Hướng dẫn bài tập văn tự sự – Bài tập nâng cao Ngữ Văn 6 (phần 1)

Đang tải...

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh, Hoc360.net sưu tầm gửi tới các em Hướng dẫn bài tập văn tự sự – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6. Chúc các em học tốt!

Hướng dẫn bài tập văn tự sự

(phần 1) 

Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

1. Hướng dẫn giải bài tập

Bài 1 : Phải đạt hai yêu cầu : Đặt tên (gắn với biệt hiệu) và nêu đặc điểm ngoại hình của từng kiểu nhân vật. Muốn vậy, phải xác định trước đặc điểm ngoại hình.

Mẫu : a) Một cậu học sinh cá biệt : đặt tên (gắn với biệt hiệu) : Hùng “gồ”, Hùng “lì”, Hùng “sẹo”,…

Đặc điểm ngoại hình : vóc người nhỏ thó, da đen bóng vì chạy ngoài nắng quá nhiều, -gương mặt gầy gầy, xương xương, lông mày rậm, trán dô, tóc rễ tre, có cái sẹo trên mắt là chứng tích của một lần trèo cây bị ngã, lúc nào cũng kè kè một cái nỏ cao su, v.v.

Bài 2 :

– Yêu cầu 1 – Tình tiết truyện được sắp xếp độc đáo, để cho nhân vật ba lần kéo lưới ở ba chỗ khác nhau mà đều có thanh sắt mắc lưới. Sự nhầm lẫn của nhân vật ở lần kéo lưới thứ nhất càng tăng thêm yếu tố bất ngờ ngẫu nhiên. Cho đến lần thứ ba mới phát hiện ra đó là một thanh gươm. Chi tiết này chứng tỏ đây là ý trời.

– Yêu cầu 2 : Vận dụng nghệ thuật kể để viết đoạn văn tự sự. Muốn làm tốt yêu cầu này cần lưu ý : phải tạo được sự hiểu nhầm, sự ngẫu nhiên, tình cờ để làm nổi bật được niềm vui bất ngờ cho nhân vật.

Ví dụ : Cậu bé gặp một bài toán khó. Lần thứ nhất chỉ giải một nhoáng là ra đáp số – cậu ngạc nhiên, không dám tin. Lần thứ hai rồi lần thứ ba, cậu tìm cách giải khác, vẫn ra đáp số ấy.

Bài 3 : Có hai yêu cầu

a) Yêu cầu thứ nhất là tìm hai cốt truyện có cùng một ý nghĩa. Tìm cốt truyện nào cũng phải làm nổi bật được “bài học nhớ đời” đối với nhân vật.

Ví dụ : Cốt truỵện 1 : A xin mẹ đi bơi ở hồ. Mẹ không cho. Buổi trưa, đợi mẹ đi ngủ rồi A lén đi. Ra đến hồ A gặp một cậu bạn cùng xóm cũng đang tập bơi. Ban đầu A chỉ dám bơi trong bờ. Sau đó, máu “iêng hùng” nổi lên, A bơi ra ngoài xa. Cậu bạn ngăn không được. Không ngờ bị chuột rút, A chói với… May mà có anh thanh niên đi qua, cậu bạn kêu lên, anh thanh niên đã cứu được A…

Học sinh hãy tự tìm cốt truyện thứ hai.

b) Yêu cầu thứ hai là viết Mở bài theo nhiều cách khác nhau. Dù viết cách nào thì cũng nên ngắn gọn, đi thẳng vào câu chuyện và gây được hứng thú cho người đọc, người nghe (tuỳ theo cốt truyện mà chọn cách Mở bài).

Bài 4 : Yêu cầu giới thiệu nhân vật, tức là phải nêu được tên, đặc điểm ngoại hình và đặc điểm tính cách của các nhân vật.

Mẫu : a) Lời giới thiệu về một bác thương binh vui tính : Lũ trẻ trong xóm tôi đứa nào cũng quỷ bác Hưng. Bác là một thương binh thời chống Mĩ. Một cánh tay và một bàn chân của bác đã bị bom Mĩ cắt ngang. Mọi người gọi bác bằng cái tên “Hưng cụt”. Bác nhận cái tên ấy rất thoải mái. Từ ngày về làng, dù đã có chế độ đãi ngộ riêng, nhưng bác vẫn soạn một thùng đồ nghề ra đấu xóm, chỗ gốc đa, lầm nghề chữa xe đap. Chưa trông thấy mặt nhưng mọi người có thể nhận m bác nhờ tiếng nạng gỗ gõ xuống đất “lộc cộc… cộc cộc…” và tiếng cười sang sảng. Bác rất vui tính, lại hay kể chuyện nên bọn trẻ thường rủ nhau ra gốc đa đầu làng ngồi cùng với bác, đến hết buổi mới chịu về. Có hôm, bác còn đãi chúng tôi một chầu ngô nướng hay một rá lạc rang. Bác thưởng khuyên chúng tôi phải chịu khó học tập và phải biết lao động để sau này trỏ thành người có ích cho cuộc đời. Hôm nào trở trời, vết thương cũ tái phát, bác phải nghỉ ở nhà là chúng tôi lại thấy nhớ. Đứa nào cũng thơ thẩn, ải ra đi vào, chờ nghe cái âm thanh nạng gỗ “lộc cộc…” gõ xuống đường và tiếng cười vang của bác Hưng…

(Vận dụng cách viết của đoạn văn mẫu trên, học sinh hãy viết tiếp những đoạn văn còn lại).

Bài 5 : – Yêu cầu bài tập này là viết đoạn văn để kể sự việc. Tức là chú ý tới diễn biến của sự việc (có mở đầu, có diễn biến và có kết thúc) ; phải tìm các’-tình huống, các chi tiết cụ thể. Kể sự việc cũng có thể xen vào một vài câu miêu tả nhân vật có liên quan tới sự việc đó.

– Mẫu :

a) Một em bé hờn dỗi vì một lí do nào đó : Bé Na đang khóc thút thít ở đầu hồi nhà. Chả là bé hờn dỗi mẹ đấy mà ! Lí do thật đơn giản : Bé đòi mẹ đi chơi công viên. Mẹ đã hứa sẽ đưa bé đi chơi. Nhưng đùng một cái, hôm nay mẹ lại có việc bận ở cơ quan, thế là lời hứa không thực hiện được. Bé giận mẹ. Mặc cho mẹ dỗ dành, rồi xin lỗi, bé cứ khóc mãi. Nước mắt chảy từng hàng trên gương mặt bầu bĩnh. Bé nấc lên, có vẻ tủi thân lắm. Chú mèo mướp thấy vậy, đến cọ mình vào chân bé “meo meo” như có ỷ hỏi : “Việc gì mà bé Na khóc nhè thế ?”. Thường ngày thì bé đã cúi xuống bế mèo lên vuốt ve rồi, nhưng hôm nay thì không được. Vì bé còn bận phải “khóc nhè” mà ! Mèo ta vẫn không chịu thua, cứ quẩn quanh, “meo meo” mãi. Ý chừng mèo ta “lêu lêu” bé Na đấy ! Nghĩ thế, bé Na càng bực mình thêm. Bé lấy chân, hất mạnh một cái. Mèo ta bị bất ngờ, văng đúng vào chỗ con mực đang ngủ. Mực ta giật mình bừng dậy “gừ…”, “ngao…”. Cả hai con vật xù lông lên, nhe răng ra, lừ lừ nhìn nhau. Bé Na bật cười thành tiếng. Thế là không khóc được nữa. Bé chạy lại ôm lấy mèo mướp. Nước mắt vẫn còn đọng trên bờ mi.

(Theo đoạn văn mẫu trên, học sinh hãy viết tiếp những đoạn còn lại).

Bài 6 : – Yêu cầu : Triển khai câu chủ đề thành một đoạn văn. Như vậy tức là phải xác định được nội dung chính mà câu chủ đề đề cập tới. Từ ý của câu chủ đề có thể hình dung được toàn bộ đoạn văn. Lưu ý là câu chủ đề phải được giữ nguyên và đặt đầu đoạn.

Ví dụ : Ớ câu chủ đề (a), nội dung thông báo chính là “tôi cung lũ trẻ trong xóm rủ nhau ra đê chơi trò đánh trận giả”. Toàn bộ đoạn văn được triển khai phải giới thiệu về trò chơi này (thời gian, địa điểm, diễn biến, không khí cuộc chơi,…).

– Mẫu : Buổi chiều hôm ấy, tôi cùng lũ trẻ trong xóm rủ nhau ra đê chơi đánh trận giả. Mặt đê lộng gió, mát rượi. Ánh nắng nhạt dần. Hơi nước từ sông Lam phả lên, làm dịu không khí của chiều hè. Chúng tôi chia làm hai phe : Phe quân xanh do thằng Vinh làm thủ lĩnh, phe quân đỏ thì nhất trí cử tôi. Mỗi bên chiếm lĩnh một triền đê. Trận đánh bắt đầu. Những bụi cây lúp xúp, những gò đất trở thành chỗ nấp của chúng tôi. Cũng lăn lê, bò toài. Cũng hô xung phong vang trời dậy đất. Tiếng cười nói, tiếng cãi nhau chí choé làm rộn rã cả một quãng đê. Có những lúc hăng lên, chúng tôi xông vào đánh giáp lá cà. Thằng nào bị lưng chạm đất là coi như đã “hi sinh”. Những chỗ chúng tôi quần nhau, bụi tung mù mịt. Đứa nào đứa nấy mồ hôi mồ kê nhễ nhại, quần áo tóc tai bám đầy đất đỏ. Mệt mà vui ghê. Trận chiến diễn ra giằng co quyết liệt, không phân thắng bại. Quân của hai bên đã “hi sinh” quá nửa. Số còn lại quyết “tử thủ” bám giữ trên đê không cho phe kia chiếm đất. Chúng tôi đang bàn mưu tính kế đánh úp quân xanh thì đột nhiên phía bên kia triền đê, có tiếng la oai oái. Rồi thằng Vinh nhảy choi choi trên mặt đê, chân tay múa tít. Không hiểu mô tê gì, chúng tôi xông lên bắt sống “tướng địch”. Thằng Vinh dở khóc dở mếu đưa tay đầu hàng rồi lại nhảy choi choi. Lúc ấy chúng tôi mới vỡ lẽ. Thì ra là cu cậu lại nấp đúng chỗ có ổ kiến lửa. Những con kiến càng to đang bò khắp quần áo nó, đốt chí tử. Thế là chúng tôi vội vã khiêng thằng Vinh ra bờ sông, ném nó xuống nước, cả bọn ào theo sau nhảy xuống sông vùng vẩy. Thê là tan cuộc chơi.

(Theo đoạn văn trên, học sinh tự viết đoạn văn còn lại)

Bài 7 : – Yêu cầu xác định :

– Câu chủ đề: Chính là câu thứ nhất của mỗi đoạn.

– Yêu cầu xác định nội dung chính : Nằm ngay ở câu chủ đề (dựa vào câu chủ đề để xác định rõ).

Bài 8 : – Yêu cầu thay ngôi kể : Chuyển đại từ tôi sang danh từ Dế Mèn (từ ngôi thứ nhất chuyển sang ngôi thứ ba).

Khi ngôi kể đã thay thì cách diễn đạt cũng phải thay đổi theo cho phù hợp.

Ví dụ : Nhưng tôi cóc sợ. Coi họ làm gì nổi tôi tốt ! (kể ở ngôi thứ nhất). Chuyển thành : “Nhưng Dế Mèn đâu có sợ. Xem chừng thì anh Xiến Tóc cũng chẳng làm gì nổi Dế Mèn” (kể ở ngôi thứ ba).

– Thay đổi ngôi kể khiến cho đoạn văn có tính khách quan hơn. Nhưng thái độ của nhân vật lại không thể hiện rõ như ở đoạn văn dùng ngôi kể thứ nhất.

Bài 9 : – Yêu cầu thay ngôi kể, chuyển danh từ “Trọng Thuỷ” sang đại từ “tôi”, thay Triệu Đà bằng cụm từ “phụ vương tôi” (từ ngôi thứ ba chuyển sang ngôi thứ nhất).

Cách diễn đạt cũng vì thế mà thay đổi theo. Ví dụ : “Đến gần bờ biển, thấy xác vợ nằm trên thảm cỏ, tuy chết mà nhan sắc không mờ phai, Trọng Thuỷ khóc oà lên, thu nhặt thi hài đem về chôn trong Loa Thành rồi đâm đầu xuống giếng trong thành mà chết” (kể ở ngôi thứ ba). Sang ngôi kể thứ nhất, câu văn ấy phải tách thành nhiều câu ngắn : “Đến gần bờ biển, tôi trông thấy xác Mị Châu. Nàng nằm trên đám cỏ, tuy chết mà nhan sắc không mờ phai. Đau đớn, bàng hoàng, tôi không dám tin đó là sự thật. Lỗi lầm này là của tôi. Không nén nổi đau đớn, tôi oà lên khóc rồi thu nhặt thi hài Mị Châu đem về chôn trong Loa Thành. Tôi làm sao có thể sống thiểu nàng được ? Chỉ có cái chết mới giúp tôi được gặp nàng. Cái chết sẽ giúp tôi vơi bớt niềm ân hận. Hãy chờ ta nhé, Mị Châu ơi ỉ” .

– Thay đổi ngôi kể khiến cho đoạn văn mang tính chủ quan. Và vì để diễn tả cảm xúc, thái độ của nhân vật một cách trực tiếp, cách diễn đạt của đoạn văn trở nên dài dòng hơn:

Bài 10 : – Yêu cầu : sắp xếp lại trật tự lời văn trong từng câu. Việc sắp xếp này phải đảm bảo tính hợp lí: Hợp nội dung diễn đạt, hợp lô gích,…

– Mẫu : a) Tên tướng giặc vô cùng hoảng sợ, phải cắt râu thay áo, giả làm người dân thường để lẩn trốn.

(Theo mẫu trên, học sinh sắp xếp các câu còn lại).

Bài 11 : – Yêu cầu : Thay lời hai nhân vật, lần lượt viết thành hai đoạn văn mới có cùng nội dung với đoạn trích đã nêu (chuyển ngôi kể thứ ba thành ngôi kể thứ nhất).

– Lưu ý : Thay lời nhân vật nào thì phải để nhân vật ấy xưng tôi, và phải đặt vào vị trí của nhân vật ấy để nhìn nhận diễn biến sự việc.

Ví dụ : Nếu là Thạch Sanh tự kể chuyện thì ngay đầu đoạn không thể nói toạc ra âm mưu của mẹ con Lí Thông,…

Nếu là Lí Thông tự kể thì không thể biết được diễn biến cuộc chiến giữa Thạch Sanh với chằn tinh một cách trực tiếp, phải qua lời kể Ịại của Thạch Sanh mới hiểu được sự việc,…

Bài 12 : – Yêu cầu : Chọn ngôi kể và thứ tự kể cho câu chuyện được đề cập tới trong đề văn. Sau đó lí giải.

– Lưu ý : Đây là câu chuyện kể về một kỉ niệm, do đó nên xưng “tôi” (kể ở ngôi thứ nhất). Nội dung có tính chất hồi tưởng nên thứ tự kể có thể đi từ hiện tại, quay trở về quá khứ để lí giải rõ (không nên lẫn lộn giữa thứ tự kể với diễn biến cốt truyện).

Bài 13 : a) Cách dùng từ ngữ trong lời hội thoại của đoạn văn : để cho nhân vật thầy đồ Cóc dùng nhiều từ Hán Việt để nói chữ. Vì nhại lại để giễu cợt nên lời đáp của Dế Mèn cũng dùng kiểu diễn đạt này.

b) Thay thế các từ Hán Việt bằng từ thuần Việt để viết lại đoạn văn (Ví dụ : “Hà cớ mà nhị vị tráng sĩ du nhàn qua bản thôn ?” có thể đổi thành : “Vì lí do nào mà hai vị tráng sĩ nhàn nhã qua chơi thôn xóm của tôi ?”).

Lưu ý : Có những từ Hán Việt không cần phải thay (tráng sĩ,…).

– So sánh và lí giải : Đoạn văn viết lại có nội dung diên đạt dê hiếu hơn đoạn văn gốc.

Lí do mà Tô Hoài chọn cách viết trên : Để làm nổi bật nét tính cách đáng mỉa mai, giễu cợt của thầy đồ Cóc : Đó là cái bệnh hay nói chữ mà không thèm hiểu nghĩa.

Bài 14 : – Yêu cầu : Chuyển đoạn văn tự sự có câu hội thoại gián tiếp thành đoạn văn tự sự có câu hội thoại trực tiếp.

– Lưu ý : Chỉ chuyển những câu có ý hội thoại:

Ví dụ : “Thấy lạ, tôi hỏi thì ông trả lời rằng đây là cây mai mà một người đồng đội cũ của ông đã đem từ miền Nam ra tặng” (Câu có lời thoại gián tiếp).

Chuyển : “Thấy lạ, tôi hỏi:

– Ông ơi ! Vì sao ông lại nói chuyện có vẻ thân mật với cây mai thế ?

Ông tôi trả lời:

– Đây là cây mai mà một người đồng đội cũ của ông đã đem từ miền Nam ra tặng đấy cháu ạ !” (Đoạn có lời thoại trực tiếp).

Bài 15 : – Yêu cầu : Từ cốt truyện đã cho để viết thành đoạn truyện ngắn. Các nhân vật trong truyện đã được nhân hoá (Gồm : quần dài, áo, dép phải, dép trái). Riêng nhân vật cậu bé thì có thể đặt tên và để ở ngôi thứ ba. Có thể dùng các lời hội thoại trực tiếp.

Mẫu :   Đồ dùng để ở đâu

Minh nhìn lên đồng hồ. Đã đến giờ đi học. Minh cuống cuồng tìm quần áo để mặc. Nhưng chú bé không thấy quần dài, không thấy áo, không thấy dép đâu cả.

Minh gắt lên :

– Quần áo ta đâu rồi ?

Quần lên tiếng :

– Tôi đây ! Tôi đây : Tôi ở trong xó tủ. Tối qua anh nhét tôi vào đây cơ mà.

– Áo ta đâu ?

– Tôi ở đây ! Trên đình màn này. Tối qua anh vứt tôi lên đây cơ mà ! — Chiếc áo nhăn nhúm kêu lên như vậy.

– Dép của ta ở đâu ?

– Tôi đây ! Dưới gầm tủ ấy — Chiếc dép bên phải trả lời, chiếc bên trái nằm im thin thít. Nó không nghe thấy tiếng Minh hỏi. Nó nằm ngoài cửa.

Cuối cùng, Minh cũng mặc xong quần áo và tìm thây dép. Nhưng trống vào học đã đánh rồi. Minh chạy bở hơi tai mà vẫn chậm. (Nhị Hà, dẫn theo Tiếng Việt 2, tập hai, NXB Giáo dục, 2000).

Bài 16 : – Yêu cầu : Viết đoạn văn tự sự ghi lại cuộc đối thoại giữa hai quyển sách giáo khoa cũ và mới. Do đó, phải dùng nghệ thuật nhân hoá. Lời đối thoại phải dí dỏm, thể hiện thái độ của từng nhân vật.

– Lưu ý : Quyển sách giáo khoa cũ thì tỏ thái độ buồn rầu, quyển sách giáo khoa mới thì tỏ thái độ tự tin, có phần ngây thơ (vì nó chưa hiểu về cậu chủ nhỏ). Trong lời đối thoại giữa hai nhân vật nên nhắc tới cậu chủ nhỏ này với thái độ phê bình.

Bài 17 : – Yêu cầu : viết đoạn văn hội thoại. Nhân vật là hai học sinh (có thể đặt tên cho từng nhân vật). Đề tài là bảo vệ môi trường (nên đi vào một khía cạnh nhỏ : hoặc vấn đề bảo vệ cây xanh, hoặc vấn đề xử lí rác thải), về hình thức, đoạn văn phải chứa các kiểu dấu câu thật linh hoạt (dấu chấm hỏi, dấu chấm lửng, dấu chấm than). Thực chất, đi kèm với các loại dấu câu ấy chính là các kiểu câu thường dùng trong hội thoại.

– Lưu ý : Lời hội thoại cần ngắn gọn, có thể kèm thêm các từ ngữ thể hiện thái độ của người nói. Trong nội dung của đoạn văn, nên để cho một nhân vật phạm lỗi, nhân vật kia nhắc nhở.

Bài 18 :

a) Phát hiện lỗi của đoạn : Chủ yếu là lỗi lô gích (câu chuyện kể có một số chi tiết chưa hợp lí : Khi chị học sinh bị tai nạn, nhân vật kể chuyện “dìu chị ấy đến trạm xá” và sau đó “ba chân bốn cẳng ù chạy đến lớp”. Còn hai chiếc xe đạp biến đi đâu ? Hoặc chi tiết : Chiếc xe đạp “lạng cả bánh” vì đường “trơn như đổ mỡ”, vậy mà ở câu sau, người kể lại tả rằng mình “hối hả đạp thật nhanh”. Như vậy là ý mâu thuẫn nhau).

– Chữa lỗi và viết lại đoạn : Muốn chữa lỗi thì phải thay đổi các chi tiết chưa hợp lí đã nêu trên.

Bài 19 : – Yêu cầu : Viết lại đoạn văn đã cho theo hướng sửa lại các lỗi diễn đạt (sử dụng câu hội thoại trực tiếp chưa đúng). Muốn vậy, người viết lại đoạn văn phải xác định lời hội thoại trực tiếp nằm ở câu văn nào trong đoạn đã cho.

– Lưu ý : Cần dùng các kiểu câu khác nhau để diễn đạt lời hội thoại.

Ví dụ : Từ câu “Tôi xẵng giọng hỏi có phải cậu vẽ bậy lên bàn tớ không.” (là câu trần thuật) có thể diễn đạt lại như sau :

Tôi xẵng giọng hỏi Sơn :

– Có phải cậu vẽ bậy lẻn bàn tớ không ? (Câu nghi vấn).

Bài 20 : – Yêu cầu : Viết một đoạn văn ghi lại cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật ngói cũ và ngói mới. Như vậy đây cũng là đoạn hội thoại. Các nhân vật phải được nhân hoá. về cách diễn đạt, nên dùng lời hội thoại trực tiếp.

– Lưu ý : Đoạn văn không cần dài quá. Lời hội thoại nên ngắn gọn và thể hiện được thái độ, tính cách của từng nhân vật: Ngói mới thì kiêu ngạo, hợm hĩnh, còn ngói cũ thì điềm đạm,…

2. Hướng dẫn tìm hiểu đề

Đề 1 : – Yêu cầu về nội dung : Kể lại truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

– Yêu cầu về hình thức diễn đạt : Dùng ngôi kể thứ nhất (nhân vật bà Âu Cơ trực tiếp kể chuyện). Vì vậy ở phần đầu bài văn có thể tạo tình huống để nhân vật xuất hiện và đóng vai người kể. Đối tượng nghe là các cháu của bà Âu Cơ (có thể mở đầu bằng những câu đối thoại giữa bà và cháu). Mặt khác, vì người kể là bà Au Cơ nên trình tự kể trong nội dung chính có thể thay đổi : Không nên bắt đầu bằng lời giới thiệu về Lạc Long Quân, mà phải để cho bà Âu Cơ tự giới thiệu về mình trước… Hoặc trong quá trình kể, bà Âu Cơ có thể trực tiếp bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình (sự ngạc nhiên thích thú khi đặt chân lên miền đất Lạc Việt, nỗi buồn khi thiếu vắng Lạc Long Quân,…).

Đề 2 : – Yêu cầu về nội dung : Kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

– Yêu cầu về hình thức : Kể theo ngôi thứ nhất (Lang Liêu trực tiếp kể chuyện). Theo đề ra, Làng Liêu kể lại toàn bộ diễn biến về sự ra đời của hai loại bánh trong buổi lễ đăng quang. Vì vậy, không thể dùng lại thứ tự kể cũ mà cần phải thay đổi. Mở đầu câu chuyện là không khí của buổi lễ đăng quang. Từ đó, Lang Liêu mới lần lượt kể lại quá trình diễn biến của câu chuyện : Việc vua cha nêu yêu cầu về lễ vật, nỗi lo lắng buồn rầu của chàng khi thấy mình thất thế, sự xuất hiện vị thần trong mơ cùng với lời khuyên, những suy nghĩ của Lang Liêu khi làm từng loại bánh, niềm vui bất ngờ của chàng trước lời tuyên bố của vua Hùng.

Đề 3 : – Yêu cầu về nội dung : Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ỉ

– Yêu cầu về hình thức : Có thể dùng ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba. Theo yêu cầu của đề thì Thuỷ Tinh gặp lại Mị Nương để thanh minh chuyện cũ. Do đó thứ tự kể phải đi từ hiện tại rồi quay về quá khứ. Mặt khác, trong bài làm phải hình dung được những lời đối đáp giữa hai nhân vật Thuỷ Tinh và Mị Nương. Những lời đối đáp này phải xen vào giữa câu chuyện kể của Thuỷ Tinh, mục đích chính là tạo điều kiện cho Thuỷ Tinh thanh minh về nỗi oan của mình. Câu chuyện có thể chọn một cách kết thúc mới theo khả năng sáng tạo của người viết.

Đề 4 : – Yêu cầu : về nội dung : kể lại truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng.

– Về hình thức diễn đạt : cũng dùng ngôi kể thứ nhất (nhân vật mụ vợ kể chuyện). Vì vậy, cốt truyện có thể thay đổi ở một số chi tiết, mở đầu không phải là cảnh ông lão giải thoát cho con cá vàng ngoài biển cả mà phải là cảnh mụ vợ đang ngồi trong túp lều nát bên cạnh cái máng lợn ăn. sứt mẻ… Mụ vợ là người kể nên trong quá trình dẫn dắt cốt truyện phải để cho mụ trực tiếp bộq lộ những suy nghĩ, những thái độ của mình (tức giận khi nghe ông lão kể chuyện thả con cá vàng, ngồi mơ những viễn cảnh trong tương lai, khát vọng được đổi đời,…). Có thể kết thúc câu chuyện bằng một bài học mà mụ vợ tự rút ra cho mình khi ngồi trước cái máng lợn ăn sứt mẻ trong túp lều rách nát.

Đề 5 : – Yêu cầu về nội dung : Kể lại truyện Cây khê theo một cách kết thúc mới.

– Yêu cầu về cách thức (liễn đạt: cũng dùng ngôi kể thứ nhất (người anh tự kể lại câu chuyện). Yêu cầu này bắt buộc cách kết thúc phải thay đổi. Nếu theo cách kết thúc cũ, để người anh chết giữa biển khơi thì anh ta làm sao có thể kể lại câu chuyện này. Do đó, kết thúc mới cho truyện Cây khế phải là người anh vẫn sống để trở về sau khi đã tự rúí ra cho mình một bài học nhớ đời về thói tham lam. Có thể để cho hai anh em từ đó sổng hoà thuận.

Đề 6 : – Yêu cầu về nội dung : Kể lại quá trình phấn đấu của một học sinh (từ chỗ học kém, vươn lên trở thành một học sinh khá).

– Yêu cầu về hình thức : Dùng ngôi kể thứ nhất (nhân vật tự kể về mình). Thứ tự kể không nến theo trình tự thời gian xuôi chiều (từ quá khứ đến hiện tại) mà có thể bắt đầu câu chuyện bằng hiện tại (kết quả phấn đấu của nhân vật). Sau đó nhớ lại quá trình phấn đấu. Ngoài nhân vật người kể chuyện, có thể đưa vào một số nhân vật khác (cô giáo, bạn, mẹ,…).

– Một số lưu ý : Cốt truyện này không cần thiết phải có sự sáng tạo nhiều. Tuy vậy, người kể phải chú ý đến tính hợp lí củá nó. Chẳng hạn như quá trình thay đổi từ một học sinh kém vươn lên thành một học sinh khá không thể diễn ra trong một thời gian ngắn (một tháng, một học kì) mà phải có một thời gian vừa phải, đủ để thay đổi lực học của người kể chuyện (một năm, hai năm). Mặt khác, việc phấn đấu từ một học sinh kém lên một học sinh khá đòi hỏi phải vượt qua nhiều khó khăn thử thách, không dễ dàng gì. Thậm chí phải để cho nhân vật có những lúc chán nản, muốn bỏ cuộc. Phải chỉ ra được nguyên nhân vì sao lại có sự thay đổi trong tư tưởng của người kể (từ chỗ học sinh kém quyết tâm vươn lên học khá. Như vậy, có thể tạo một tình huống bất ngờ, cho nhân vật nhận ra nỗi khổ vì học kém, từ đó nuôi ý chí vươn lên,…).

Đề 7 : – Yêu cầu : Kể lại câu chuyện mình trở thành “cô chủ nhỏ”, thay mẹ làm mọi việc trong gia đình khi mẹ bị ốm. Với nội dung này, người kể phải tự tìm ra các chi tiết diễn biến của câu chuyện (tức là phải có sự sáng tạo).

– Yêu cầu về hình thức : Nên dùng ngôi thứ nhất để kể chuyện. Tình huống chính thì đề ra đã chọn (mẹ bị ốm, em trở thành cô chủ nhỏ). Từ tình huống ấy, người kể phải biết đan xen giữa những tình tiết kể lại công việc mình đã làm với những cảm xúc, những suy nghĩ (thương mẹ, lo lắng cho sức khoẻ của mẹ, muốn được giúp mẹ, tự thấy mình đã khôn lớn,…).

– Một số lưu ý : Phải đảm bảo tính hợp lí (cô chủ nhỏ làm thay công việc của mẹ, nhưng chỉ nên dừng lại những công việc vừa sức : đi chợ, nấu cơm, nấu cháo, lấy thuốc, lấy nước, quạt cho mẹ, dỗ em,…). Trong câu chuyện nên dùng một số lời hội thoại giữa hai mẹ con. Có thể để cho người mẹ khen ngợi, động viên,…

Đề 8 : – Yêu cầu về nội dung : Câu chuyện kể phải nói lên được sự gắn bó giữa người kể với những người xung quanh mình (có thể là những người lớn tuổi, có thể là những người bạn cùng tuổi,…). Theo yêu cầu của đề ra thì chỉ cần đề cập tới một kỉ niệm đáng nhớ (không được kể lan man và kỉ niệm được kể phầi thật sâu sắc thì mới đáng nhớ).

– Yêu cầu về hình thức diễn đạt : Dùng ngôi kể thứ nhất. Cốt truyện phải hấp dẫn với tình huống bất ngờ và cách xử lí tình huống thông minh, sáng tạo. Người kể phải là người trong cuộc, chứng kiến toàn bộ diễn biến của câu chuyện…

– Cốt truyện tham khảo : “Trong xóm em có ngứời khó tính nổi tiếng (có thể lấ một ông lão cáu kỉnh, một bà lão lắm điều,…) khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy ngại, không muốn tiếp xúc – nhất là lũ trẻ. Nhưng trong vườn nhà người ấy lại có một cây ổi đào rất ngon khiến cho lũ trẻ nhiều hôm đứng ngoài, nhìn vào thèm-thuồng. Một hôm, lũ trẻ bàn chuyện trộm ổi. Đầu têu trò này chính là em. Bàn xong kế hoạch thì lại đùn đẩy nhau vì ai cũng sợ. Em nổi máu “iêng hùng” xung phong trèo tường lẻn vào. Cả bọn nấp sẵn ở gần đó đợi kết quả. Rồi một tình huống xảy ra : Khi đã trèo lên ngọn ổi, đang hoa mắt trước những trái ổi chín thơm nức thì em giật mình vì nghe tiếng chó sủa. Rồi tiếng hắng giọng của chủ nhà.

Luống cuống sợ hãi, em hụt chân bị ngã, không biết trời đất gì. Khi tỉnh lại thấy mình đang nằm trên giường của nhà ông lão (hoặc bà lão) khó tính ấy. Xung quanh là những gương mặt thân quen : bố, mẹ, lũ bạn, ông lão (bà lão) chủ nhà,… Không ai mắng em một câu nào, chỉ lo lắng. May mà em không bị gãy chân, gãy tay, chỉ đau ê ẩm. Khi cho em về nhà, ông lão (bà lão) chủ nhà còn gửi theo cả một túi ổi thơm nức và dặn chung cả bọn trẻ : “Bao giờ muốn ăn ổi thì phải vào xin, không được tự ý trèo cây”. Từ đó ông lão (bà lão) chủ nhà không còn đáng sợ đối với lũ trẻ. Thậm chí em và lũ trẻ còn thấy ông (bà) thật gần gũi, thân thiết”.

Đề 9 : – Yêu cầu về nội dung : Câu chuyện kể phải nói lên được một lỗi lầm của em đối với ông (bà) khiến cho em cảm thấy hối hận. Theo yêu cầu của đề, không được kể lan man dài dòng, mà chỉ nên chọn một tình huống cụ thể.

– Yêu cầu về hình thức diễn đạt : Cũng dùng ngôi kể thứ nhất. Câu chuyện muốn hấp dẫn thì phải tạo được tình huống. Số lượng nhân vật có thể là : em (người kể chuyện), ông (hoặc bà), bố, mẹ,… Nên đưa vào chuyện một số chi tiết nói lên lỗi lầm. Có thể dùng một số câu hội thoại.

– Những tình huống (lỗi lầm) có thể xảy ra : tỏ thái độ vô lễ hoặc thiếu tình cảm đối với ông (bà), không nghe lời ông (bà),…

Đề 10 : – Yêu cầu về nội dung : Kể lại một câu chuyện nói lên tình cảm của anh em (chị em) trong một gia đình. Tĩnh huống chuyện đã được nêu rõ : Người em làm hỏng một thứ đồ chơi nào đó của chị (anh). Cách giải quyết tình huống như thế nào là do người kể chuyện tự tìm. Có thể coi đây là một dạng đề đòi hỏi sự sáng tạo.

– Yêu cầu về hình thức diễn đạt: Đề cho trước hai nhân vật chính : hai chị em (hoặc hai anh em). Ngoài hai nhân vật này có thể bổ sung thêm một vài nhân vật phụ khác : bố, mẹ hoặc ông, bà. Có thể dùng ngôi kể thứ nhất (để cho một trong hai nhân vật chính trực tiếp kể chuyện); hoặc dùng ngôi kể thứ ba.

– Một số cách giải quyết tình huống :

+ Người em sau khi làm hỏng đồ chơi đã không đũng cảm nhận lỗi, nhưng người chị (anh) đã rộng lượng tha thứ khiến cho người em cảm thấy ân hận.

+ Khi người em làm hỏng đồ chơi, người chị (anh) đã tỏ ra tức giận, bắt em phải đền, hoặc khóc lóc. Người em dỗ dành, hoặc tự nguyện lấy một thứ đồ chơi khác của mình đền cho chị (anh). Sau đó, người em có thể theo bố, mẹ, ông, bà đi xa (về quê hoặc đi tham quan), Người chị (anh) cảm thấy ân hận và nhớ em.

Đề 11 : – Yêu cầu về nội dung : Câu chuyện kể phải đề cập tới kết quả của một lần vì mải chơi và em đã không học bài. Đề ra chỉ mới nêu tình huống, chưa có cách giải quyết và kết cục cụ thể. Do đó, người kể phải tự hình dung ra diễn biến của câu chuyện để kể lại. Đây cũng là dạng đề đòi hỏi sự sáng tạo.

– Yêu cầu về hình thức diễn đạt: Nên kể theo ngôi thứ nhất (người kể là người trong cuộc, trực tiếp tham gia vào tình huống truyện). Theo cách dẫn dắt của đề ra thì người dẫn truyện ngoài việc nêu lên các tình tiết, sự kiện còn phải trực tiếp bày tỏ tâm trạng của. mình. Thời gian diễn ra câu chuyện không cần dài (chỉ cần một buổi tối và một buổi sáng hôm sau), về nhân vật, ngoài nhân vật chính đứng ra dẫn truyện có thể thêm một số nhân vật phụ : lũ trẻ trong xóm, thầy giáo,…

Trong câu chuyện có thể dùng một số lời hội thoại trực tiếp ở phần đầu (khi lũ trẻ rủ rê chơi trò đánh trận giả) ; còn phần sau của câu chuyện chủ yếu tập trung diễn tả tâm trạng củá người kể (lo lắng và bất lực vì không làm được bài, hối hận, tự trách mình,…).

Đề 12 : – Yêu cầu về nội dung : Câu chuyện kể nên tập trung vào một nội dung cụ thể : “công cha” hoặc “nghĩa mẹ”. Nội dung cần cụ thể với những tình huống, nhũng chi tiết diễn ra tại một thời điểm, một không gian nhất định. Không nên sa vào phát biểu cảm nghĩ về “công cha” hoặc “nghĩa mẹ”. Dù kể nội dung nào thì câu chuyện phải có ý nghĩa giấo dục sâu sắc.

– Yêu cầu về hình thức diễn đạt : Có thể chọn kể ở ngối thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Dù kể ở ngôi nào thì nhân vật phải cỏ tên cụ thể, có đặc điểm hình dáng và tính cách cụ thể, và nhất là phải đặt trong tình huống cụ thể. Nếu kể ở ngôi thứ nhất thì ngoài việc dẫn dắt các tình tiết của câu chuyện, người kể phải bày tỏ được những suy nghĩ, tình cảm của mình đối với “công cha” (“nghĩa mẹ”).

Đề 13 : – Yêu cầu về nội dung : Câu chuyện kể phải làm nổi bật một kỉ niệm về tình bạn. Kỉ niệm ấy gắn với một tình huống cụ thể (tình cảm đối với một người bạn mới làm quen nhân dịp cùng bố mẹ đi tham quan hoặc du lịch).

– Yêu cầu về hình thức diễn đạt : Nên chọn ngôi kể thứ nhất. Các nhân vật tham gia vào câu chuyện gồm : em – vai người kể và người bạn mới quen (có thể cho nhân vật người bố hoặc người mẹ xuất hiện). Nên kể dưới dạng hồi tưởng (nhân một sự kiện nào đó để nhớ lại chuyện cũ). Người kể phải dựng được tình huống làm quen một cách hợp lí, phải ‘làm nổi bật được đặc điểm ngoại hình cũng như tính cách của người bạn, nhất là phải tập trung vào một kỉ niệm cụ thể, sâu sắc (không nên kể tràn lan).

Đề 14 : Nội dưng câu chuyện phải liên quan đến đề tài bảo vệ môi trường. Tuy Vậy qua cách dẫn dắt của đề ra, ta có thể thấy rõ người làm bài phải sáng tạo một cốt truyện cụ thể để viết một tác phẩm dự thi nói về đề tài “bảo vệ môi trường” đúng theo mục đích yêu cầu của đợt thi sáng tác.

– Yêu cầu về hình thức diễn đạt : Đây là một câu chuyện nhỏ tham gia cuộc thi, do đó nó phải có hình thức của một tác phẩm văn học hơn là một bài văn. Không cần phải nhắc tới lí do viết truyện, cũng không cần nhắc tới cuộc thi, nên đi thẳng vào diễn biến cốt truyện, về ngôi kể, có thể chọn ngôi thứ nhấl hay ngôi thứ ba tuỳ ý. Mặc dù trong đề ra có nhắc tới đề tài “bảo vệ môi trường”, nhưng khi làm bài không nhất thiết phải đưa cụm từ này vào. Nên để cho nội dung câu chuyện tự toát lên ý nghĩa.

Đề 15 : – Yêu cầu về nội dung : Câu chuyện kể phải khái quát lên được tình cảm gia đình (hoặc một tình cảm nào đó : tình cảm bạn bè, tình thầy trò,…) thông qua một tình huống truyện cụ thể : một cô bé (cậu bé) gặp trường hợp đi học mà rơi vào hoàn cảnh mưa, lạnh, không có áo ấm và ni Ịông. Đề ra chỉ gợi mở tình huống, đòi hỏi người kể chuyện phải sáng tạo, hình dung ra sự phát triển của tình huốĩig truyện và cách giải quyết. Ý gợi mở rất rộng, ngoài nhân vật chính gặp hoàn cảnh đặc biệt, đề ra không nhắc tới một nhân vật nào, cũng không hé mở bất cứ một cách giải quyết nào. Chỉ biết rằng nhân vật chính của câu chuyện rất cần sự giúp đỡ và chắc chắn phải nhận được sự giúp đỡ. Nếu muốn ca ngợi tình cảm gia đình thì người xuất hiện để giúp đỡ em bé là ông, bà, cha, mẹ,… Nếu muốn ca ngợi tình bạn thì người giúp đỡ là một học sinh khác…

– Yêu cầu về hình thức diễn đạt : Nhân vật không cần nhiều, chỉ từ hai đến ba nhân vật là đủ. Để làm nổi bật được tình huống truyện, phải xen vào những đoạn văn tả (tả thời tiết, tả tâm trạng lo sợ của nhân vật,…). Cách giải quyết tình huống cũng phải thật bất ngờ (khi nhân vật chính của câu chuyện quá lo lắng hoảng sợ và trời cứ tối dần, nhân vật thứ hai mới được xuất hiện…).

Đề 16 : – Yêu cầu về nội dung : Dù lời dẫn dắt của đề ra có nhắc tới Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, vua Hùng, nhưng nội dung cốt. truyện lại không phụ thuộc- vào truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Câu chuyên mà đề yêu cầu kể đòi hỏi phải thực sự sáng tạo và là sản phẩm của trí tưởng tượng. Nội dung câu chuyện phải đề cập tới việc vị thần núi Son Tinh hiện lên, giúp cho con người chống lại Thuỷ Tinh.

– Yêu cầu về hình thức diễn đạt : Nên dùng ngôi kể thứ ba. Các nhân vật xuất hiện trong câu chuyện gồm : con người (không nên nêu tên cụ thể), Thuỷ Tinh,

Sơn Tinh. Trong quá trình xây dựng hình tượng nhân vật, có thể vận dụng những đặc điểm tính cách, tài năng của hai nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh như trong truyền thuyết cũ. Tuy nhiên bên cạnh đó cần có cái nhìn hiện đại đối với các nhân vật. Để câu chuyện hấp dẫn và có ý nghĩa giáo dục, cao thì phải tạo nên được những tình huống cụ thể, phải sử dụng văn miêu tả (tả hình ảnh hai vị thần, tả sự thắng thế của thần nước, tả cảnh con người được tiếp sức chống lại nạn lũ lụt,…).

– Lưu ý : Nguyên nhân của nạn lũ lụt mà Sơn Tinh đề cập tới trong câu chuyện chính là do con người tàn phá rừng đầu nguồn, không chăm lo việc đê điều,…

Đề 17 : – Yêu cầu về nội dung : Câu chuyện kể phải ghi lại được cuộc trò chuyện lí thú giữa một ngọn núi và một con suối. Đề ra đã nêu rõ đặc điểm tính cách của từng nhân vật (được nhân hoá). Thông qua nội dung câu chuyện, người kể phải làm toát lên được ý nghĩa giáo dục thật sâu sắc.

– Yêu cầu về hình thức diễn đạt : Nên kể ở ngôi thứ ba, và chỉ cần hai nhân vật : ngọn núi và dòng suối. Mỗi nhân vật phải thể hiện tính cách phù hợp với đặc điểm ngoại hình : ngọn núi to lớn sừng sững, suốt đời đứng yên một chỗ thì tính tình điềm đạm, chín chắn (gọi là bác Núi) ; còn dòng suối có thân hình mềm mại chảy suốt đêm ngày được ngao du đây đó thì tính tình huênh hoang, lả lướt, thích rong chơi (gọi là cô Suối)… Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật cần ngắn gọn nhưng phải làm toát lên được quan điểm sống cũng như tính cách của mỗi nhân vật. Kết thúc chuyện phải bất ngờ và mang tính giáo dục (dòng suối phải nhận ra sự sai lầm trong lối sống và suy nghĩ của mình).

Đề 18 : Yêu cầu về nội dung : Câu chuyện kể phải ghi lại được cảnh chia tay xúc động giữa người mẹ và Thánh Gióng. Thực ra đây là một câu chuyện truyền thuyết đã được lun truyền nhưng chi tiết chia tay chưa được nói tới. Như vậy nội dung kể hoàn toàn mới, đòi hỏi người kể phải thực sự sáng tạo. Qua câu chuyện, người kể phải làm toát lên được tấm lòng của một người mẹ Việt Nam (thương con, lo lắng cho sự an nguy của con, nhưng lại dũng cảm gạt tình riêng để hướng tới trách nhiệm đối với cộng đồng, nhắc nhở con làm tròn sứ mệnh mà nhân dân, đất nước đã dành cho). Đồng thời qua câu chuyện cũng phải làm toát lên được vẻ đẹp hình tượng Thánh Gióng (thương mẹ, yêu nước, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước). Cuộc chia tay phải thể hiện sự lưu luyến, bịn rịn nhưng lại toát lên không khí anh hùng ca.

– Yêu cầu về hình thức diễn đạt : Nên kể theo ngôi thứ ba. Để làm nổi bật cuộc chia tay và tính cách các nhân vật, có thể đan xen giữa những mẩu. đối thoại những đoạn văn miêu tả thật đặc sắc (tả hình ảnh Thánh Gióng đang cưỡi trên lưng ngựa sắt, tả hình ảnh người mẹ già nua nhỏ bé, tả không khí chia tay,…), lời thoại cũng cần phải lựa chọn. Nẽn dùng cách nói của người xưa (cách dùng từ ngữ, hình ảnh, cách biểu lộ tình cảm).’ Không nên hiện đại hoá hình thức kể chuyện đối với bài văn này.

Đề 19 : Yêu cầu về nội dung : Câu chuyện phải ghi lại được lời tâm sự của một cây bàng non trong một tình huống cụ thể : bị lũ trẻ bẻ gãy cành, làm rụng lá. Nội’dung lời tâm sự vừa thể hiện được sự đau đớn xót xa, vừa toát lên thái độ oán trách. Thông qua câu chuyện, người kể phải giúp cho bạn đọc rút ra được bài học về ý thức bảo vệ môi trường.

– Yêu cầu về hình thức diễn đạt : nên dùng ngôi kể thứ nhất, nhân vật trung tâm chính là người dẫn truyện (cây bàng non). Nghệ thuật nhân hoá phải được sử dụng một cách sáng tạo, hợp lí. Dưới hình thức là lời tâm sự nhưng thực chất đây là một câu chuyện kể có tình huống, có chi tiết, có nguyên nhân, hậu quả,… xen vào đó là những câu văn bộc lộ thái độ, tâm trạng của cây bàng non.

Phần mở đấu Có thể chọn một tình huống dẫn dắt để cây bàng tâm sự (mở theo lối gián tiếp), cũng có thể đi ngay vào lời tâm sự không cần qua nhân vật trung gian (mở theo lối trực tiếp).

Đề 20, 21, 22 : Yêu cầu về nội dung và hình thức diễn đạt tương tự như Đề 19, chỉ cần thay đối tượng tâm sự và tình huống, lí do tâm sự.

Đề 23 : Yêu cầu về nội dung : Câu chuyện phải toát lên được hình ảnh và cuộc đời cây tre : đặc điểm hình dáng, hoàn cảnh sống, phẩm chất,… (có thể tham khảo thêm bài viết Cây tre Việt, Nam của nhà văn Thép Mới và bài thơ Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy). Thông qua cuộc đời cây tre, người kể phải gợi cho người đọc thấy được sự gần gũi, thân thiết giữa cây tre và con người Việt Nam. Hay nói cách khác, đằng sau hình ảnh cây tre chính là hình ảnh con người.

– Yêu cầu về hình thức diễn đạt : Cây tre tự kể về cuộc đời mình, tức là câu chuyện phải dùng ngôi kể thứ nhất. Nhân vật cây tre phải được nhân hoá.

Lời kể tự nhiên dưới dạng giới thiệu, tâm tình, không nên sa. vào phát biểu cảm nghĩ về cây tre.

Đề 24 : Yêu cầu về nội dung : Đây là một câu chuyện tưởng tượng về thế giới thiên nhiên. Đề ra chỉ gợi cho người viết về số lượng nhân vật, về tình huống, còn người kể chuyện tự xác định nội dung. Dù chọn nội dung như thế nào thì câu chuyện cũng phải mang ý nghĩa giáo dục (ca ngợi đất mẹ, ca ngợi mùa xuân, ca ngợi sức sống của cỏ cây, hoa lá).

– Yêu cầu về hình thức diễn đạt : Nên kể theo ngôi thứ ba. Số lượng nhân vật chỉ cần đúng theo gợi ý của đề : Cây Bàng, Đất Mẹ, lão già Mùa Đông và nàng tiên Mùa Xuân. Các nhân vật phải được giới thiệu và miêu tả với đặc điểm hình dáng và tính cách cụ thể, được đặt trong tình huống cụ thể : Từ mùa đông chuyển sang mùa xuân, cây pối như được tiếp thêm sức sống mới. Cây Bàng về mùa đông thì phải gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ. Đất Mẹ điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Mùa Xuân ; lão già Mùa Đông thì già nua, cáu kỉnh, độc ác, xấu xí ; nàng tiên Mùa Xuân xinh đẹp, dịu dàng, trẻ trung,… Thông qua cách kể phải làm toát lên được sự đối đầu giữa một bên là sự sống (Cây Bàng, Đất Mẹ, Mùa Xuân), một bên là sự tàn lụi, chết chóc (Mùa Đông).

Đề 25 : – Yêu cầu về nội dung : Câu chuyện được kể phải giới thiệu về cuộc thi “vẻ đẹp tuổi hoa” của các loài hoa khi mùa xuân tới. Đây là một câu chuyện hoàn toàn tưởng tượng, nhưng phải toát lên được ý nghĩa giáo dục đối với tuổi thơ cũng như ca ngợi vẻ đẹp kì diệu của thế giới các loài hoa khi mùa xuân về.

– Yêu cẩu về hình thức diễn đạt : Nhân vật Hồng Nhung Bé kể lại cuộc thi, tức là phải dùng ngôi thứ nhất. Ngoài nhân vật Hồng Nhung Bé phải có sự tham gia của nhiều nhân vật khác nữa (bố mẹ Hồng Nhung, một số loài hoa khác, người dẫn chương trình, rồi các vị giám khảo cũng là các loài hoa được gọi tên cụ thể). Nghệ thuật nhân hoá phải được thể hiện từ cách gọi tên nhân vật, cho đến nhũng đặc điểm, hình dáng, tính cách và các hoạt động. Xen vào lời kể phải là những câu, những đoạn miêu tả đặc sắc (tả hình dáng các loài hoa, tả không khí cuộc thi).

Đề 26 : Yêu cầu về nội dung : Đề ra chỉ nêu lên một tình huống : có bông lúa bị rơi bên vệ đường, hoàn toàn không nêu trước nội dung diễn biến. Như vậy, người kể phải tưởng tượng ra một cốt truyện có liên quan tới bông lúa ấy. Thông qua cốt truyện tưởng tượng để lồng vào ý nghĩa giáo dục đối với con người. Yêu cầu về hình thức diễn đạt : có thể chọn ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba. Ngoài nhân vật bông lúa, cần bổ sung thêm các nhân vật khác nữa tuỳ thuộc vào nội dung cốt truyện được lựa chọn (một bác nông dân, một cô bé,…). Nghệ thuật nhân hoá phải được sử dụng một cách hợp lí.

– Một vài cách giải quyết tình huống :

+ Bông Lúa đang buồn rầu vì bị bỏ rơi thì một nhóm người xuất hiện. Họ phát hiện ra Bông Lúa. Bông Lúa cầu cứu thì nhận được nhiều cách đối xử khác nhau thể hiện quan điểm sống của mỗi người : Người thì reo lên khi’phát hiện ra Bông Lúa bên vệ đường, định nhặt thì người khác gạt đi. Họ định lặng lẽ bỏ qua (nhưng người đi sau cùng cúi xuống nhặt Bông Lúa đưa về nhà).

+ Bông Lúa đang buồn rầu, sợ hãi thì một Con Gà xuất hiện định mổ nó. Bông Lúa đang tuyệt vọng thì hai cậu bé xuất hiện. Con Gà sợ hãi bỏ chạy. Hai cậu bé bàn nhau nhặt Bông Lúa về cho vịt ăn khiến Bông Lúa bàng hoàng. Lại một cô bé nữa xuất hiện. Nghe dự định của hai cậu bé, cô bé đã phản đối. Sau đó cô nâng Bông Lúa lên, đưa về nhà, gieo những hạt lúa vào một khoảng đất và hi vọng từ những hạt lúa ấy sẽ cho nhiều bông lúa chắc mẩy khác ở mùa sau.

Đề 27 : Yêu cầu về nội dung : Câu chuyện kể phải làm nổi bật bài học giáo dục mà chú sẻ Con bướng bỉnh tự rút ra được qua tình huống : sẻ ta không nghe lòi ‘dạy của mẹ nên đã gặp nhiều thất bại ; khi hiểu được điều đó, chịu khó rèn luyện thì mới thành công. Đó cũng chính là bài học giáo dục dành cho con người.

– Yêu cầu về hình thức diễn đạt: Nên kể theo ngôi thứ ba. Đây là câu chuyện tưởng tượng, nhân vật là các loài vật (Sẻ Mẹ, sẻ Con và một loài vật khác nữa). Do đó cần dùng nghệ thuật nhân hoá để làm nổi bật đặc điểm tính cách của từng nhân vật. Trong câu chuyện phải xuất hiện tình huống (Sẻ Con không chịu nghe lời mẹ nên đã thất bại khi tập bay). Diễn biến câu chuyện ra sầo là tuỳ thuộc vào trí tưởng tượng của người kể. Tuy nhiên, dù chọn hướng giải quyết nào thì cũng phải toát lên được bài học cho sẻ Con. Trong quá trình kể, ngoài việc giới thiệu các tình tiết thì có thể đưa vào các mẩu đối thoại, có thể đan xen vàọ những câu văn nêu ý nghĩ của Sẻ Con.

Đề 28 : Yêu cầu về nội dung : Bài văn phải ghi lại được cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật : Giọt Nước Mưa Đọng Trên Lá Non và Vũng Nước Đục Ngầu Trong Vườn. Qua cuộc trò chuyện lí thú này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây. là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn.

– Yêu cầu về hình thức diễn đạt: Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần hai nhân vật mà đề ra đã nêu. Mỗi nhân vật phải thể hiện được một vài nét về đặc điểm hình dáng, tính cách, một quan điểm sống (tức là đã được nhân hoá). Giọt Nước- Mưa Đọng Trên Lá Non thì xinh đẹp nhưng kiêu ngạo và không tự biết mình ; Vũng Nước Đục Ngầu Trong Vườn thì điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đến hình thức,… Gọi là cuộc trò chuyện nên rất cần các mẩu đối thoại. Lời hội thoại phải ngắn gọn mà sâu sắc, thể hiện được tính cách của từng nhân vật.

– Một số cách kết thúc có thể sử dụng cho câu chuyện này :

+ Khi trời về trưa, nắng gắt thì Giọt Nước Mưa bị tan biến một cách vô nghĩa, còn Vũng Nước thì rất hài lòng với ý nghĩa công việc mình đang làm : tiếp nước cho cây.

+ Giọt Nước Mưa nhún nhảy, vênh váo. Đột nhiên một làn gió lướt tới, cành cây rung rinh.

– Giọt Nước Mưa chưa kịp định thần thì đã rơi tõm xuống Vũng Nước. Bộ áo cánh lộng lẫy của nó đã bị nhuốm bùn, trông chẳng khác gì bác Vũng Nước. Giọt Nước Mưa chợt hiểu ra tất cả và lặng lẽ hoà mình vào Vũng Nước, thấm sâu vào lòng đất.

Đề 29 : Ỵêu cầu về nội dung : Bài văn phải ghi lại được câu chuyện lí thú giữa hai mẹ con nhà chim trong một tình huống cụ thể : Lần đầu tiên, chim non ra khỏi tổ để ngắm cảnh. Thông qua cuộc trò chuyện này, người kể phải làm toát lên được một số vấn đề : thái độ thích thú của chim non khi được khám phá thế giới xung quanh ; ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên cũng như cảnh sinh hoạt của con người và vạn vật dưới cái nhìn của hai mẹ con nhà chim.

– Yêu cầu về hình thức diễn đạt: Dùng ngôi kể thứ ba. Chỉ cần hai nhân vật là Chim Mẹ và Chim Con, bên cạnh những câu hội thoại ngắn gọn phải là những lời văn miêu tả đặc sắc (tả cảnh). Cũng có thể lồng lời miêu tả vào trong lời hội thoại. Qua cuộc trò chuyện, Chim Con phải thể hiện được sự ngây thơ hồn nhiên, Chim Mẹ dịu dàng âụ yếm và có vốn hiểu biết khá rộng (tất cả điều đó phải được thực hiện qua nghệ thuật nhân hoá).

Đề 30 : Yêu cầu về nội dung : Câu chuyện được kể mang một nội dung có ý nghĩa nhân đạo rất sâu sắc, nhắc nhở con người có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. Qua câu chuyện về bài học mà nhân vật chính tự rút ra (hối hận vì trò chơi hái hoa bắt bướm), người kể chuyện phải đưa ra một lời khuyên đối với tất cả mọi người : Phải biết yêu mến và tôn trọng thiên nhiên.

– Yêu cầu về hình thức diễn đạt : Nên dùng ngôi kể thứ nhất, để cho nhân vật chính tự bộc bạch những suy nghĩ, thái độ của mình đối với bài học giáo dục mà bản thân tự rút ra. Lời kể phải tự nhiên, giàu cảm xúc. Ngoài nhân vật chính có thể thêm các nhân vật phụ : Bông Hoa Hồng Bị Héo, Cây Hoa Hồng Mẹ. Dù là chuyện tưởng tượng thì cũng phải.đảm bảo tính chân thực.

Tải xuống

Xem thêm: Hướng dẫn bài tập văn tự sự – Bài tập nâng cao Ngữ Văn 6 (phần 2) tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận