Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý – Nghị luận xã hội – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Đang tải...

Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

Các bước triển khai luận điểm phần thân bài trong kiểu bài nghị luận xã hội

1.Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Cách tư duy và xác định luận điểm

Bước 1 : Xác định đúng yêu cầu đề bài.

Bước 2: Xác định rõ luận điểm cần triển khai trên cơ sở trả lòi các câu hỏi sau: Tư tưởng, đạo lí ấy là gì?; Vì sao tư tưởng, đạo lí ấy lại như thế?; Nó biểu hiện trong đòi sống và văn học thế nào?; Nó có ý nghĩa gì với cuộc sống, con người và bản thân anh/chị?

Các bước triển khai luận điểm phần thân bài

Bước 1 : Giải thích

Có 3 cấp độ giải thích :

+ Giải thích từ ngữ, hình ảnh, khái niệm.

+ Giải thích các cụm từ, các vế trong câu.

+ Giải nghĩa cả câu.

Bước 2: Bàn luận (phân tích, lí giải)

+ Bộc lộ ý kiến về câu nói : đúng – sai, họp lì – chưa họp lí, hoàn toàn đúng – đúng một phần…

+ Đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận theo quan điểm đánh giá của người viết (tự đặt ra và tìm các ý trả lòi cho câu hỏi: Vì sao?)

Bước 3: Mở rộng, nâng cao

+ Đánh giá vấn đề được đưa ra’bàn luận đã là bài học xử thế hay chưa, Ĩ1Ó có giá trị như thế nào trong việc hình thành nhân cách của con người và sự tiến bộ của xã hội.

+ Phản đề: nêu những hiện tượng trái chiều; đặt vấn đề vào những tình huống phức tạp của cuộc sống để bàn luận vói cái nhìn nhiều chiều, thậm chí lật ngược vấn đề.

Bước 4: Bài học nhận thức và hành động.

Ví dụ 1: R. Ta-go, nhà thơ Ân Độ cho rằng: “Thà làm một bông hoa sen nở khi thấy mặt trời rồi mất hết tinh nhuỵ, còn hơn giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông”.

Suy nghĩ của anh/chị về nhận định trên.

Phần thân bài đề này có thể triển khai các luận điểm như sau:

1.Giải thích

Hoa sen ủ mầm trong bùn đất, tối khuất, nhơ bẩn nhưng mạnh mẽ vươn lên. Hoa sen là biểu tượng cho phẩm cách thanh sạch, biết vươn lên trong cuộc sống của con người; mặt trời là ánh sáng vĩnh cửu đem lại sự sống cho vạn vật. Mặt tròi tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, sự huy hoàng; nụ búp là hình ảnh ẩn dụ cho cái non nót, nhút nhát, e sợ của con người; sương lạnh vĩnh cửu là môi trường lạnh giá, khắc nghiệt, ở đó vạn vật phải ẩn mình, thu mình, không thể sinh sôi phát triển. Vì thế nó tượng trưng cho những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Ý nghĩa câu nói: ý kiến của Ta-go là một triết lí sống mạnh mẽ, tích cực và tiến bộ. Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách, nhưng nếu biết sống và cống hiến hết mình ta sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Nếu sống nhút nhát, thụ động thì cuộc đòi thật nhạt nhẽo, vô nghĩa.

. 2. Bàn luận và mở rộng vấn đề

1.Tại sao nên chọn cách sống như ‘‘bông hoa sen”?

Cuộc sống rất quý giá nhưng lại ngắn ngủi và chỉ đến duy nhất một lần. Ta phải sống thế nào cho xứng đáng, phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vĩ những tháng năm đã sống hoài, sống phí. Ta cần có một trái tim đầy nhiệt huyết để sống hết mình, để cảm nhận từng hoi thở trong khoảnh khắc của đòi mình.

Đã là con ngưòi thì cần phải có ước mơ, lí tưởng và khát khao thực hiện những điều đó. Tuy nhiên, cuộc sống luôn ẩn chứa những khó khăn, thử thách và những điều tốt đẹp không bỗng dưng má có. Thay vì để khó khăn đánh bại, ta hãy đón nhận chúng như một cơ hội rèn luyện bản lĩnh của chính mình, để ta thêm trưởng thành.

Khi ta chọn làm “bông hoa sen nở trong ánh mặt trời” đó là lúc ta sống hết mình và cống hiến hết mình. Ta sẽ có cơ hội được toả sáng, được khẳng định, lưu lại dấu chân trên con đường đã đi và tận hưởng những điều tuyệt diệu mà cuộc sống mang lại. Đó củng chính là cách khiến cuộc sống của ta thêm ý nghĩa và trở nên có ích. Đó mói là cuộc sống đích thực của con người.

2. Tại sao không nên chọn cách sống như “nụ búp”?

Nếu ta không dám đối mặt trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống vì ta sợ sai lầm, sợ sẽ thất bại, sợ bị cười chê… để rồi mãi mãi ta sống trong vỏ bọc hèn nhát của mình. Đó là lối sống mòn, sống thừa, sống vô ích mà không được ai biết đến, một “cuộc sống đang mòn ra, đang rỉ đi, đang nổi váng”.

Cuộc sống không mục tiêu, không ước mơ, hoài bão thật vô vị. sống như thế thực chất chỉ là sự tồn tại mà thôi, là chết ngay cả khi đang sống.

3. Mở rộng, nâng cao vấn đề

Liệu có phải lúc nào ta củng sống hết mình? Nếu cứ hết mình như thế sẽ có lúc ta kiệt sức. Vậy ta cần phải biết lượng sức mình, không phải lúc nào cũng nên lao về phía trước. Để đối mặt với mọi thử thách trên đường đời trước tiên ta phải trân trọng chính bản thân ta. Đừng nôn nóng theo đuổi mục đích mà quên mất bản thân mình.

Có những phút giây ta nên thu mình lại khi đã cảm thấy mỏi mệt. Khi ấy, không phải ta đang hèn nhát, chỉ là ta đang tìm kiếm chút bình yên cho tâm hồn, tìm được lại ý chí, lòng qụyết tâm để tiếp tục tiến lên phía trước.

3. Bài học nhận thức và hành động

Phê phán lối sống yếu mềm, thụ động, chỉ biết ngồi chờ vận may và sự thuận lọi.

Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự tự nhận thức, bản lĩnh và nghị lực vươn lên không ngừng. Cuộc sống quá ngắn ngủi, hãy cứ cháy hết mình đến tận cùng của khát vọng, ước mơ.

Ví dụ 2: Trong bức thư của một bạn trẻ tự xưng là du học sinh Nhật Bản tại Việt Nam bàn về vãn hoá Việt có đoạn: “Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đòi thường”.

Là một người Việt trẻ tuổi, anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến ưên?

Phần thân bài đề này có thể triển khai các luận điểm như sau:

Giải thích

Tự hào: là sự hãnh diện, hài lòng về điều tốt đẹp gì đó; 4000 năm văn hiến là quá trình lịch sử dài lâu, gắn liền vói công cuộc dụng nước và giữ nước, tạo nên những truyền thống văn hoá lâu đòi và tốt đẹp của dân tộc ta; xấu hổ là cảm giác hổ thẹn vì lỗi lầm hoặc sự kém cỏi, không xứng đáng; 4000 năm vãn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường: chỉ sự tương phản đầy nghịch lí, nhấn mạnh những truyền thống văn hoá lâu đời tốt đẹp sẽ chỉ là lí thuyết đóng khung trong sử sách nếu thực tế đòi sống không chứng minh cho truyền thống văn hoá lâu đời đó.

Câu nói là một lòi cảnh tỉnh đối vói mỗi người Việt Nam: là người Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào và hãnh diện về truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc, nhưng cũng cần nhận thấy thật đáng xấu hổ khi truyền thống văn hoá tốt đẹp đó đang bị mai một trong thực tế cuộc sống hằng ngày.

2. Bàn luận và mở rộng vấn đề

1.Vì sao nói “thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến’’?

Vì trong thực tế không phải dân tộc nào cũng có lịch sử phát triển lâu đời như vậy.

Trong suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần, hình thành bản sắc văn hoá của dân tộc với những nét tốt đẹp, biểu hiện phong phú ở nhiều lĩnh vực của đòi sống mang bản lĩnh và cốt cách của con người Việt Nam như: truyền thống yêu nước và tự tôn dân tộc; truyền thống nhân đạo; lối sống trọng nghĩa, trọng tình…

2.Vì sao nói “thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường”?

Vì 4000 năm văn hiến là nền tảng, hành trang quý báu, nhưng nó hoàn toàn là thành tựu của quá khứ. Không thể chỉ tự hào về những điều trong sử sách, vì văn hoá của một dân tộc cần biểu hiện thành những điều cụ thể trong cuộc sống hiện tại.

Thực tế hiện nay đáng cảnh báo vì sự xuống cấp của những giá trị văn hoá trong lối sống của một bộ phận người Việt. Chẳng hạn như: truyền thống nhân đạo, tương thân tương ái ngàn xưa đang dần mất đi, thay vào đó là thói vô cảm và chủ nghĩa cá nhân; truyền thống trọng tình, trọng nghĩa đang dần mai một trước chủ nghĩa thực dụng và toan tính; một số người Việt không có lòng tự tôn dân tộc đã có những hành động mất nhân cách trước bạn bè quốc tế và để lại cái nhìn thiếu thiện cảm về người Việt Nam… Chính tác giả của bức thư cũng mong muốn những gì mình viết ra như một li cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục – ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.

Mở rộng, nâng cao vấn đề: Tuy nhiên, sẽ là phiến diện nếu không ghi nhận những tấm gương trong đòi sống đã và đang nỗ lực bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá, văn hiến của dân tộc. Ngoài một bộ phận nhỏ người Việt xấu xí, vẫn có những người Việt biết tự tôn, làm giàu đẹp văn hoá dân tộc và vững vàng, lặng lẽ tiến bước cùng văn minh nhân loại.

3. Bài học nhận thức và hành động

Ý kiến trên có tác dụng nhắc nhở, cảnh tỉnh mỗi người Việt Nam nhìn lại chính mình, thấy được những lối sống không đẹp trong cuộc sống hiện tại ảnh hưởng đến truyền thống văn hoá dân tộc.

Cần biết trân trọng quá khứ của cha ông, đồng thòi có ý thức gìn giữ và phát triển những truyền thống văn hoá tốt đẹp trong hiện tại và tương lai.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Nghị luận xã hội

Nghị luận về một hiện tượng đời sống

 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận