Con cò – Chế Lan Viên – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Đang tải...

Con cò – Chế Lan Viên

CON CÒ

(Chế Lan Viên)

1.Bài thơ Con cò được Chế Lan Viên sáng tác năm 1962. Phát triển ý nghĩa biểu tượng từ hình ảnh con cò trong ca dao, bài thơ ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lòi ru đối với cuộc đời mỗi con người.

Bài thơ có bố cục ba đoạn, đã được tác giả đánh số trong văn bản. Con cò là hình tượng trung tâm của bài thơ, được lặp lại, phát triển và mở rộng ý nghĩa qua ba đoạn của bài thơ:

Đoạn 1: Hình ảnh con cò trong ca dao đi vào tiềm thức của tuổi ấu thơ qua lời ru của mẹ.

Đoạn 2: Hình ảnh con cò gắn bó vói cuộc đời mỗi con người, từ tuổi ấu, khi đến trường và cả tói lúc trưởng thành.

Đoạn 3: Hình ảnh con cò là biểu tượng cho tấm lòng người mẹ theo suốt đời mỗi con người. Kết thúc bài thơ, hình ảnh con cò trong lòi ru của mẹ được nâng lên tầm khái quát rộng lớn: “Con cò mẹ hát – Cũng là cuộc đòi – Vỗ cánh qua nôi”.

2. Bài thơ vận dụng sáng tạo ca dao, xây dựng hình ảnh thơ dựa trên những liên tưởng, tưởng tượng độc đáo: Không lặp lại hoàn toàn các câu ca dao có hình ảnh con cò mà chỉ gợi dẫn bằng một số từ ngữ (con cò cổng phủ, con cò Đồng Đăng, cò gặp cành mềm…)] hình ảnh con cò trong ca dao chỉ là nơi xuất phát, là điểm tựa để tác giả sáng tạo hình tượng thơ bằng những liên .tưởng, tưởng tượng phong phũ, độc đáo. Ví dụ: “Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi”, “Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”, “Con cò mẹ hát – Củng là cuộc đời – vỗ cánh qua nôi”; hình ảnh thơ thiên về ý nghĩa biểu tượng nhưng không khô khan mà vẫn giàu tính tạo hình và tính biểu cảm.

Thể thơ tự do, có xen những câu 5 chữ và 8 chữ, tạo điều kiện cho tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc, suy tưởng một cách linh hoạt.

Giọng điệu bài thơ có âm hưởng lời hát ru, kết họp với giọng suy ngẫm, triết lí: Các đoạn thơ thường được bắt đầu bằng những câu thơ ngắn (4 hoặc’ 5 chữ), có cấu trúc giống nhau, có những dòng điệp lại hoàn toàn, gọi âm điệu lời ru. Âm hưởng lời ru còn được tạo ra bằng cách sử dụng những lời mở đầu cho các câu hát ru như: “Ngủ yên! Ngủ yên!”, “À ơi!”. Giọng suy ngẫm, triết lí được thể hiện trong những câu thơ đúc kết quy luật, nhận định khái quát: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ – Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”, “Một con cò thôi – Con cò mẹ hát – Cũng là cuộc đời – vỗ cánh qua nôi”.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Bếp lửa – Bằng Việt

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận