Một số vấn đề chung – Cảm thụ văn học lớp 4

Đang tải...

Một số vấn đề chung – Cảm thụ văn học lớp 4

I. Thế nào là cảm thụ văn học :

Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện bài văn, bài thơ) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ… thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn thơ). Nói cách khác cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một đoạn văn, một đoạn thơ, một câu chuyện ta không những phải hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng, nhập thân với những gì đã học…

II. Yêu cầu của cảm thụ ở tiểu học :

1. Học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp của văn (thơ) thông qua nội dung, nghệ thuật.

2. Nắm bắt được tư tưởng chủ đạo của tác giả.

3. Biết bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

4. Biết viết thành một đoạn văn cảm thụ sinh động ở mức độ đơn giản phù hợp với lứa tuổi tiểu học.

III. Đối tượng của cảm thụ văn học ở Tiểu học

– Các bài văn, bài thơ, mẩu chuyện ngắn đặc sắc, có giá trị trong chương trình Tập đọc lớp 4.

– Các đoạn văn, đoạn thư hay ngoài chương trình có nội dung nói về tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình , Bác Hồ hay phản ánh nét sinh hoạt độc đáo của một vùng (miền) trên đất nước.

 IV. Các dạng bài tập cảm thụ cơ bản ở Tiểu học

Dạng 1 : Bài tập phát hiện hình ảnh và tái hiện vẻ đẹp của hình ảnh.

Dạng 2 : Bài tập phát hiện các biện pháp nghệ thuật nêu giá trị của nghệ thuật.

Dạng 3 : Bài tập nhận xét cách viết câu và sử dụng dấu câu, nêu tác dụng.

Dạng 4 : Bài tập tìm hiểu nội dung và nêu cảm nhận chung.

Dạng 5 : Bài tập cảm thụ hình tượng nhân vật (chỉ yêu cầu cảm thụ một nét tính cách đặc trưng hay một đặc điểm tiêu biểu của nhân vật ở mức độ đơn giản).

 V/ Một số biện pháp nghệ thuật cơ bản thường dùng ở Tiểu học

Để giúp học sinh làm bài tập cảm thụ văn học đạt kết quả cao, người giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm chắc một số những biện pháp nghệ thuật thường dùng trong các bài văn, bài thơ ở tiểu học, bởi đây chính là chìa khóa giúp các em chủ động mở ra các lớp nghĩa sâu xa ẩn sau từng câu chữ của đoạn văn, đoạn thơ

1. Nghệ thuật so sánh

a. Định nghĩa : So sánh là cách đối chiếu hai đối tượng khác loại không đồng nhất nhau hoàn toàn mà chỉ giống nhau một nét nào đó về màu sắc, hình dáng, ngữ nghĩa…

b. Tác dụng : Phép so sánh trong văn học có tác dụng tạo ra cảm giác mới mẻ, giúp sự vật được miêu tả trở nên cụ thể, sống động…

c. Cách nhận biết : Trong câu văn có sử dụng nghệ thuật so sánh thường có các từ : là, như, bằng, tựa như… và dấu hai chấm (:) dấu gạch ngang (-).

d. Bài tập vận dụng :

+ Nghệ thuật nào được sử dụng trong câu ca dao sau :

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

+ Con cảm nhận được gì về tình cảm bà cháu được thể hiện qua phép so sánh sau :

“Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng”

“Quả ngọt cuối mùa” Võ Thanh An

2. Nghệ thuật nhân hoá

a- Định nghĩa : Nhân hoá là cách gọi hoặc tả đồ vật, loài vật, cây cối… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người (hoặc nói cách khác là gắn cho những hoạt động đồ vật, loài vật, cây cối… tình cảm, trạng thái như con người).

Tác dụng : Nghệ thuật so sánh giúp cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối… trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người.

Bài tập ứng dụng :

+ Trong câu văn sau, những sự vật nào được nhân hoá “Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc không ai tị ai cả”.

+ Chỉ ra và nêu tác dụng của nghệ thuật nhân hoá trong đoạn thơ sau :

“Bé ngủ ngon quá

Đẫy cả giấc trưa

Cái võng thương bé

Thức hoài đưa đưa”.

Ngoài hai biện pháp nghệ thuật cơ bản trên giáo viên có thể cung cấp cho học sinh các biện pháp nghệ thuật : Đảo ngữ, điệp từ, dùng hình ảnh gợi tả, gợi cảm, dùng hình ảnh đối lập…

VI/ Phương pháp làm 1 bài tập cảm thụ :

Để làm tốt một bài tập cảm thụ văn học, người giáo viên cần hướng dẫn để các em thực hiện đầy đủ từng bước các việc sau đây :

a- Đọc kỹ đề bài, xác định rõ yêu cầu của bài tập (phải trả lời được điều gì ? cần nêu bật ý gì ?…).

b- Đọc và tìm hiểu đoạn văn (đoạn thơ ; mẩu chuyện) được nêu trong đề bài : (cần dựa vào yêu cầu cụ thể của từng bài tập để tìm hiểu)

Thông thường để tìm hiểu một đoạn văn thơ cần hướng dẫn học sinh đọc kỹ đoạn trích, xác định được nội dung chính của đoạn trích thông qua một số câu hỏi gợi ý.

Tác giả viết bài (đoạn) văn (thơ) nhằm diễn tả gì ?

– Điều đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh , chi tiết nào và những biện pháp nghệ thuật nào được thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh đó…

– Đoạn thơ (văn) gợi cho em suy nghĩ cảm xúc gì ?.

Viết đoạn văn cảm thụ hướng vào yêu cầu của đề :

– Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu “mở đoạn” để dẫn dắt người đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính, tiếp đó cần nêu rõ các ý theo yêu cầu của đề (các hình ảnh, từ ngữ, chi tiết… làm toát nội dung.. thân đoạn ; cuối cùng có thể kết đoạn bằng một câu ngắn gọn để gợi lại nội dung cảm thụ.

Với từng dạng bài cụ thể có thể trình bày theo các bước cơ bản sau :

* Dạng bài phát hiện hình ảnh thường có các bước sau :

+ Phát hiện, nêu ra các hình ảnh.

+ Tái hiện vẻ đẹp, nêu ý nghĩa của hình ảnh thông qua nghệ thuật.

+ Nêu bật được tư tưởng, tình cảm của tác giả.

+ Cảm xúc của bản thân.

          * Dạng bài cảm thụ hình tượng nhân vật

1. Nêu các chi tiết về :

 Cảm thụ văn học lớp 4

2. Nêu bật tính cách, phẩm chất… của nhân vật.

3. Tư tưởng chủ đạo, ý nghĩa sâu xa của mẩu chuyện, của tác giả được thể hiện qua nhân vật.

4. Cảm xúc của bản thân

* Với các dạng bài còn lại gồm 4 bước sau :

+ Phát hiện nghệ thuật

+ Chỉ ra nội dung

+ Nêu tư tưởng, tình cảm của tác giả0

+ Cảm xúc của bản thân.

»Tải về file word tại đây.

Xem thêm:

– Chủ điểm: Măng mọc thẳng – Cảm thụ văn học lớp 4

– Chủ điểm: Thương người như thể thương thân – Cảm thụ văn học lớp 4

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận