Hướng dẫn bài tập chữa lỗi các dấu câu – Bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

Đang tải...

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh, Hoc360.net sưu tầm gửi tới các em Hướng dẫn bài tập chữa lỗi các dấu câu – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6. Chúc các em học tốt!

Hướng dẫn bài tập chữa lỗi các dấu câu

Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

1. Chắc học sinh đã nắm được nội dung của bài tập này. Vấn đề là “giải mã” hai dấu chấm câu ấy như thế nào cho hợp lí. Có thể có rất nhiều bức thư dài theo thông lệ và thủ tục viết thư. Học sinh viết theo hai văn bản sau đây được không ?

– Tại sao sách đã bán ở cấc hiệu sách rồi mà nhà xuất bản chưa gửi tiền nhuận bút cho tác giả ?

– Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhận được thư của ông !

Bài tập này giúp học sinh thấy dấu câu quan trọng như thế nào.

2. Tự làm bài tập xong, học sinh kiểm tra lại văn bản dưới đây :

Anh,

Phải chi em đến được cùng anh

Chỉ một ngày thôi, kể ngọn ngành !

Thư viết đôi trang, lòng cuồn cuộn

Như dòng sông cuốn lá tre xanh…

 

Anh ạ, từ hôm Tết tới nay

Giặc đi ruồng bố suốt đêm ngày

Thới Lai, Thới Thuận liền hai trận

Ba bốn nghìn quân, bảy máy bay.

 

Biết không anh ? Giồng Keo, Giồng Trôm

Thảm lắm anh à. Lũ ác ôn

Giết cả trăm người, trong một sáng

Máu tươi lênh láng cả đường thôn.

(Tố Hữu)

3. Đặt dấu câu :

– Hu ! Hu ! Sao giờ này mẹ vẫn chưa về ?

– Mày có im đi không !

– Hu ! Hu ! Tại vì mẹ đi chợ lâu quá.

– Thôi nào ! Anh xin ! Chốc nữa mẹ về anh nhường hết quà cho em.

– A ! Mẹ về !Mẹ đã về!

– Chào các con. Sao con lại khóc nhè ?

– Mẹ ơi, anh mắng con.

4. Học sinh làm bài xong đối chiếu với văn bản sau đây :

“[…] Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ.

Khi người da trắng chết đi, họ thường dạo chơi giữa các vì sao và quên đi đất nước họ sinh ra. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này. Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình”.

(Xi-át-tơn)

5. Học sinh làm bài rồi kiểm tra theo văn bản dưới đây :

a) Trong ánh trăng suông, gió bấc tràn xuống thung lũng.

b) Mát đến tận tim phổi, ông bà ông vải ơi !

c) Bố em biếu thầy giáo chủ nhiệm lớp 7 quyển sách mới mua hôm qua.

d) Trái lại, bạn Lan đạt điểm 10 môn Toán, điểm 6 môn Văn.

đ) Đêm hôm, qua lối rẽ tối lắm. hoặc Đêm hôm qua, lối rẽ tối lắm.

e) Bạn Lan, lớp trưởng lớp tôi học giỏi.

6. Hai câu “Tre, anh hùng lao động. Tre,…” đều là một kiểu câu nhưng rất khó xử lí vì mấy lí do sau đây :

– Trong câu, giữa chủ ngữ và vị ngữ hiếm có trường hợp có dấu phẩy.

– Không có từ là làm dấu hiệu giữa tre và anh hùng.

Tuy nhiên, ta có thể lí giải như sau : Hai câu này phải được đặt trong cả đoạn văn do vậy tre ở đây được khẳng định là anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu. Do phải hình tượng hoá, khái quát hoá, đồng thời phải nêu ý khẳng định dứt khoát, mạnh mẽ, tác giả đã dùng dấu phẩy thay từ là để làm nổi bật ý khẳng định. Đó chính là tầm quan trọng của dấu phẩy đối với người sử dụng ngôn ngữ. 

Tải xuống

Xem thêm: Một số kiến thức về: Chữa câu sai ngữ pháp – Bài tập nâng cao Ngữ Văn 6 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận