Bồi dưỡng toán lớp 5: Dạng 4: Chu vi và diện tích một số hình phẳng( Phần 3 Hình tròn)

Đang tải...

CHU VI VÀ DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH PHẲNG ( PHẦN 3 Hình tròn

A. CÁC BÀI TOÁN ĐIỂN HÌNH

Bài 11. Một bánh xe đạp có đường kính là 70cm.

a) Tính chu vi bánh xe đó.

b) Người đi xe đạp sẽ đi được bao nhiêu mét nếu 2 bánh xe lăn trên mặt đất được 10 vòng, 100 vòng, 1000 vòng? 

Hướng dẫn

a) Áp dụng công thức C = d x 3,14

b) Nhân lần lượt C với 10, 100, 1000 vòng

Bài 12. Tính chu vi C và diện tích S của hình tròn có bán kính

7cm;                14cm;                   0,36dm;                    3/5m

Hướng dẫn

Áp dụng lần lượt hai công thức:   C= r \times2\times3,14;    S=r\times r\times3,14  

Bài 13. Tính diện tích hình tròn biết chu vi hình tròn C: 

C = 3,768cm ;                  C = 4,396m

Hướng dẫn

Để tính diện tích hình tròn phải biết được độ dài bán kính r từ chu vi C đã cho. Biết  C= r \times2\times3,14   suy ra  r=\frac{C}{2\times3,14}  

Bài 14. Miệng giếng nước ăn là một hình tròn có bán kính 0,8m. Bao quanh miệng giếng có xây thành giếng rộng 0,3m. Tính diện tích của thành giếng đó

Hướng dẫn

Cần vẽ hình 5. Để tính được diện tích của thành giếng (phần tô màu), ta lấy diện tích hình tròn có bán kính: 

R = OA + AB = 0,8 + 0,3 = 1,1(m)

(Đó là hình trò bao gồm cả mặt giếng và thành giếng) trừ đi diện tích hình tròn có bán kính

r = OA = 0,8(m)

Bài 15. Tính phần diện tích tô màu giữa hình tròn lớn có bán kính 16cm và hai hình tròn có đường kính bằng nhau( hình 6). Có nhận xét gì? 

Hướng dẫn

Ta thấy phần diện tích tô màu bằng diện tích hình tròn lớn trừ diện tích của hai hình tròn nhỏ( hình 6)

Cần lưu ý rằng bán kính hình tròn lớn là 16cm, đó chính là đường kính của hình tròn nhỏ, từ đó suy ra được bán kính của hình tròn nhỏ.

GIẢI

Bài 11.

a) Chu vi bánh xe đạp là: 70 x 3,14 = 219,80(cm)

b) Bánh xe lăn được 100 vòng xe đạp đi được

2,198 x 10 = 21,98(m)

Bánh xe lăn được 100 vòng xe đạp đi được

2,198 x 100 = 219,8(m)

Bánh xe lăn được 1000 vòng xe đạp đi được

2,198 x 1000 = 2198(m)

Bài 12.

– Với r = 7cm

C= r x 2 x 3,14 = 7 x 2 x 3,14 = 43,96 (cm)

S = r x r x 3,14 = 7 x 7 x 3,14 = 153,86 ( cm^{2}   )

– Với r = 14cm

C = r x 2 x 3,14 = 14 x 2 x 3,14 = 87,92 (cm)

C = r x r x 3,14 = 14 x 14 x 3,14 = 615,44 ( cm^{2}  )

– Với r = 0,36dm

C = r x 2 x 3,14 = 0,36 x 2 x 3,14 = 2,2608 (dm)

S = r x r x 3,14 = 0,36 x 0,36 x 3,14 = 0,406944 ( dm^{2}  )

 

Bài 13.

  • Với C = 3,768 cm

C = r x 2 x 3,14 suy ra   r=\frac{3,768}{2\times3,14}=0,6  

S = r x r x 3,14  suy ra   0,6 x 0,6 x 3,14 = 1,1304( cm^{2}   )

  • Với c = 4, 396 m

C = r x 2 x 3,14  suy ra    r=\frac{4,396}{2\times3,14}=0,7  

S = r x r x 3,14    suy ra 0,7 x 0,7 x 3,14 = 1,1304( m^{2}   )

Bài 14.

Diện tích hình tròn có bán kính R = 1,1m là:

1,1 x 1,1 x 3,14 = 3,7994 (m) 

Diện tích hình tròn có bán kính r = 0,8m là: 

0,8 x 0,8 x 3,14  = 2,0096 ( dm^{2}   )

Diện tích của thành giếng là: 

3,7994 – 2,0096 = 1,7898 ( dm^{2}   )

Xem thêm:  Dạng 4: Chu vi và diện tích một số hình phẳng( Phần 2 Hình thang)

Bài 15.

               Diện tích hình tròn lớn là: 

16 x 16 x 3,14 = 803,84 ( cm^{2}  )

             Bán kính của hình tròn nhỏ là: 

16 : 2 = 8 (cm)

            Diện tích của hai hình tròn nhỏ là: 

( 8 x 8 x 3,14) x 2 = 401,92 ( cm^{2}   )

 

 

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận