Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Đang tải...

Nghị luận vấn đề xã hội trong tác phẩm

Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong một tác phẩm văn học (truyện mini, bài thơ, đoạn thơ) hay đoạn tin ngắn

1.Cách tư duy và xác định luận điểm

Bước 1: Xác định đúng yêu cầu đề bài.

Bước 2: Xác định rõ luận điểm cần triển khai trên cơ sở trả lời các câu hỏi sau:

+ Vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học/ đoạn tin là gì? (Cần tóm tắt nội dung của câu chuyện hoặc đoạn tin… sau đó nhận xét khái quát bài học, thông điệp cuộc sống được gửi gắm).

+ Nó biểu hiện cụ thể thế nào trong tác phẩm văn học/ đoạn tin ấy và trong đời sống?

+ Ý nghĩa mà câu chuyện/đoạn tin đặt ra đối vói đời sống nói chung và mỗi người nói riêng.

2.Các bước triển khai luận điểm phần thần bài

Tuỳ theo vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm là vấn đề đạo lí hay hiện tượng xã hội mà có cách triển khai tương ứng. (Tham khảo cách triển khai luận điểm của kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống đã trình bày trong mục a, b ở trên)

Ví dụ 1: Đọc mẩu chuyện sau:

NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN

Có một người rất tài săn bắn. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số.

Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng tim vượn mẹ.

Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương từ từ rỉ ra loang khắp mũi tên.

Người đi săn đứng im chờ kết quả…

Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con nằm xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng giật phắt mũi tên ra, rú lên một tiếng ghê rợn rồi từ từ gục xuống.

Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác mắm môi bẻ gãy cung nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.

Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa.

(Lép Tôn-xtôi)

Câu chuyện trẽn gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?

Phần thân bài đề này có thể triển khai các luận điểm như sau:

Nhận thức về nội dung của câu chuyện

Khi bị bác thự săn bắn trúng, vượn mẹ trước khi chết vẫn một lòng lo cho sự sống của con: “tay không rời con”, “nhẹ nhàng đặt con nằm xuống”, “vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con”, “hái lá to”, “vắt sữa” “đặt lên miệng con” cho dù “máu ở vết thương từ từ rỉ ra loang khắp mũi tên”.

Chính tình mẫu tử cao đẹp đã làm thay đổi tình cảm, nhận thức của nhân vật bác thợ săn: “đứng lặng”, “hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má”, “bẻ gãy cung nỏ”, “quay gót ra về”. Tình thương con, sự quên mình của vượn mẹ đã cho người thợ săn một bài học sâu sắc.

Câu chuyện ngợi ca sự thiêng liêng và sức mạnh kì diệu cùa tình mẫu tử, đồng thời bàn đến hành động lỗi lầm và sự hối hận, phục thiện của con người trong cuộc đời.

Bàn luận, mở rộng vấn đề

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và cao đẹp. Trong cuộc đời này cũng đã có biết bao nhiêu ngưòi mẹ yêu con, hi sinh cho con đến quên mình.

Con người có thể gây ra lỗi lầm thậm chí là những hành động tội ác nhưng con người cũng sẽ biết thức tỉnh nếu tâm hồn được thanh lọc, soi sáng bỏi những tình cảm cao đẹp đầy nhân tính.

Mối quan hệ và cách ứng xử của con người vói môi trường tự nhiên: Phải chăng sự vô tình của con người đã gây ra những hậu quả đau lòng đối với môi trường tự nhiên? Con người cần có nhận thức và hành động như thế nào để bảo vệ môi trường tự nhiên và cũng là môi trường sống của chính mình?

Nhận thức và bài học cho bản thân

Thấy được vai trò của mẹ vô cùng lớn lao và cao cả. Bổn phận làm con phải hiếu thảo để đền ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ.

Tu dưỡng trí tuệ và tâm hồn để trở thành con người có ích. Biết ứng xử nhân văn với mọi người và vạn vật xung quanh.

Ví dụ 2: Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của bài thơ sau:

Ví không có cảnh đông tàn

Thì không có cảnh huy hoàng ngày xuân

Nghĩ mình trong bước gian truân

Tai ưong rèn luyện tinh thần thêm hăng.

(Hồ Chí Minh, Tự khuyên mình)

Phần thân bài đề này có thể triển khai các luận điểm như sau:

 Giải thích ý nghĩa của bài thơ

Bài thơ đề cập đến hiện tượng tự nhiên: Nếu không có cảnh mùa đông tàn thì cũng không có được cảnh huy hoàng của mùa xuân. Đông qua rồi mói đến xuân, đó là quy luật tất yếu của tự nhiên.

Từ quy luật tự nhiên, bài thơ liên tưởng đến con người: Trong khó khăn, gian khổ, nếu con người chịu đựng được, vượt qua được những khó khăn, thử thách thì sẽ đến được với cảnh huy hoàng của cuộc sống.

Những bước gian truân, tai ương gặp phải là những thử thách, rèn luyện thêm cho tinh thần. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.

Bàn luận, mở rộng vấn đề

Khẳng định quan niệm của Bấc trong bài thơ là hoàn toàn đúng:

+ Trong cuộc sống, không mấy ai không gặp khó khăn, gian khổ. Trước những trở ngại không được bi quan, chán nản mà phải giữ vững niềm tin vào lí tưởng, mục đích cuộc sống của mình.

+ Những vất vả, khó khăn gặp phải như cơn gió lạnh mùa đông. Nếu chịu đựng và vượt qua được mùa đông lạnh lẽo thì sẽ được sống trong cảnh huy hoàng của ngày xuân. Điều đó có nghĩa vượt qua gian khổ sẽ đến được với thành công. Niềm tin đó sẽ giúp chúng ta vươn lên trong cuộc sống. Chính trong gian khổ con người sẽ vững vàng hơn. Tai ương gặp trong cuộc đời sẽ giúp tinh thần thêm hăng hại, bền bỉ. HS có thể lấy dẫn chứng (cuộc đòi Bác Hồ và các chiến sĩ cách mạng trong đấu tranh là dẫn chứng hùng hồn về sự kiên trì, nhẫn nại, về quyết tâm vượt qua những thử thách, về niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng).

Phê phán những kẻ sợ khó khăn, gian khổ, hay nản chí ngã lòng, bi quan trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

3. Bài học nhận thức và hành động

Sống ở trên đời, khi đã xác định được mục đích đúng đắn, muốn đi đến thành công thì phải trải qua những gian nan, thử thách. Nếu vượt qua được chắc chắn sẽ đạt được điều ta mong muốn.

Chấp nhận đương đầu với khó khăn, thử thách, đem hết khả năng của mình góp phần vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.

Bài thơ giúp ta hiểu được quy luật tất yếu của cuộc sống, từ đó tích cực học tập và rèn luyện.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận