Nghị luận về một hiện tượng đời sống – Nghị luận xã hội – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Đang tải...

Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

1.Cách tư duy và xác định luận điểm

Bước 1: Xác định đúng yêu cầu đề bài.

Bước 2: Xác định rõ luận điểm cần triển khai trên cơ sở trả lòi các câu hỏi sau:

+ Thực trạng/ hiện tượng đời sống ấy cụ thể thế nào?

+ Nguyên nhân, hậu quả (kết quả) của thực trạng/ hiện tượng ấy?

+ Biện pháp nào để khắc phục?

+ Nhận thức và hành động của bản thân trước hiện tượng ấy như thế nào?

Các bước triển khai luận điểm phần thân bài

Bước 1: Nêu khái niệm hoặc nhận thức về hiện tượng.

Bước 2: Thực trạng của hiện tượng đòi sống, bao gồm: các biểu hiện, các dạng tồn tại, các số liệu.

Bước 3: Phân tích, bình luận nguyên nhân (chủ quan, khách quan).

Bước 4: Phân tích, bình luận kết quả (hậu quả).

(Hậu quả: cần xem xét ở các khía cạnh cá nhân, cộng đồng; hiện tại, tương lai…)

Bước 5: Đề xuất giải pháp. Giải pháp nên bắt nguồn từ nguyên nhân, căn cứ vào nguyên nhân mà xác định giải pháp.

-Bước 6: Bài học nhận thức và hành động của bản thân.

Ví dụ: Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề bạo lực học đường hiện nay.

Phần thân bài đề này có thể triển khai các luận điểm như sau:

1.Giải thích khái niệm

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp công lí, đạo lí, xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương cho còn người trong phạm vi trường học.

Bạo lực học đường diễn ra dưói nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần.

2.Thực trạng

Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, phát triển phức tạp, diễn ra ở nhiều nơi, do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.

Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều biểu hiện phức tạp:

+ Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lòi nói.

+ Đánh đập, hành hạ, làm tổn hại về sức khoẻ, xâm phạm cơ thể con ngưòi thông qua những hành vi bạo lực.

+ Một bộ phận thanh niên coi đó là thú vui…

3.Nguyên nhân

Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.

Có những căn bệnh tâm li.

Do ảnh hưởng của môi trường văn hoá bạo lực từ cuộc sống và phim ảnh.

Thiếu sự quan tâm của gia đình.

Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hoá, chưa thật chú trọng dạy kĩ năng sống cho HS.

Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.

4.Hậu quả

Với nạn nhân: tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lí nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập.

Với xã hội: tạo tâm lí bất ổn, lo lắng, hoang mang.

Làm biến thái môi trường giáo dục.

Với người gây ra hành vi bạo lực: con người phát triển không toàn diện; mầm mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

5.Giải pháp

Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ. cần phối họp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh.

Tăng cường giáo dục đạo đức, dạy kĩ năng sống, vươn tói những giá trị Chân – Thiện – Mĩ.

Có những biện pháp quyết liệt để giáo dục, răn đe, làm gương cho người khác.

6. Bài học nhận thức và hành động

Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp.

Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

Nghị luận vấn đề xã hội trong tác phẩm

 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận