Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Đang tải...

Mùa xuân nho nhỏ

MÙA XUÂN NHO NHỎ

(Thanh Hải)

1.Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải viết tháng 11 năm 1980, chỉ ít ngày trước khi tấc gỉả ra đi vĩnh viễn (15 – 12 – 1980). Tác phẩm này có thể coi là những dòng thơ, dòng chữ cuối cùng mà Thanh Hải để lại cho đời, trước khi từ giã cõi đòi ở độ tuổi 50. Nhà thơ đã viết bài thơ cuối cùng này vừa như một sự tổng kết cuộc đời, lại là một sự gửi gắm tâm niệm của mình với cuộc đời, với đất nước, quê hương. Đọc bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, ai cũng có thể nhận ra tâm nguyện chân thành của tác giả gửi gắm trong đó. Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải, góp vào sự phong phú của những hình tượng thi ca về mùa xuân của thơ ca dân tộc.

2. Bài thơ bắt đầu bằng những xúc cảm trực tiếp, hồn nhiên, say sưa, trước vẻ đẹp và sửc sống của mùa xuân thiên nhiên (sáu dòng thơ đầu). Từ đó, mở rộng ra thành hình ảnh mùa xuân của đất nước vừa cụ thể với người cầm súng, người ra đồng vừa khái quát: “Đất nước như vì sao – Cứ đi lên phía trước” (từ dòng 7 đến dòng 16). Từ cảm xúc, mạch thơ chuyển sang biểu hiện suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ được làm một nhành hoa, một tiếng chim, góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đòi (từ dòng 17 đến dòng 24). Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

Sự sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải ở đoạn thơ này, cũng như trong cả bài thơ, là hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”. Từ những hình ảnh cụ thể: cành hoa, tiếng chim, nốt nhạc trầm, nhà thơ đã khái quát thành một hình tượng độc đáo: mùa xuân nho nhỏ. Tất cả đều mang một vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường, thể hiện điều tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ. Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý của mình, dù nhỏ bé, góp vào cuộc đòi chung nhung dâng hiến, hoà nhập mà vẫn không làm mất đi nét riêng của mỗi người, dù nguyện ước rất khiêm nhường làm một nốt trầm trong bản hoà ca, nhưng là một nốt trầm xao xuyến.

3. Để thể hiện thành công tư tưởng, cảm xúc của bài thơ, tác giả đã sử dụng và sáng tạo những phương tiện, thủ pháp nghệ thuật thích họp: Thể thơ 5 chữ gần vói các điệu dân ca, đặc biệt là cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của dồng cảm xúc.

Thơ Thanh Hải nhìn chung giản dị, mộc mạc, thường dùng các thể thơ có nguồn gốc dân gian, lòi thơ ít trau chuốt, có khi còn dễ dãi. Riêng Mùa xuân nho nhỏ là một trường họp thành công xuất sắc của tác giả. Bài thơ vừa thể hiện được nhũng ưu điểm vốn có của thơ Thanh Hải, như sự giản dị, chất giọng dân ca, lại vừa là một sự kết tinh, thăng hoa của tâm hồn và tư tưởng của cả một đòi thơ, đời người. Thành công về nghệ thuật của bài thơ còn ở cấu tứ độc đáo thể hiện ở sự phát triển theo mạch liên tưởng họp lí mà bất ngờ của ba hình ảnh mùa xuân: mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước và mùa xuân nhỏ của đòi người. Mùa xuân nho nhỏ là lời tâm nguyện chân thành, tha thiết, nhỏ nhẹ mà sâu lắng của một nhà thơ xứ Huế gửi đến cho cuộc đòi, cho tất cả chúng ta.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm

Con cò – Chế Lan Viên

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận