Làng – Kim Lân – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Đang tải...

Làng – Kim Lân

LÀNG

(Trích – Kim Lân)

  1. Kim Lân là nhà văn rất am hiểu đời sống nông thôn và người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, từ trước năm 1945 ông đã có một số truyện ngắn về đề tài này. Truyện ngắn Làng được Kim Lân viết năm 1948 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình yêu làng quê trong truyện Làng vừa mang nét chung của tâm lí người nông dân, lại mang nét riêng của thời đại cách mạng và kháng chiến, khi tình cảm làng quê được mở rộng và chịu sự chi phối của lòng yêu nước, của ý thức công dân.
  2. Truyện ngắn Làng có cốt truyện đơn giản, ít sự việc, không hướng vào tái hiện những sự kiện bên ngoài hay xung đột xã hội mà hướng vào thế giói nội tâm nhân vật, miêu tả trạng thái và diễn biến tâm lí của ông Hai. Đó là loại cốt truyện tâm lí, không phải cốt truyện sự kiện, hành động. Phần chính của truyện (được trích trong SGK) là diễn biến tình cảm và thái độ của ông Hai đối với làng quê khi ở noi tản cư ông nghe tin làng mình lập tề theo giặc đến khi cái tin ấy được cải chính.

Tình huống truyện là việc ông Hai tình cờ nghe được cái tin làng Chợ Dầu của mình theo giặc khi ông vừa từ phòng thông tin bước ra, đang phấn chấn vì những tin tức ta đánh thắng giặc ở nhiều nơi. vốn là người rất yêu và tự hào về cái làng của mình, tin ấy đã khiến ông Hai sững sờ rồi đau khổ, tủi hổ. Suốt mấy ngày liền, ông không dám bước chân ra khỏi nhà, vì sợ phải nghe những lòi bàn tán về cái tin làng Chợ Dầu theo giặc. Ông chỉ biết trút nỗi lòng của mình vào cuộc trò chuyện vói đứa con út. Tình thế của ông Hai bị dồn đến chỗ tưởng như ‘bế tắc khi người chủ nhà tỏ ý không muốn cho gia đình ông – dân của cái làng theo giặc – ở nhờ nữa. Cuối cùng thì cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã được cải chính, ông Hai phấn chấn, vui vẻ đi khắp mọi nhà để cải chính cái tin ấy và kể chuyện làng mình đánh giặc, nhà mình bị giặc đốt ra sao. Qua nhân vật ông Hai, tác giả đã thể hiện chân thực và cảm động sự thống nhất giữa tình cảm làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến ở người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

  1. Thành công nổi bật của truyện Làng trước hết là ở sự sáng tạo tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhất là miêu tả tâm lí nhân vật chính – ông Hai. Ngoài ông Hai, nhân vật phụ như mụ chủ nhà cũng đuực miêu tả khá sinh động, từ ngôn ngữ đến tâm lí, tính cách.

Góp vào thành công của truyện còn phải kể đến nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ – ngôn ngữ nhân vật và người trần thuật. Kim Lân vốn rất am hiểu và gần gũi vói những nhân vật quần chúng của mình, nhà văn để họ được nói năng, suy nghĩ, hành động một cách hết sức tự nhiên mà bộc lộ được tâm lí, tính cách. Ngôn ngữ của ông Hai – cả trong những lời đối thoại và lòi độc thoại – đều rỗ là lời ăn tiếng nói, cách nghĩ của một ông lão nông dân vốn gắn bó tha thiết với làng quê và rất thành tâm với cách mạng, với kháng chiến.

Nghệ thuật trần thuật của truyện Làng cũng khá đặc sắc. Tuy lời trần thuật vẫn ở ngôi thứ ba vô hình, nhưng quan điểm và ngôn ngữ của ngưòi ữần thuật thống nhất vói quan điểm và ngôn ngữ của nhân vật chính, nhiều chỗ nhập vào dòng tâm tư của nhân vật ông Hai.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Luyện tập thơ mới hiện đại

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận