Đi đường – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Đi đường ngữ văn lớp 8

I. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU TÁC PHẨM

1. Câu hỏi 2 (SGK, trang 40)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ bài thơ. Căn cứ vào số câu trong bài, số chữ trong mỗi dòng thơ để nhận diện thể thơ. Từ đó nhận xét về kết cấu của bài.

b. Gợi ý trả lời

Bài thơ gồm 4 câu 28 chữ, thể hiện rõ kết cấu của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt. Câu đầu – khai (mở ra): “Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan” nói đến sự gian lao của người đi đường: “Có đi đường mới biết đường đi khó ”, câu thơ mang một sự trải nghiệm của người đang trên hành trình gian nan.

Câu thơ thứ 2 – câu thừa: “Trùng san chi ngoại hựu trùng san Câu thừa có vai trò mở rộng, triển khai, cụ thể hoá ý ở câu khai: Khó khăn, gian nan của người đi đường được cụ thể hoá bằng hình ảnh lớp núi hiểm trở trên con đường mà người tù đi phải vượt qua: “Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác

Câu 3 – câu chuyển (chuyển ý, chuyển cảm xúc): “Trùng san đăng đáo cao phong hậu Câu chuyển rất quan trọng trong việc bộc lộ tứ thơ, gây nên bất ngò: Khi vượt lên các lớp núi thì lên đến đỉnh, cao chót vót.

Câu 4 – câu hợp (tổng hợp) quan hệ chặt chẽ với câu chuyển tóm lại ý của toàn bài thơ: “Vạn lí dư đồ cô miện gian” (Thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt).

2. Câu hỏi 3 (SGK, trang 40)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ bài thơ cả văn bản chữ Hán và bản dịch, chú ý đến phần giải nghĩa chữ Hán trong SGK và các điệp ngữ được dùng trong mỗi câu thơ. Cần nắm được ý nghĩa của phép điệp ngữ để vận dụng vào bài học.

b. Gợi ý trả lời

“Tâu lộ” nguyên tác là thể thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch thơ theo thể lục bát. Ở bản dịch, lời thơ ý thơ tự nhiên, không gò ép khi chuyển ý tứ bài thơ, song nhạc điệu của thể lục bát có phần làm giảm đi giọng điệu cứng cỏi, khoẻ khoắn.

Hệ thống điệp ngữ được sử dụng ỏ câu 1 và 2, 3 “tẩu lộ”, “trùng san”.

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng đáo cao phong hậu…

Điệp ngữ “tẩu lộ” điệp lại 2 lần ở câu khai có tác dụng nhấn mạnh đến hành trình đi đường.

Câu dịch “Đi đường mới biết gian lao đã bỏ mất một chữ “tẩu lộ”.

Điệp ngữ ‘‘trùng san ” trong câu thờ thứ 2 (câu thừa) là nhiều lớp núi cao chồng lên nhau, câu thơ dịch là “núi cao” chưa sát ý, chưa chuyển tải được hết ý của nguyên tác.

Điệp ngữ “trùng san” trong câu 2 hàm ý tô đậm sự gian nan, khó nhọc trên con đường người đi phải trải qua, và ‘‘trùng san ” được lặp lại ở câu thơ thứ 3 vừa chuyên ý thơ, vừa tạo nên âm hưởng, nhạc điệu cho bài thơ.

Bản dịch thể lục bát vẫn giữ nguyên điệp ngữ câu 2 và 3:

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng…

Tuy dịch “trùng san ” thành “núi cao ” chưa thật sát với nguyên tác nhưng câu thơ dịch thật hay và giàu tính nhạc, tạo nên âm điệu chung cho bài thơ.

3. Câu hỏi 4 (SGK, trang 40)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Nắm được kết cấu của thể thất ngôn tứ tuyệt (khai, thừa, chuyển, hợp) để phân tích câu 2, 4. Ngoài ra, cần hiểu được đặc trưng: thơ Đường luật: cô đọng, hàm súc, lời ít, ý nhiều “ý ở ngoài lời”.

Nêu câu đầu mở ra ý bài thơ “Đi đường mới biết gian lao” là lời chiêm nghiệm của người từng trải, đi nhiều biết nhiều thì câu thơ thứ hai triển khai cụ thể hoậ câu thứ nKất.

Trùng san chi ngoại hựu trùng san.

(Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác)

Y thơ diễn tả sự gian khó, vất vả cho ngưòi đi phải vượt qua những ngọn núi cao, ‘‘trùng san ” điệp lại hai lần trong câu thơ thứ 2 nói lên khó khăn chồng chất khó khăn, gian lao chồng chất gian lao. Đi hết lớp núi này lại đến lớp núi khác, không biết đâu là con đưòng bằng phẳng phía trước, con người dường như vô cùng bé nhỏ trước các lớp núi chồng chồi hùng vĩ. Song trong thơ Bác, mạch thơ luôn vận động từ bóng tối ra ánh sáng, từ khó khăn gian khổ đến sự tươi sáng và tương lai huy hoàng.

Câu thơ cuối cùng làm bừng sáng cả bài thơ:

Vạn lí dư đồ cô miện gian.

(Thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt)

Người đi đường sau một cuộc hành trình vô cùng gian khó, đã đến được đích cuối cùng. Núi cao không hề cao mãi, cũng như khó khăn cũng có lúc phải kết thúc. Câu thơ mở ra một thiên nhiên bao la rộng lớn. Người đi núi đang đứng ở tư thế cao nhất với niềm vui sướng, tự hào, thu vào tầm mắt một không gian khoáng đạt, cao rộng.

Câu kết vừa tự nhiên, vừa bất ngờ, mở ra một tầng sâu ý nghĩa khiến người đọc phải suy ngẫm. Con đường đi phía trước đầy chông gai, có lớp lớp núi cao, cản trở con người tưởng chừng bị lẩn khuất vào thiên nhiên rộng lớn… Nhưng cuối cùng, con người đã làm chủ thiên nhiên. Trên đỉnh cao chót vót của tầng núi cao nhất, con người thâu tóm toàn bộ giới tự nhiên vào trong tầm mắt. Đó cũng là một quy luật rất tự nhiên: đứng cao, nhìn xa. Nước non dù muôn dặm vẫn có thể bị thu vào tầm mắt của con người.

Hai câu thơ trên ngoài nghĩa miêu tả còn mang ý nghĩa khái quát sâu sắc. Con đường tuy có nhiều khó khăn, thử thách, nhưng nếu ngưòi đi có ý chí, có tinh thần kiên trì vượt gian khó thì nhất định sẽ đến đích của thành công, đỉnh cao của vinh quang.

c. Mở rộng kiến thức

Trong thơ Hồ Chí Minh, có nhiều bài thơ viết về chuyện đi đường gian khó, càng ở chặng cuối cùng thì càng khó khăn, con người càng phải nỗ lực phấn đấu ở chặng cuối cùng để đi đến đích:

Thuốc đắng cạn liều càng thấy đắng,

Đường gay cuối chặng lại thêm gay.

(Giam lâu không được chuyển)

Kinh nghiệm của người cho thấy, có khi khó khăn, không phải ở núi cao, đường khó mà ở ngay con đường bằng phang nhất:

Đi khắp đèo cao, khắp núi cao

Ngờ đâu đường phẳng lại lao đao!

Núi cao gặp hổ mà vô sự,

Đường phẳng gặp người bị tống lao.

(Đường đời hiểm trở)

Có khi khó khăn nhất là lúc khởi đầu:

Lúc leo lét bắt đầu nhóm lửa

Biết bao nhiêu là sự khó khăn

Chỉ đìu hiu một mảnh gió xuân

Cũng lo sợ có khi tắt mất…

(Nhóm lửa)

Những bài thơ của Bác thường giản dị nhưng bao giờ cũng mang một tầng triết lí, một bài học nhân sinh. Từ những chuyện nhỏ bé đời thường như: đi đưòng, giã gạo, nhóm lửa,… Bác đều khái quát thành một bài học lớn mang nhiều ý nghĩa trong cuộc sống.

Những bài thơ ấy trở thành lời khuyên, lời động viên cổ vũ tinh thần giúp chúng ta vững bước trên đưòng đời gian khó.

Xem thêm Câu cảm thán – Ngữ văn lớp 8 tại đây.

4. Câụ hỏi 5 (SGK, trang 40)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Cần nắm được đặc trưng của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: ngắn gọn, súc tích. “Tẩu lộ ” là bài thơ đa nghĩa và có tính triết lí cao. Trên cơ sở nghĩa thực, suy nghĩ về lớp nghĩa sâu xa của bài thơ.

Bài thơ không đơn thuần là tả cảnh, kể chuyện mà mang một triết lí sâu xa, một bài học đường đời. Từ sự trải nghiệm của bản thân về đường đời gian nan, Bác đã viết thành bài thơ “Đi đường Đường đời đầy gian nan thử thách, người đi đường phải kiên trì, bền chí mói vượt qua được các trở ngại đó. Đường đời đã khó là vậy, con đường cách mạng còn nhiều chông gai, nhiều khó khăn hơn, phải quyết tâm sắt đá mới đi đến đích của chiến thắng, đến đỉnh cao của vinh quang.

Bài thơ cũng không chỉ dừng lại ở mức tự khuyên mình mà đã trở thành một bài học có ý nghĩa giáo dục lớn, cổ vũ mọi người bền gan vượt gian khó để đạt được lí tưởng cao đẹp trong cuộc sống.

Đọc Nhật kí trong tù, ta thấy nhiều bài thơ Bác viết để tự khuyên mình, giữ vững ý chí, chịu đựng gian khổ và có bài thơ nói đến việc đời thường là “giã gạo” nhưng lại mang tính triết lí cao:

Ví không có cảnh đông tàn,

Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.

Nghĩ mình trong bước gian truân,

Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.

(Tự khuyên mình)

Và từ việc giã gạo, Bác cũng đúc kết thành một chân lí trong cuộc sống: việc rèn luyện bản thân mỗi người là cần thiết, là điều kiện để thực hiện mục đích cao đẹp:

Gạo đem vào giã bao đau đớn

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông

Sống ở trên đời người củng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công.

(Nghe tiếng giã gạo)

II. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nhà thơ Hoàng Trung Thông cảm nhận về bài “Đi đường ” của Bác và “Lên lầu Quan Tước ” của Vương Chi Hoán – Trung Quốc rất xác đáng. Dưới đây xin được trích dẫn bài viết của nhà thơ Hoàng Trung Thông.

Bài thơ tất nhiên là dịch chưa thật hay so với nguyên văn. Nhưng ngay trên bản dịch này, ta cũng thấy được bước khó khăn của người đi đường: hết núi cao này lại đến núi cao khác rồi lại núi cao nữa. Nhưng khi đến đỉnh cao nhất thì sẽ thu được muôn trùng núi sông vào trong tầm mắt của mình.

Đem so sánh bài thơ đó với bài thơ “Lên lầu Quan Tước’’ của Vương Chi Hoán (Trung Quốc):

Mặt trời tắt sau núi

Sông Hoàng vào biển sâu

Muốn nhìn xa vạn dặm

Lên nữa một tầng lầu.

Mà các nhá thơ nhiều thời đại khen ngợi là tuyệt vời thì ta thấy tư tưởng khác nhau một trời một vực. Một bên là leo mãi cho đến muôn trùng núi thì sẽ thu vào tầm mắt tất cả núi sông. Một bên là muôn thấy ngàn dặm thì bước lên một tầng nữa. Người phải đi khắp núi non mối đạt được mục đích, người chỉ cần bước lên một tầng lầu. Một người là phấn đấu, một người là hưởng thụ.

Bài thơ “Đi đường” chính là bằng nghệ thuật thơ tuyệt diệu đã biểu hiện tư tưởng của Bác: “Cách mạng phải lâu dài, gian khô nhưng nhất định thắng lợi Mục tiêu là thu lại non sông vào trong tầm mắt nhưng phải qua hết chặng đường gian khổ này đến chặng đưòng gian khổ khác.

(Hoàng Trung Thông

Bác Hồ là thơ và thơ của Bác – Báo Văn nghệ số 35 – 1976)

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận