Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Đang tải...

Lặng lẽ Sa Pa

LẶNG LẼ SAPA

(Trích – Nguvễn Thành Long)

  1. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyên đi lên Sa Pa, Lào Cai của Nguyễn Thành Long trong mùa hè 1970. Trong chuyến đi này, tác giả đọc được một đoạn tin trên báo địa phương và được nghe kể về người thanh niên một mình sống và làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh cao Yên Sơn. Được gợi ý tả nguyên mẫu ấy, nhà văn đã viết Lặng lẽ Sa Pa.
  2. Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa rất đơn giản, tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm công tác khí tượng tại nơi ở và làm việc của anh trên đỉnh núi cao. Qua tình huống gặp gỡ và câu chuyện giữa các nhân vật, tác giả khắc hoạ chân dung nhân vật chính – anh thanh niên – cùng với những nhận xét, suy nghĩ của các nhân vật về ý nghĩa của công việc, về những cống hiến thầm lặng của những ngưòi lao động bình thường và cả về cuộc sống, về nghệ thuật.

Nhân vật chính của truyện – anh thanh niên – làm công tác khí tượng, một mình trên đỉnh núi cao, chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ tình cờ và ngắn ngủi vói bác lái xe, ông hoạ sĩ và cô kĩ sư. Đó là một bức chân dưng đẹp của một người lao động bình thường, có lòng yêu nghề và ý thức trách nhiệm, gắn bó với sự nghiệp chung bằng công việc của mình, vi thế anh không hề cô độc dù sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao. Các nhân vật phụ, đặc biệt là nhân vật ông hoạ sĩ, cũng có vi trí đáng kể trong truyện, góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Nhân vật anh thanh niên được hiện ra rõ nét hơn qua lòi kể của bác lái xe, qua cái nhìn và những suy nghĩ, cảm xúc của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư. Qua các nhân vật, truyện còn gợi ra những suy nghĩ về ý nghĩa của những công việc bình thường, về mối quan hệ giữa mỗi ngưòi vói mọi người và cả những suy ngẫm về mối quan hệ giữa nghệ thuật với đời sống.

Chất thơ – một nét đắc sắc của Lặng lẽ Sa Pa: Chất thơ thấm vào mọi yếu tố từ cốt truyện, tình huống đến mối quan hệ giữa các nhân vật cùng vẻ đẹp trong tình cảm và suy nghĩ của họ. Đặc biệt, chất thơ in đậm ưong bức tranh thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa mĩ lệ của Sa Pa được hiện ra như dưới cái nhìn của một hoạ sĩ.

  1. Thành công nổi bật của tác phẩm là đã tạo được tình huống truyện tự nhiên, tình cờ và hấp dẫn: tình huống cuộc gập gỡ ngắn ngủi của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư vói anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao, từ đó miêu tả chân dung nhân vật chính qua cái nhìn của các nhân vật khác.

Chọn điểm nhìn trần thuật chủ yếu từ nhân vật ông hoạ sĩ để dễ dàng quan sát, miêu tả các nhân vật khác và bộc lộ những nhận xét, suy nghĩ qua độc thoại nội tâm.

Nghệ thuật miêu tả khung cảnh thiên nhiên với những bức tranh phong cảnh Sa Pa hùng vĩ, mĩ lệ.

Miêu tả nhân vật từ điểm nhìn của những nhân vật khác: anh thanh niên được giới thiệu qua lời bác lái xe, được miêu tả qua cái nhìn và suy nghĩ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư.

Kết hợp miêu tả, tự sự và bình luận tường truyện; mở đầu và kết thúc truyện là những bức tranh thiên nhiên đẹp; miêu tả nhân vật xen với thuật, kể các sự việc trong cuộc gặp gỡ; đan xen giữa miêu tả nhân vật anh thanh niên với những suy nghĩ, bình luận của các nhân vật khác.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Làng – Kim Lân

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận