Ngắm trắng – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Ngắm trắng ngữ văn lớp 8

I. VÀI NÉT VỀ TÁC PHẨM

Bài thơ trích trong tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, được sáng tác vào thời kì Người bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch.

Tháng 5 – 1960, Viện Văn học cho xuất bản tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chủ tịch. Lần đầu tiên xuất bản do Nam Trân và một số người khác cùng dịch, giớị thiệu 114 bài. Năm 1983, nhân dịp kỷ niệm 40 năm “Nhật kí trong tù ”, Viện Văn học và NXB Văn học đã giao cho một tiểu ban chỉnh lí lại bản dịch cũ và cho xuất bản lần thứ ba, giới thiệu 127 bài tính cả lời đề từ bài ‘‘Mới ra tù tập leo núi”. Năm 1990, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Văn học giới thiệu trọn vẹn 133 bài của “Nhật kí trong tù”. Đây là một tập nhật kí bằng thơ được viết bằng chữ Hán trong thời kì Người bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giữ và trải qua 13 nhà tù ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) thòi gian từ 29 – 8 – 1942 đến 10 – 9 – 1943.

“Nhật kí trong tù” là một .sự kiện văn học trọng đại, trong những năm qua gây một tiếng vang rộng lón trong và ngoài nước. Tập thơ đã được dịch và xuất bản ở Liên Xô, Cu-ba, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc, Trung Quốíc, Pháp, Mĩ và nhiều nước khác. Các hoạ sĩ, thi sĩ đã lấy cảm hứng từ “Nhật kí trong tù ” sáng tạo nên những tác phẩm nổi tiếng. Nhiều nhà phê bình văn học đã khẳng định giá trị to lớn về mặt lịch sử, tư tưởng và nghệ thuật của tập thơ. Tập “Nhật kí trong tù ” đã “cắm một mốc lớn trên tiến trình văn học, góp phần xác nhận rõ nét một bản sắc thơ độc đáo, trong đó sự hài hoà tinh tế mọi thi pháp của thơ phương Đông cổ điển với những dòng chảy của thi ca hiện đại; có nhật kí, tư liệu, miêu tả, quyện làm một với chứa chan thi hứng; có thâm trầm, hài hước, phẫn nộ, triết lí, nhưng trên hết là cảm xúc và tư duy cách mạng được nâng lên thành vẻ đẹp của thơ”

II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU TÁC PHẨM

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 38)

а. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ văn bản cả phiên âm tiếng Hán, dịch nghĩa và dịch thơ để hiểu từng câu, từng chữ của bài thơ. Sau đó, đối chiếu giữa văn bản phiên âm và dịch thơ về cả hình thức câu chữ, yếu tố nghệ thuật và tứ thơ để có sự nhận xét.

b. Gợi ý trả lời

“Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) là một trong những bài thơ tuyệt bút của Bác được sáng tác theo thể Đường luật thất ngôn tứ tuyệt. Ngôn ngữ thơ rất hàm súc, cách gieo vần, tạo thanh tuân thủ chặt chẽ quy tắc của thơ Đường luật. Sẽ là một thách thức rất lớn cho nhiều học giả tiến hành dịch thơ nếu muốn đảm bảo giữ đúng những yếu tố nghệ thuật lại làm nổi bật được ý thơ của nguyên tác. Rất nhiều trường hợp bản dịch giữ đúng hình thức thì đánh mất cái hay của nội dung và ngược lại.

Nhưng trong bản dịch này, tác giả Nam Trân đã cơ bản giữ được ý, tứ, cái hồn của bài thơ. Tuy nhiên, mặt hình thức không tạo ra sự gieo vần ở cuối dòng thơ (1, 2, 4) như trong nguyên tác và một số chỗ không dịch hết cái hay của ngôn từ. Nhất là ở câu thơ thứ 2, trong nguyên tác là ba chữ “nại nhược hà bao day dứt băn khoăn, sang bản dịch là “khó hững hờ” nghe nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Đó cũng là hiện tượng bình thường trong khi dịch thơ chữ Hán. Bản dịch của Nam Trân vẫn giữ được thần thái của bài thơ. Và đó là một thành công, một đóng góp lớn.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 38)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ hai câu thơ (nhất là trong bản phiên âm tiếng Hán) để hiểu được nội dung của câu thơ. Chú ý liên hệ kiến thức về hoàn cảnh sáng tác. Câu thơ thứ hai có gì đặc sắc về nghệ thuật và thể hiện tâm trạng gì của tác giả?

b. Gợi ý trả lời

Ngay câu thơ đầu đã bộc lộ một cảnh ngộ: “Trong tù không rượu cũng không hoa Đó là một thực tế. Bởi đây là những năm tháng Bác bị giam cầm trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch. Trong chốn ngục ấy, Người đã phải trải qua bao cảnh thiếu thốn, đầy ải đến cùng cực, bôn tháng mà cơm không được no, áo không đủ ấm, nước uống phải chia nhau từng giọt, cảnh sông tăm tôi, bẩn thỉu. Đáng lẽ ra, trong hoàn cảnh ấy người tù phải nghĩ đến cơm ăn, áo mặc, nừớc uống hàng ngày. Còn nói đến những thứ hoa, rượu có vẻ không hợp lí và cao sang quá chăng?

Thực ra câu thơ không phải là một lời van xin về hoàn cảnh thiếu thốn (vì đó cũng là chuyện bình thường, tất yếu của chôn tù ngục) mà chỉ là cách nói vui đùa của một tâm hồn thi nhân phóng khoáng, vượt lên mọi thử thách khắc nghiệt của thực tại. Hơn thế nữa, cách nói ấy thế hiện một tâm hồn thi sĩ nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Trong hoàn cảnh bị giam cầm sau song sắt nhà tù mà Bác lại nhắc đến hoa, rượu có phải là một sự “xa xỉ” quá chăng? Thực ra, với một thi nhân nó lại rất giản dị và đạm bạc. Bởi nâng chén, ngắm hoa và thưởng trăng là thú chơi tao nhã của tao nhân mặc khách. Nguyễn Trãi , đã từng uống rượu dưối trăng: ‘‘Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén ”

Nguyễn Du có lần nói đến thú vui “Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên “. Thế mà với Bác lúc này chẳng có ngay cả những thứ đạm bạc ấy. Chữ “không” được lặp lại hai lần trong câu thơ rất lạnh lùng, khắc sâu thêm sự thiếu thốn vô cùng của Bác. Vốn yêu trăng, yêu thiên nhiên nên trước cảnh đẹp đêm thu Người thấy lòng mình bối rối:

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Câu thơ là một câu hỏi tu từ, ba chữ “nại nhược hà” vang lên day dứt. Bởi trước cảnh đẹp thiên nhiên đang trải ra để đãi ngộ mà Bác lại chẳng có gì để đáp lại thì thật là thiếu sót. Nỗi băn khoăn của Bác thế hiện tấm lòng thiết tha yêu thiên nhiên, tinh tế, nhạy cảm như nhận thây cái tình của cảnh vật. Ánh trăng thanh khiết vời vợi kia như thúc giục, như mời gọi thi nhân hãy thưởng ngoạn, giao hoà, chia sẻ. Câu thơ chưa hề nhắc đến trăng, tả về trăng nhưng ta đã cảm thấy như ánh trăng đã chan hoà, bao trùm cảnh vật.

Trong hai câu thơ có cái lạnh lẽo của hiện thực khắc nghiệt chốn lao tù, nhưng vượt lên tất cả chính là tâm hồn của thi nhân đang thao thức, đang trải rộng tấm lòng mình để đón nhận, để charì hoà cùng cảnh vật.

Xem thêm Đi đường – Ngữ văn lớp 8 tại đây.

3. Câu hỏi 3 (SGK. trang 38)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Khi đọc hai câu thơ cuối bài thơ, cần chú ý đến cách sắp xếp của tác giả: việc đặt chữ “nhân” lên trước mang dụng ý gì?

Hai câu thơ cuối miêu tả cuộc ngắm trăng rất đặc biệt. Người chiến sĩ cách mạng được chiêm ngưỡng vầng trăng trong khung cảnh đối nguyệt. Trong văn bản chữ Hán, hai câu thơ có một cấu trúc bình đốì rất chặt chẽ.

Nhân hướng I song tiền / khán / minh nguyệt

Nguyệt tòng / song khích / khán / thi gia.

Điều đó cho thấy ở đây không phải chỉ ở người tù – người thi sĩ say sưa ngắm trăng mà trăng như cũng hiểu được cái tình của con người. Chỉ qua khe cửa nhỏ, trăng và nhà thơ, hai gương mặt trong sáng, hai tâm hồn thanh cao như đối diện với nhau, gần gũi và ân tình. Sự đối diện ấy làm cho cả hai cùng đẹp hơn, thanh cao hơn: “nhân” đã trở thành “thi gia” và “nguyệt” cũng thành “minh nguyệt”, cảnh ngắm trăng tuy có thể chỉ diễn ra trong giây phút, nhưng tràn đầy cảm hứng, người ngắm trảng, trăng ngắm người, vầng trăng lúc này tuy là vầng trăng của mọi nhà nhưng người tù lại cảm thấy như là vầng trăng của riêng mình, tri kỉ và tri âm. Người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ bộc lộ tư thế rất ung dung, chủ động, thanh thản để ngắm trăng (nên chữ “nhân ” đã được tác giả đặt lên đầu câu), cảnh ngắm trăng diễn ra thật đặc biệt khiến nhiều người nghĩ rằng đây không phải cảnh ngắm trăng trong tù mà ở một lầu vọng nguyệt nào đó. Thái độ ung dung, chủ động của người tù – người thi sĩ ấy là một cuộc “vượt ngục tinh thần”, biểu lộ chất thép của tâm hồn. Không có một nghị lực vững chắc, một ý chí kiên cường, làm sao có thể vượt lên trên tất cả sự tối tăm, gian khổ của tù đày để đến với thiên nhiên tuyệt đẹp trong tư thế đó.

Nghệ thuật đối trong thơ Đường được Hồ Chí Minh sử dụng một cách thành công, tạo nên vẻ đẹp và cái hấp dẫn của câu thơ và thể hiện rõ nhất sự giao hoà, đồng cảm giữa con người và thiên nhiên., bất chấp thử thách nghiệt ngã chôn tù ngục.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 38)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại cả bài thơ, chú ý đến những từ ngữ chỉ cảm xúc, tâm trạng của tác giả. Có thể liên hệ vối hoàn cảnh sáng tác và những kiến thức về. thơ Hồ Chủ tịch để có những nhận xét sâu sắc về tâm hồn, tình cảm, của nhà thơ.

Chỉ vổi một bài thơ tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, nhưng từng câu từng chữ thấm đượm tình yêu tha thiết của nhà thơ đốì với thiên nhiên, cảnh vật. Trong hoàn cảnh tù đầy, phải chịu đựng bao gian khổ, đầy ải nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn cảm được cái tình của thiên nhiên. Chính vì thế, Người cảm thấy day dứt, băn khoăn khi không lấy gì để đáp lại sự đãi ngộ đó. Chỉ còn một cách là trải hồn mình để chan hoà cùng thiên nhiên qua cảnh ngắm trăng rất đặc biệt qua song sắt nhà tù. Thái độ ung dung, tự tại thông chỉ biểu lộ chất thép trong tâm hồn mà còn cho thấy tình yêu của Người dành cho thiên nhiên. Những cảm xúc rất tự nhiên, chân thành của Bác trước vẻ đẹp của đêm trăng sáng càng nói lên sự kết hợp hài hoà giữa chất thép với chất thơ đầy thi vị trong tâm hồn ngưòi chiến sĩ. Tất cả giúp cho người chiến sĩ ấy vượt lên trên sự giam hãm, khổ đaụ để vươn tới một khung trời tự do, một vầng trăng trong sáng. Bài thơ thể hiện một tâm thế: “Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 38)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Có thể dựa vào bài viết về “Nhật kí trong tù ” và SGK Ngữ văn 7, tập 2, để tìm ra các bài thơ có viết về trăng của Bác. Căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác và cách miêu tả để nhận xét về sự khác nhau ở các bài thơ đó.

b. Gợi ý trả lời

Trong “Nhật kí trong tù” sáng tác năm 1942 – 1943, Bác có tới bảy bài thơ nói đến trăng. Một thế giới trăng hữu tình và chứa chan thi vị:

Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt

Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.

(Trung thu)

Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh

Nhòm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang.

(Đêm lạnh)

Trên trời trăng lướt giữa làn mây

(Đêm thu)

 

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), khi ở chiến khu Việt Bắc, Bác có ba bài thơ viết về trăng: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận. Trăng trong thơ Bác mang nhiều vẻ khác nhau. Nhưng, dù trăng được cảm nhận từ chốn lao tù hay giữa cảnh trời nước bao la, dù là khi thư nhàn hay đang bận bịu trăm công nghìn việc, với tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp của Bác, trăng bao giờ cũng hiện lên như một tri âm, tri kỉ.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận