Sang thu – Hữu Thỉnh – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Đang tải...

Sang thu – Hữu Thỉnh

SANG THU

(Hữu Thỉnh)

1.Bài thơ Sang thu được Hữu Thỉnh sáng tác năm 1977, khi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ vừa đi qua, đất nước chuyển từ thời chiến sang thời bình. Cuộc sống cũng dần trở lại với những quy luật và nhịp điệu bình thường, con người lại có thể sống với đầy đủ những cảm xúc tinh tế về thiên nhiên, trong một đất nước đã thanh bình trở lại. Trong hoàn cảnh và tâm trạng ấy, những cảm nhận tinh tê về thời điểm giao mùa từ hạ sang thu đã được Hữu Thỉnh ghi lại một cách tài tình trong bài Sang thu.

2. Tứ thơ và mạch vận động của cảm xúc, suy tưởng trong bài thơ: cả ba khổ thơ của bài Sang thu đều là sự cảm nhận của nhà thơ về lúc giao mùa từ hạ sang thu qua những biến chuyển của thiên nhiên, đất trời. Ở đây, cảm nhận về sự vận động của thời gian được biểu hiện qua nhũng biến đổi của các sự vật trong không gian. Cái tứ của bài đã lộ rõ ngay từ nhan đề bài thơ: Sang thu. Tứ thơ ấy được triển khai theo mạch vận động họp lí lần lượt qua ba khổ thơ.

Ở khổ thơ đầu, tín hiệu của mùa thu đưọc nhận ra qua những sự vật trong không gian gần gũi của làng quê, được cảm nhận bằng nhiều giác quan: hưong ổi, gió se, sương chùng chình qua ngõ. Những dấu hiệu của mùa thu còn mong manh, mơ hồ, nhẹ nhàng, chỉ có thể cảm nhận được bằng một tâm hồn tinh tế chứ không phải là sự nhạy cảm của những giác quan.

Sang khổ thơ thứ hai, biểu hiện của sự giao mùa được mở ra với những hình ảnh ở khoảng xa rộng hơn, bao quát cả bầu trời và mặt đất: sông dềnh dàng, chim vội vã] mây vắt nửa mình sang thu. Đến đây .thì mùa thu đã hiện ra rõ rệt trong không gian rộng lớn, tác động đến hoạt động của mỗi hiện tượng, sự vật thiền nhiên. Cảm nhận về mùa thu của tác giả không nghiêng về sự tàn phai, héo úa, gợi nỗi buồn hiu hắt như trong phần lớri nhũng bài thơ xưa về mùa thu. Sự sống của thiên nhiên mùa thu không rực rỡ, náo động như ở mùa hè, mà được lắng lại, hướng vào bên trong nhưng không hề tĩnh lặng mà vẫn vận động không ngừng, theo quy luật của tự nhiên.

Ở khổ thơ cuối, cảm nhận về sự giao mùa sang thu hướng vào những hình ảnh mang tính khái quát và những suy ngâm, chiêm nghiệm của chủ thể trữ tình (Víỉn còn bao nhiêu nắng – Đã vơi dần con mưa – sấm cũng bớt bất ngờ- Trên hàng cây đứng tuổi). Hình ảnh ở hai câu thơ cuối là một phát hiện khá bất ngờ và mang ý nghĩa biểu tượng, gợi ra những suy cảm về đòi người, về xã hội.

Mạch vận động của tứ thơ Sang thu là đi từ sự nhận biết bằng những cảm giác cụ thể, trực tiếp đến những quan sát bao quát không gian, thời gian để đi tói những suy ngẫm, chiêm nghiệm không chỉ về thiên nhiên mà còn về đời sống xầ hội, con người.

3. Bài thơ sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế, có tính sáng tạo, đặc biệt là những từ chỉ các trạng thái vận động của hiện tượng, sự vật: phả vào, chùng chình, dềnh dàng, vội vã, vắt nửa mình, vơi dần… Sáng tạo hình ảnh vừa chính xác, giàu sức biểu cảm vừa mang ý nghĩa biểu tượng (ở khổ 2 và 3).

Biện pháp nhân hoá được sử dụng sáng tạo ở cả ba khổ thơ, làm cho các bức tranh thiên nhiên hiện ra thật sống động, như có linh hồn, gần gũi vói con người: sương chùng chình, sông dềnh dàng, mây vắt nửa mình, hàng cây đứng tuổi.

Sang thu ngoài ý nghĩa về thời điểm giao mùa của thiên nhiên và buổi giao thòi của đất nước còn gọi ra một ý tưởng về nhân sinh mang tính quy luật phổ quát về đòi người trong sự vận động của thời gian.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Nói với con

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận