Luyện từ và câu : Mở rộng vốn từ : Trung thực – Tự trọng – Tiếng Việt 4

Đang tải...

A – Mục tiêu bài học

       Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trung thực – tự trọng. Nắm được nghĩa của từ và vận dụng các từ trên để đặt câu.

B – Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm hài tập)

1. Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với trung thực.

       – Những từ cùng nghĩa với trung thực: chân thật, thật thà, thành thật, thật tình, thật lòng, thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng,…

       – Những từ trái nghĩa với trung thực: gian dối, dối trá, giả dối, gian lận, gian ngoan, gian manh, gian xảo, gian trả, lừa bịp, lừa dối, lừa đảo, lừa lọc,…

2. Đặt câu với một từ cùng nghĩa hoặc một từ trái nghĩa với trung thực.

       – Anh ấy là một người thành thật.

       – Lan là một cô gái chân thật.

       – Anh ấy phát biểu rất thẳng thắn.

       – Nó thật lòng yêu con chim đó.

       – Gian dối là một đức tính xấu.

       – Tào Tháo là một người gian manh.

3. Dòng nào dưới đây (SGK trang 49) nêu đúng nghĩa của từ tự trọng?

Dòng c) Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình nêu đúng nghĩa của từ tự trọng.

4. Có thể dùng thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về tính trung thực hoặc về lòng tự trọng?

       Các thành ngữ, tục ngữ nói về tính trung thực:

       a. Thẳng như ruột ngựa.

       c. Thuốc đắng dã tật.

       d. Cây ngay không sợ chết đứng.

       Các thành ngữ, tục ngữ nói về lòng tự trọng:

       b. Giấy rách phải giữ lấy lề.

       e. Đói cho sạch, rách cho thơm.

       Nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ trên:

       – Thẳng như ruột ngựa – Có lòng dạ ngay thẳng (ruột ngựa rất thẳng).

       – Giấy rách phải giữ lấy lề – Dù đói nghèo khó khăn vẫn phải giữ nề nếp.

       – Thuốc đắng dã tật – Thuốc đắng mới chữa khỏi bệnh. Lời góp ý khó nghe nhưng giúp ta sửa chữa khuyết điểm.

       – Cây ngay không sợ chết đứng – Người ngay thẳng không sợ bị nói xấu.

       – Đói cho sạch, rách cho thơm – Dù đói khổ vẫn phải sống trong sạch lương thiện.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận