến”- (P5) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12

Đang tải...

TÂY TIẾN

Quang Dũng

Đoạn 4: Khúc vĩ thanh – lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc.

– Những năm tháng gắn bó cùng đoàn quân Tây Tiến đã để lại trong lòng Quang Dũng những kỉ niệm khó quên:

“Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”

– Ngay câu thơ đầu đã gợi trong tâm hồn ta nỗi buồn man mác. “Người đi không hẹn ưó’c” – phải chăng người ở đây là Quang Dũng hay các chiến sĩ đồng đội. Họ đi đánh giặc hay đi về nơi an nghỉ vĩnh hằng. Hiện thực khốc liệt khiến không ai có thế hẹn ước được điều gì. “Đường lên thăm thắm” gợi ra con đường hành quân gian nan nơi rừng thiêng nước độc, nơi có những ngọn núi cao chạm mây trời và những vực sâu không nhìn thấy đáy. “Một chia phôi” phải chăng là sự chia tách thành viên đoàn binh Tây Tiến khi đi hành quân hay là sự chia phôi giữa người còn sống và người đã hi sinh.

– Đại từ nhân xưng “ai” được Quang Dũng dùng rất tinh tế. Ai ở đây có thể là chính Quang Dũng hay những người đồng đội của mình hoặc là những người của thế hệ mai sau sẽ đặt chân đến Tây Bắc – vùng đất tươi đẹp và có những chiến binh “sống hào hoa, chết hào hùng”. “Mùa xuân ấy” là thời điểm lịch sử không bao giờ trở lại, mốc nhớ thương vĩnh viễn trong trái tim của những người lính Tây Tiến một thời. Giọng thơ ở câu “Hồn về Sầm Nứa chang về xuôi” phảng phất nỗi buồn nhưng ba chữ “chẳng về xuôi” vẫn mang linh hồn hào hùng của cả đoạn thơ.

– Bốn câu thơ khép lại một cảm xúc bâng khuâng làm lòng ta nôn nao khó tả. Chàng trai Tây Tiến khi ra đi đều không ước hẹn ngày trở về. Đoạn thơ nhấn mạnh một lần nữa lời thề “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Dù khó khăn, gian khổ nhưng không một ai thoái thác nhiệm vụ, đã ra đi sẽ quyết không trở lại nếu chưa dành được tự do cho đất nước. “Đường lên thăm thẳm” gọi sự xa xôi cách trở nghìn trùng nhưng không gian ấy bỗng trở nên gần gũi bởi “Hồn về sầm Nứa chẳng về xuôi”

MỞ BÀI THAM KHẢO (Sưu tầm từ nhiều nguồn tài liệu của Giáo Viên, Sinh Viên Đại Học)

Mở bài 1: 

Quang Dũng là một nghệ sĩ đã tài: Vẽ tranh, làm thơ, viết văn, soạn nhạc… Ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, người đọc nhớ tới Quang Dũng trước hết là một nhà thơ với phong cách hào hoa, hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, dạt dào tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người. Tây Tiến (1948) là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ ấy và cũng là một trong những bài thơ xuất sắc về đề tài người lính với vẻ đẹp “sống hào hoa, chết hào hùng”.

Mở bài 2:

Có những tác phẩm văn học ra đời rồi rơi vào quên lãng, không ai nhớ mặt đặt tên. Có những tác phẩm lại vang lên như một nốt nhạc diệu kì, ghi dấu ấn không thể mờ phai trong tâm hồn người đọc – bài thơ Tây Tiến của người nghệ sĩ đa tài Quang Dũng là một trường hợp như thể. Ra đời từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1948), cùng viết về đề tài người lính như “Nhớ” của Hồng Nguyên, “Đồng chí” của Chính Hữu… nhưng Tây Tiến vẫn là gương mặt riêng độc đáo, vẫn là bài ca không quên về một đoàn chiến binh Tây Tiến “sống hào hoa, chết hào hùng”.

Mở bài 3: 

Tây Tiến biên cương mờ lửa khỏi

Quân đi lớp lớp động cây rừng

Và bài thơ ấy, con người ấy

Vẫn sống muôn đời với non sông.”

Những câu thơ của Giang Nam đã khắng định sức sống bất diệt của bài thơ Tây Tiến – tác phẩm xuất sắc của Quang Dũng nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ mang cảm hứng chủ đạo là nối nhớ về một thời Tây Tiến khó khăn, gian khổ nhưng ấn sau đó là tình đoàn kết, sự hi sinh cao cả “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Những chàng trai đã đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, nguyện dâng hiến cả thanh xuân tươi đẹp nhất của mình để “đất nước là của nhân dân”, các anh “sống hào hoa, chết hào hùng”.

Mở bài 4: 

Chiến tranh qua đi đế lại những gi? Phải chăng là những bức tranh thiên nhiên đố nát hoang tàn cùng một bầu không khí tang thương, chết chóc? Đó chỉ là những gì được phơi bày ngoài thực tế và có thế khắc phục theo thời gian nhưng những gì đế lại trong tâm hồn con người mới là vô giá. Và Quang Dũng – một người chiến sĩ hào hoa, một nhà thơ với tâm hồn lãng mạn đã thả hồn mình đế quay lại quãng thời gian lịch sử hào hùng, nhớ lại những tháng ngày chiến đấu cùng đồng đội rồi thêu dệt nên bài thơ Tây Tiến – một tác phẩm để đời. Bài thơ mang âm hưởng chủ đạo là nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng, mĩ lệ, về đoàn quân Tây Tiến với những vẻ đẹp độc đáo, lạ thường. Chính những điều ấy là một nhân tố giúp Tây Tiến nổi bật hơn so với các bài thơ cùng viết về người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Khi nhắc tới Tây Tiến, có lẽ ai ai cũng không quên đoàn binh bất khuất trong chiến đấu, mộng mơ, lãng mạn trong cuộc sống gian kho, nhọc nhằn. Khi sống họ rất mực hào hoa, khi chết họ rất đỗi hào hùng.

Mở bài 5: 

Nhà thơ Vũ Quần Phương đã từng nhận xét về bài thơ Tây Tiến: “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ “Tây Tiến”, ông không có điểm với các nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến.” Phải chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những người anh hùng đã hi sinh vì dân tộc. Họ được tạc tượng với vẻ đẹp anh dũng, kiên cường và mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn.

KẾT BÀI THAM KHẢO (Sưu tầm từ nhiều nguồn tại liệu của giáo Viên, Sinh Viên Đại Học)

Kết bài 1:

Tây Tiến là bài thơ xuất sắc của Quang Dũng nói riêng và của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Bằng cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng, ngôn ngữ giàu chất nhạc, chất họa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình ảnh người ‘ chiến binh Tây Tiến kiêu dũng, ngang tàng và hào hoa, lãng mạn. Với thi phẩm này, nhà thơ đã góp vào “viện bảo tàng người chiến sĩ Việt Nam” một bức chân dung độc đáo và hấp dẫn.

Kết bài 2:

Tây Tiến là bài thơ xuất sắc của Quang Dũng nói riêng và của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Với chất hiện thực bi tráng đan xen cảm hứng lãng mạn, nét đẹp hào hoa kết hợp với ngôn từ tinh tế, có nhạc, có họa, Quang Dũng đã khắc họa thành công bức tượng đài đoàn binh Tây Tiến bất tử với sự kiêu dũng, ngang tàng và hào hoa, hồn nhiên. Các chàng trai hội tụ đầy đủ phẩm chất đại diện cho một thế hệ yêu nước đã quên mình để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc. Những người lính mang trong trái tim mình một dòng máu anh hùng, một ngọn lửa thiêng luôn luôn bùng cháy và một quyết tâm cao tận tời xanh. Họ sống hào hoa, chết hào hùng. Tình yêu thương, niềm trân trọng mà Quang Dũng dành cho thi phẩm của ông cùng những giá trị tinh hoa về một thời Tây Tiến không thế nào phai mờ trong lòng người dân Việt Nam chính là cây cầu nối tác giả, tác phẩm đến gân hơn trái tim độc giả. Thời gian càng lùi xa, Tây Tiến càng tỏa sáng lấp lánh như những viên kim cương dưới ánh nắng bình minh. Sức sống bất diệt ấy giúp chúng ta liên tưởng tới nhũng vần thơ lay động lòng người của tác giả Giang Nam:

“Tây Tiến biên cương mờ lửa khói

Quân đi lớp lớp động cây rừng

Và bài thơ ấy con người ấy

Vẫn sống muôn đời với non sông.”

NHỮNG NHẬN ĐỊNH HAY VẺ TÁC PHẨM TÂY TIẾN – ỌUANG DŨNG

1. Tây Tiến – tượng đài bất tử về người lính vô danh.” (Vũ Thu Hương)

2. “ Tây Tiến… nơi mà con người Tây Tiến, chiến sĩ Tây Tiến, núi rừng Tây Tiến đã vượt ra ngoài những cám quan ban đầu của hồn thơ Quang Dũng đế đến với đại ngàn thi hứng. Nơi ấy, cuồn cuộn dòng chảy lạnh lùng và đa tình, hiện thực và lãng mạn, bi và tráng. Một Tây Tiến không chỉ níu kéo bước chân người lính trong nỗi niềm thương nhớ… Tất cả đều gợi ấn tượng của sự “lạ hóa”, của những vẻ đẹp kì ảo khó gọi tên…” (Đinh Minh Hằng, in trong vẻ đẹp văn học cách mạng)

3. Tây Tiến – sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn.” (Đinh Minh Hằng)

4. Tôi làm bài thơ này rất nhanh. Làm xong, đọc trước đại hội được mọi người hoan nghênh nhiệt liệt. Hồi đó tấm lòng và cảm xúc của mình ra sao thì viết vậy. Tôi chả chút lí luận gì về thơ cả…” (Quang Dũng)

5. Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng được tác giả thối vào hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hắn những tiếng thơ bi lụy não nùng. Cũng khơi nguồn cảm hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng Tây Tiến đã được thể hiện một cách đặc sắc qua ngòi bút Quang Dũng, với một tâm tâm trạng cụ thế – nỗi nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ da diết và lòng tự hào chân thành của tác giả về nhũng người đồng đội của mình đã khiến người đọc của nhiều thể hệ rung cảm sâu xa và đó cũng chính là âm hưởng chủ đạo cảu bài thơ này… ” (Vũ Thu Hương, in trong vẻ đẹp văn học cách mạng)

6. “ Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điếm gì chung với các nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến.” (Vũ Quần Phương)

7. “ Tây Tiến là một sáng tác có giá trị về tư tưởng, vê nghệ thuật. Bài thơ được viết ra với những màu sắc thấm mĩ phong phú. Có cái đẹp hùng tráng của núi rừng hiếm trở, và vẻ đẹp bình dị nên thơ của cuộc sông nơi bản làng quê hương, có cảm hứng mạnh mẽ hòa hợp với chất trữ tình nhẹ nhàng mềm mại trong thơ. Đặc biệt Tây Tiến là bài thơ giàu nhạc điệu, nhạc điệu cua cuộc sống và của tâm hồn. Mỗi đoạn thơ mang một nhạc điệu riêng vừa mạnh mẽ, vừa uyến chuyến khi đưa người đọc về với những kỉ niệm xa nên thơ và gợi cảm. Nhà thơ Xuân Diệu có lần đã cho rằng đọc bài thơ Tây Tiến như ngậm âm nhạc trong miệng.” (Giáo sư Hà Minh Đức).

Xem thêm: Phân tích bài “Việt Bắc”- (P1) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận