Một số kiến thức về: Chữa câu sai ngữ pháp – Bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

Đang tải...

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh, Hoc360.net sưu tầm gửi tới các em Một số kiến thức về: Chữa câu sai ngữ pháp – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6. Chúc các em học tốt!

Một số kiến thức về: Chữa câu sai ngữ pháp

Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

I- NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Câu thiếu chủ ngữ

Câu thiếu chủ ngữ là do khi viết ta nhầm tưởng trạng ngữ là chủ ngữ. Muốn chữa loại câu này, ta thêm chủ ngữ cho câu.

Ví dụ : Qua truyện “Thạch Sanh” thấy Lí Thông là kẻ độc ác.

Câu này vì .có quan hệ từ đứng đầu nên đã biến “qua truyện Thạch Sanh” thành trạng ngữ, vì thế gọi là câu thiếu chủ ngữ, ta thêm vị ngữ thích hợp cho câu : Qua truyện Thạch Sanh, ta thấy Lí Thông là kẻ độc ác.

2. Câu thiếu vị ngữ

Thông thường câu thiếu vị ngữ là do người viết nhầm lẫn giữa thành phần phụ với vị ngữ.

Ví dụ : Những học sinh chăm ngoan học giỏi trong học kì vừa qua.

Loại câu này thường có hai cách chữa :

– Thêm vị ngữ thích hợp cho câu, câu trên có thể viết thành :

Những học sinh chăm ngoan, học giỏi trong học kì vừa qua đã được biểu dương.

– Biến đổi để phần phụ thành vị ngữ, câu trên có thể viết thành :

Những học sinh ấy đã chăm ngoan, học giỏi trong học kì vừa qua.

3. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ

Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ là do người viết thêm thành phần có cùng chức vụ ngữ pháp hoặc kéo dài trạng ngữ rồi nhầm tưởng đó là kết cấu chủ vị.

Ví dụ : Trong thời kì 1960 – 1975, là thời kì chiến tranh ác liệt nhất ở Việt Nam.

Trong câu này người viết đã thêm một thành phần có cùng chức năng với thành phần đầu. Do vậy câu trên có cấu tạo là trạng ngữ với thành phần cùng chức vụ. Cả chủ ngữ lẫn vị ngữ đều thiếu. Kiểu câu sai này có hai cách chữa :

– Biến đổi ở bên trong bằng cách bỏ từ trong đầu câu, bỏ dấu phẩy trước từ là để biến câu trên thành câu trần thuật đơn có từ là.

– Thêm chủ ngữ, vị ngữ thích hợp để câu có cấu tạo đầy đủ. Câu trên chữa lại là:

Trong thời kì 1960 -1975, là thời kì chiến tranh ác liệt nhất ỏ Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã thể hiện quyết tâm giải phóng đất nước.

4. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận

Kiểu sai này là do các bộ phận trong câu tương hợp sai ý nghĩa với nhau.

Ví dụ : 1. Chân bước thấp bước cao, ta thấy chị Dậu thật là tội nghiệp.

2. Ngòi bút của Lan sau những nét đưa lên đưa xuống mềm mại bỗng dừng lại mỉm cười khoan khoái.

Đọc câu (1), chúng ta có thể hiểu người bước thấp bước cao ở đây chính là “ta” chứ không phải “chị Dậu”. Muốn chữa câu này, ta có thể bỏ tổ hợp “ta thấy” để người đọc chỉ có một cách hiểu : chị Dậu là chủ thể của “chân bước thấp bước cao” và “thật là tội nghiệp”.

Đọc câu (2) ta có thể hiểu : chủ thể của “mỉm cười khoan khoái” là “ngòi bút”. Muốn chữa câu này một là cắt cụm từ “mỉm cười khoan khoái” ; hai là, tách thành hai câu : “Ngòi bút của Lan sau những nét đưa lên đưa xuống mềm mại bỗng dừng lại.” và “Lan mỉm cười khoan khoái

Sai quan hệ ngữ nghĩa còn do không đảm bảo quan hệ hô ứng cần thiết trong khi viết gây nên.

Ví dụ : Chúng em càng đến gần ngày thi thì tinh thần hăng hái học tập đã bộc lộ một cách rõ nét.

Chữa kiểu câu này tốt nhất là thiết lập lại quan hệ hô ứng. Trong câu trên phải bỏ từ “đã”, thay bằng từ “càng”.

II. – BÀI TẬP

1. Những câu sau đây, câu nào đúng ngữ pháp, câu nào sai ? Chỉ ra chỗ sai và nêu cách chữa những câu sai.

a) Em Nga đi thi học sinh giỏi môn Toán.

b) Việc em Nga đi thi học sinh giỏi môn Toán.

c) Đi qua vườn bác Nam, thấy có nhiều cây ăn quả.

d) Bạn Nga, người lớp trưởng mà tôi yêu quý nhất.

đ) Trong ngày sinh nhật, ngày mà em hằng mong đợi.

e) Anh Phan Đình Giót là người đầu tiên lấy thân mình lấp lỗ châu mai.

g) Truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài viết cho thiếu nhi.

h) Tay ôm chiếc cặp bên hông cất bước đến trường trong niềm vui sướng.

i) Để tưởng nhớ công lao của những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

k) Mỗi buổi chào cờ chúng em đều có một phút mặc niệm.

l) Cứ mỗi lần nhìn lên bầu trời trong xanh của quê hương.

m) Chân đi giày trắng, đầu đội mũ ca lô, trông thật dễ thương.

n) Nơi những chiến sĩ quân Giải phóng đã chiến đấu rất anh dũng.

p) Nơi đây nhiều trận đánh ác liệt đã xảy ra.

2. Hoàn chỉnh các câu dưới đây bằng cách điền thêm chủ ngữ và vị ngữ thích hợp vào chỗ trống :

a) Khi mặt trời từ dưới biển nhô lên khỏi rặng núi xa xa…

b) Qua câu chuyện nhạt phèo của hai cậu,… thấy thật rất phí thời gian.

c) Mỗi khi nhìn lên ảnh Bác Hồ…

d) Vì sự khó khăn triền miên trong cuộc sống hằng ngày của bạn Lan… đ) Đi qua chiếc cầu mới bắc qua sông…

e) Với sự giúp đỡ nhiệt tình và vô tư của các bạn trong lớp…

g) Qua những ngọn thác cheo leo,… lại lặng lẽ trôi theo dòng nước ra tận biển khơi.

3. Phát hiện và chữa những câu sai sau đây :

a) Chiếc xe đạp của Thuý bon bon chạy trên đường và hát vang bài hát.

b) Em đến trường gặp bạn Đức mới được trả lại cái bút.

c) Cầu thang đưa em đến tận cửa phòng học ở gác hai rồi tiến vào lớp.

Tải xuống

Xem thêm: Hướng dẫn bài tập chữa câu sai ngữ pháp – Bài tập nâng cao Ngữ Văn 6 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận