Ôn tập và kiểm tra chương trình Ngữ Văn lớp 9

Đang tải...

Ôn tập Ngữ Văn lớp 9

Kiểm tra văn (phần thơ)

Câu 1. Kể tên các văn bản thơ hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn 9 (kèm theo tên tác giả – năm sáng tác – thể loại thơ…) (2 điểm)

Câu 2.

a) Trong bài thơ Bếp lửa có câu thơ : “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Hãy viết tiếp từ câu thơ thứ hai đến hết câu “Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”.

b) Viết đoạn văn cảm nhận cái hay về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ số câu tuỳ ý. (3,5 điểm)

Câu 3. Có người cho rằng khổ thơ cuối bài thơ Viếng lăng Bác và khổ thơ cuối bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đều là lời ước nguyện, tâm nguyện. Theo em, chúng có gì giống nhau và khác nhau. Hãy bàn luận về một khổ thơ mà em thích nhất trong hai phần kết hai bài thơ đã nêu trên, trong một đoạn văn ngắn. (3,5 điểm)

Hình thức, chữ viết: 1 điểm.

Kiểm tra văn (Học kì II – Phần truyện hiện đại Việt Nam – 45′)

ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (2,5 điểm). Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau :

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác truyện Chiếc lược ngà.

2. Tình huống truyện của tác phẩm Làng có gì độc đáo ?

3. Nêu tác dụng của điểm nhìn trần thuật trong Bến quê.

4. Thành công nổi bật về nghệ thuật Chiếc lược ngà là gì ?

5. Khái quát phẩm chất chung của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua một số tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học, bằng một câu văn.

Câu 2 (3,5 điểm) :

– Tóm tắt truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (phần trích học) trong một đoạn văn ngắn.

– Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện Làng.

Câu 3.(4 điểm) : Làm rõ nhân vật Phương Định trong một đoạn văn ngắn (qua phần trích học). Trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết thế. Gạch dưới phép thế.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. (2,5 điểm). Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau :

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác truyện Những ngôi sao xa xôi.

2. Tình huống truyện của tác phẩm Bến quê có gì độc đáo ?

3. Nêu tác dụng của điểm nhìn trần thuật trong Lặng lẽ Sa Pa.

4. Thành công nổi bật về nghệ thuật Chiếc lược ngà là gì ?

5. Khái quát phẩm chất chung của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua một số tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học, bằng một câu văn.

Câu 2 (3,5 điểm) :

– Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà (phần trích học) trong một đoạn văn ngắn.

– Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện Bến quê.

Câu 3 (4 điểm) : Làm rõ nhân vật Phương Định trong một đoạn văn ngắn (qua phần trích học). Trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết thế. Gạch dưới phép thế.

Kiểm tra tiếng Việt 9

Câu 1 (1,5 điểm). Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ :

Còn mắt tôi thì cấc anh lái xe bảo : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!

Câu 2 (2 điểm). Chỉ ra và phân tích ngắn gọn giá trị của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ dưới đây :

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng. 

(Tế Hanh)

Câu 3 (2 điểm). Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn dưới đây, gọi tên phép liên kết ấy :

– Ba không giống cái hình ba chụp với má.

– Sao không giống, đi lâu, ba con già hơn trước thôi.

– Cũng không phải già, mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy.

À ra vậy, bây giờ bà mới biết.

Câu 4 (2 điểm). Chỉ ra các biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ ấy :

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Câu 5 (2,5 điểm) : Viết đoạn văn ngắn phân tích nội tâm của nhân vật Phương Định khi phá bom. Trong đoạn có sử dụng mọt câu hỏi tu từ. Chỉ ra và nêu tác dụng của câu hỏi tu từ.

TẢI VỀ FILE

>> Xem thêm :

+ Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 TP Hà Nội – Môn Ngữ văn – Năm học 2008-2009

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận