Phân tích bài “Tây Tiến”- (P4) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12

Đang tải...

TÂY TIẾN

Quang Dũng

Đoạn 3: Chân dung người lính Tây Tiến

a: Vẻ đẹp ngoại hình.

– Trên nền thiên nhiên hùng vĩ, hiểm trở ở đoạn thơ thứ nhất, thơ mộng, mĩ lệ ở đoạn thơ thứ hai, đến đoạn thơ thứ ba, hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến trực tiếp xuất hiên với vẻ đẹp độc đáo, khác lạ:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Ọuân xanh màu lá dữ oai hùm.”

– Chân dung người lính Tây Tiến đã xuất hiện ở phần đầu Với vẻ hồn nhiên, tinh nghịch, ngạo nghễ, ngang tàng nhưng đến đây họ mới được xây dựng như một bức tượng đài sừng sững về anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh thực nhưng cảm hứng sáng tác lại đậm chất lãng mạn, xen lẫn chất bi tráng, anh hùng thế hiện ở cách sáng tạo từ ngữ, sắp xểp từ ngữ gợi được vẻ đẹp kiêu dũng, ngang tàng, xem thường gian khố và thiếu thốn của người lính.

– Hai chữ “đoàn binh” vang lên như một nốt nhạc, nhấn mạnh sự rắn rỏi, mạnh mẽ, hào hùng của đoàn chiến binh Tây Tiến. Nét vẽ “không mọc tóc” thật khác thường! Có thể hiểu do hậu quả của những trận sốt rét run người nơi rừng thiêng nước độc khiển cho tóc người lịnh rụng và không mọc lại được hoặc bản thân người lính chủ động cạo trọc đau de thuận tiện khi chiến đấu với giặc. Dù hiếu theo nghĩa nào thì hình ảnh thơ cũng gợi lên biết bao gian khổ, thiếu thốn, khắc nghiệt của chiến tranh, vẻ ngoài có phần thay đổi so với ngày mới ra đi nhưng câu thơ lại không gợi sự than vãn mà còn có chút đùa vui, ngạo nghễ với sự độc đáo đó.

– Một nhà phê bình đã thật tinh tế khi nhận xét rằng: “Không phải là các anh không thế mọc tóc mà dường như họ không thèm mọc tóc.”

– Nhà thơ Trần Đăng Khoa viết về các anh lính đảo Trường Sa: “Lính trẻ, lính già cũng trọc tếu như nhau.”

– Chân dung người lính Tây Tiến tiếp tục được khắc họa qua nét vẽ đặc sắc “quân xanh màu lá”. Đây là màu xanh xao của bệnh tật, màu xanh quân phục của người chiến sĩ hay màu xanh của vòng lá ngụy trang? Theo mạch logic của bài thơ, có lẽ ta nên hiểu đây là những câu thơ miêu tả gương mặt xanh xao của người lính do sốt rét rừng.

– Đúng như nhà thơ Thôi Hữu từng viết:

“Khuôn mặt đã lên màu tật bệnh

Đâu còn tươi nữa những ngày hoa.”

(Lên Cấm Sơn – Thôi Hữu)

– Chính Hữu cũng có những đồng cảm sâu sắc về anh lính cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.”

(Đồng Chí – Chính Hữu)

– Vế sau của câu thơ có sự tương phản độc đáo giữa “quân xanh màu lá” với “dữ oai hùm”. Đó là vẻ đẹp dữ dội, lẫm liệt, oai phong, mạnh mẽ như chúa tế của núi rừng Tây Bắc.

– Sức mạnh của đoàn binh Tây Tiến khiến ta nhớ tới câu thơ của Phạm Ngũ Lão:

“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.”

(Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)

(Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão)

– Có thể nói, hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh chỉ có thể mài sắc ý chí chiến đấu chứ không thể bẻ gãy tinh thần của các chàng lính trẻ. Quang Dũng không né tránh hiện thực tàn khốc của chiến tranh đã lưu dấu trên hình dung người lính nhưng qua màu sắc lãng mạn.

b: Vẻ đẹp tâm hồn.

– Bức tượng đài người lính Tây Tiến không chỉ có nét ngang tàng, dữ dội mà còn được thể hiện ở chiều sâu đẹp đẽ trong tâm hồn:

“Mắt chừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”

– “Mắt trừng” là ánh mắt mở to, hướng thẳng về phía trước, ánh mắt ngời lên ý chí chiến đấu và khát vọng lập công danh, khát vọng gửi trong giấc mộng của người con trai thời loạn. Giấc mộng ấy là gì nếu không phải là mộng đánh tan quân thù đế trở về quê hương yêu dấu. “Đêm mơ Hà Nội”- thể hiện tâm hồn lãng mạn, hào hoa và rất mực nhân văn khi chàng trai Hà Nội nhớ thương về người thiếu nữ quê hương. Những chàng trai Hà Nội ra đi vì sự vẫy gọi mãnh liệt của lí tưởng nhưng trong tim họ vẫn luôn dành một góc lưu luyến nhớ thương về “Hà Nội dáng kiều thơm”. Qua hình ảnh lãng mạn này, câu thơ gọi tả vóc dáng và sắc hương của người thiếu nữ Hà Thành thanh lịch.

– Nỗi nhớ của người lính trẻ không hướng đến “Giếng nước gốc đa” như trong bài thơ Đông Chí (Chính Hữu) hay “Người vợ trẻ mòn chân bên cối gạo canh khuya” trong bài thơ Nhớ (Hồng Nguyên) mà anh khắc khoải nhớ về bóng dáng kiều diễm của cô gái Hà Nội bởi đó là vầng sáng lung linh, là kỉ niệm thân thương nhất của quê hương. Đây là động lực tinh thần to lớn giúp các anh vưọt qua thử thách, chông gai đế chiến đấu và chiến thắng. Tình yêu đôi lứa đã hòa quyện vào tình yêu đất nước đế nâng bước cho người chiến sĩ nơi núi rừng khắc nghiệt.

– Nguyễn Đình Thi cũng có những câu thơ đồng điệu như thế:

“Nhũng đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.”

(Nguyễn Đình Thi)

=> Từ bốn câu thơ, người dọc nhận ra cảm hứng có bi nhưng không có lụy. Người ta thấy sự gian khổ của người linh, sự khốc liệt của chiến tranh nhưng cũng cảm nhận được vẻ oai hùng, lãng mạn của người lính. Tượng đài người lính Tây Tiến được sử dụng từ hai nguồn chất liệu nhuần nhuyễn: bi tráng và lãng mạn, hào hoa và hào hùng. Thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình ốm yếu là tâm hồn mạnh mẽ: “Đoàn binh không mọc tóc”, “Quân xanh màu lá” tương phản với “dữ oai hùm”. Cả ba nét vẽ đều có sắc nét và góc cạnh. Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng, gươm theo tiếng gọi của non sông mà còn rất hào hoa bởi giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn thì trái tim họ vẫn rung động trong một nỗi nhớ về vẻ đẹp của người Hà Nội – Thăng Long xưa. Trước hết, đó là một vẻ đẹp luôn hướng về Tô quôc, hướng về Thủ đô. Người lính dẫu ở nơi biên cương hay viễn xứ xa xôi mà lòng lúc nào cũng hướng về Hà Nội và quê hương.

c: Vẻ đẹp lí tưởng.

– Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng không chỉ hướng về vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa của người lính mà còn tập trung thế hiện chất hào hùng và bi tráng:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.”

– Trong câu “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” có nhiều từ Hán Việt gợi không khí cố kính. Miêu tả về cái chết mà không né tránh hiện thực. Những nấm mồ vô danh hoang lạnh mọc lên rải rác khắp các cung đường nơi rừng núi hoang vu nhưng không làm chùn bước đoàn binh Tây Tiến. Khi miêu tả những người lính Tây Tiến, ngòi bút của Quang Dũng không hề nhấn chìm người đọc vào cái bi thương, bi lụy. Cảm hứng của ông khi mỗi khi chìm vào cái bi thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của lí tưởng cao đẹp và tinh thần lãng mạn. Chính vì vậy mà hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới xa xôi đã bị mờ đi trước lí tưởng quên mình vì Tổ quốc của người lính Tây Tiến. Nếu đứng một mình thì câu thơ sẽ bi thảm, xót xa nhưng cảm giác đó nhanh chóng bị xóa tan bởi vần thơ mạnh mẽ như lời tuyên thệ trong câu thơ sau. Ba từ Hán Việt liên tiếp “rải rác, biên cương, viễn xứ” tạo ra âm hưởng trang trọng, cố kính, thiêng liêng. Từ “chang” thể hiện thái độ kiên quyết hi sinh vì nghĩa lớn. “Đời xanh” trong câu thơ là quãng thời gian tươi đẹp, yêu đời nhất, một đời người chỉ có một lần duy nhất.

– Câu thơ “Chiến trường đi chẳng tiếc dời xanh” vang lên gợi vẻ bất cần, đồng thời mang lí tưởng của thời đại “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, cống hiến trọn đời vì độc lập, tự do cho đất nước, cho dân tộc. Đó là vẻ đẹp lí tưởng của cả một thế hệ yêu nước. Mặc dù vô cùng yêu mến cuộc sống, yêu từng ngõ nhỏ, phố nhỏ Hà Thành nhưng khi Tổ quốc kêu gọi, các chàng trai trẻ đã sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân tươi đẹp và ý nghĩa nhất cho non sông, đất nước.

– Lắng nghe trong câu thơ Quang Dũng ta thấy có cả âm hưởng hùng tráng, thiết tha của một thời kháng chiến:

“Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi

Nào có mong chi đâu ngày trở về

Ra đi ra đi bảo tồn sông núi

Ra đi ra đi thà chết chớ lui.”

(Đoàn vệ quốc quân – Phan Huỳnh Điểu)

– Chế Lan Viên cũng đồng điệu với Quang Dũng khi viết về tình yêu quê hương trong trái tim mỗi người:

“Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ như chồng

Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, non sông…”

(Sao chiến thắng – Chế Lan Viên)

– Tinh thần xả thân vì lí tưởng độc lập cao cả mang dáng dấp của những tráng sĩ anh hùng ngày trước, một đi không trở lại. Cái chết nhẹ tựa lông hồng. Người chiến binh Tây Tiến đã sống đúng với tinh thần của tuối trẻ yêu nước.

– Người chiến binh Tây Tiến đã sổng đúng tinh thần tuổi trẻ yêu nước như trong lời thơ Thanh Thảo viết:

“Chúng tôi đã đi không tiếc đời minh

Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?”

(Khúc bảy – Thanh Thảo)

– Như vậy, đối lập với câu thơ trên nói về cái chết với những nấm mồ hoang lạnh thì câu thơ dưới lại khăng định lí tưởng cao đẹp và khí phách hào hùng của người chiến sĩ. Dù anh có nằm lại nơi viễn xứ nhưng tinh thần vẫn “mãi mãi tuổi hai mươi.”

d: Vẻ đẹp của sự hi sinh.

– Không chỉ nói về sự ra đi của người lính bằng hình ảnh đầy ấn tượng mà khi miêu tả sự tiễn biệt của núi sông trước sự hi sinh của người lính vô danh cũng đế lại nhiều rung cảm sâu sắc trong lòng người:

“Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

– Bút pháp mĩ lệ hóa của cảm hứng lãng mạn đấ biến tấm áo quân phục dầu dãi nắng mưa thành tấm áo bào đẹp đẽ, thiêng liêng. Đó là hình ảnh sang trọng đã làm đẹp cho sự hi sinh của người chiến binh. Hiện thực là người lính không có manh vải mà chỉ có manh chiếu bọc thân nhưng họ vẫn xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Tuy nhiên, vượt lên trên hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh, câu thơ của Quang Dũng không dừng lại ở mức tả thực mà đấy lên thành cảm hứng tráng lệ khi khoác cho anh chiếc áo bào trong tưởng tượng đế thế hiện tình cảm biết ơn, trân trọng công lao của người liệt sĩ vô danh. Quang Dũng đã tráng lệ hóa cuộc tiễn đưa bi thương bằng hình ảnh chiếc áo bào và sự hi sinh của người lính đã được coi là sự trở về với đất nước, với núi sông. Hai chữ “về đất” vừa là cách nói giảm đế tránh bớt nỗi đau, vừa là cách bất tử sự hi sinh của người lính. Đất là hình ảnh gợi sự bền vững muôn đời của non sông, đất nước. Người lính từ biệt gia đình, quê hương đế đến nơi viễn xứ, các anh chiến đấu kiên cường và hi sinh anh dũng. Nay To quốc mở rộng vòng tay yêu thương đón các anh trở về yên nghỉ trong lòng đất mẹ vĩnh hằng. Linh hồn anh đã hóa vào cỏ cây, sông núi đế “làm nên đất nước muôn đời.”

– Người chiến binh hi sinh không có một giọt nước mắt khóc thương hay lời thở than, nuối tiếc mà chỉ có khúc nhạc hùng tráng, dữ dội của thiên nhiên đưa anh về với đất mẹ. Con sông Mã từng chứng kiến bao ki niệm buồn vui của cuộc đời chiến sĩ nay gầm lên một khúc tráng ca thấm đẫm cảm hứng tự hào, trân trọng chiến công của người lính. Từ Mán Việt “khúc độc hành” với ý nghĩa là hành khúc lên đường đơn độc mang sắc thái thiêng liêng của một lời thề từ những người còn sống; sẽ tiếp nối lí tưởng của người đã hi sinh.

-Nhà văn An-đec-xen từng nói: “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng câu chuyện do chính cuộc sống viết ra.” Từ sự trải nghiệm của cuộc đời chiến sĩ, Quang Dũng đã dựng lên bức tượng đài đẹp đẽ, bất tử về những chàng trai Hà Nội mang gươm đi cứu nước. Họ anh hùng, bất khuất trong chiến đấu, mộng mơ, lãng mạng trong cuộc sống gian khố, nhọc nhằn. Khi sống họ rất mực hào hoa, khi chết họ rất đỗi hào hùng.

Xem thêm: Phân tích bài “Tây Tiến”- (P5) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận