Nói với con – Y Phương – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Đang tải...

Nói với con

NÓI VỚI CON

(Y Phương)

1.Theo lời kể của tác giả – nhà thơ Y Phương, dân tộc Tày, bài thơ Nói với con là lời tâm sự, dặn dò của người cha với đứa con gái đầu lòng, trước khi con lên đường đi học xa. Tâm sự với con cũng là tâm sự với chính mình, nhà thơ không chỉ nói vói con về tình yêu thương con của cha mẹ, mà còn về truyền thống và bản lĩnh của “người đồng mình”, tức là của quê hương, dân tộc mình. Bài thơ cũng thể hiện niềm mong mỏi và niềm tin thế hệ sau sẽ kế tục xứng đáng và phát huy những giá trị tốt đẹp trong truyền thổng của quê hương, dân tộc.

2. Bài thơ được làm theo thể thơ tự do, có bố cục hai đoạn khá mạch lạc:

Đoạn 1 (từ đầu đến “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”): Con lớn lên trong tình yêu thương, nâng đỡ của cha mẹ và sự đùm bọc nghĩa tình của quê hương, làng bản,

Đoạn 2 (phần còn lại): Niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về những truyền thống văn hoá của quê hương và lòng mong ước con sẽ kế tục xứng đáng truyền thống ấy.  

Bố cục như vậy thể hiện sự phát triển hợp lí và tự nhiên của tình cảm và tư tưởng trong bài thơ: từ tình cảm gia đình mở rộng ra tình yêu quê hương, đất nước; từ những tình cảm gia đình, quê hương gợi dẫn đến vấn đề cách sống, lẽ sống; từ lời người cha “nói với con”, bài thơ đề cập đến vấn đề mang ý nghĩa rộng lớn và chung cho mọi người: vấn đề đạo lí, lẽ sống làm người.

3. Nét đặc sắc của bài thơ là lối tư duy và cách biểu đạt mang đậm bản sắc dân tộc: Lối tư duy mang tính cụ thể, xuất phát từ những sự vật, hiện tượng gần gũi trong đời sống nhưng lại có khả năng khái quát được bản chất. Lối tư duy ấy gắn chặt vói cách diễn đạt bằng hình ảnh vừa cụ thể, sinh động vừa giàu sức tưcmg tượng. Có thể gọi đó là lối tư duy bằng hình ảnh. Bài thơ đề cập tói những vấn đề như truyền thống quê hương, đạo lí, lẽ sống nhưng không dùng những khái niệm trùn tượng mà nói bằng những điều gần gũi, những hình ảnh, những sự việc trong đòi sống của gia đình và quê hương. Cách diễn đạt bằng hình ảnh như vậy cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.

Về giọng điệu, bài thơ là lời người cha nói với con nên giọng điệu chủ đạo là giọng trìu mến, tha thiết mà lắng sâu. Giọng điệu này thể hiện rõ nhất ở những lời gọi có tính chất cảm thán: “Người đồng mình yêu lắm con ơi”, “Người đồng mình thương lắm con ơi”, ở những lời tâm tình dặn dò: “Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn – sống trên đá không chê đá gập ghềnh – sống trong thung không chê thung nghèo đói”, “Con ơi tuy thô sơ da thịt – Lên đường – Không bao giờ nhỏ bé được – Nghe con”.

Những lời nói với con cũng cho thấy lòng tự hào của người cha về quê hương, về dân tộc mình nên giọng điệu của bài thơ còn là giọng tự hào, tin tưởng. Giọng điệu ấy được thể hiện trong những lời khẳng định về phẩm chất, truyền thống của “người đồng mình”, của quê hương.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Viếng lăng Bác

 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận