Hướng dẫn bài tập câu trần thuật đơn có từ là – Bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

Đang tải...

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh, Hoc360.net sưu tầm gửi tới các em Hướng dẫn bài tập câu trần thuật đơn có từ là – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6. Chúc các em học tốt!

Hướng dẫn bài tập câu trần thuật đơn có từ là

Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

1. Khi làm bài tập này học sinh nhớ đọc kĩ ý nghĩa của mỗi câu trong mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ để xác định kiểu câu được chính xác. Sau khi xác định xong, xếp các câu cùng kiểu lại với nhau để so sánh, đối chiếu, kiểm tra lại lần cuối. Bài tập này giúp củng cố kiến thức vế các kiểu câu.

Chẳng hạn câu “Việc làm của Lang Liêu nhân ngày lễ tiên vương là có hiếu.” là kiểu câu đánh giá. Còn câu “Đất rừng phương Nam là truyện dài của Đoàn Giỏi.” là kiểu câu vừa giới thiệu vừa giải thích.

2. Trước khi làm bài này học sinh phải làm hết Bài tập 1 để nắm chắc kiến thức về các kiểu câu định nghĩa, giải thích, miêu tả, giới thiệu.

3. a) Yêu cầu của đề ra là phải có mặt hai kiểu câu giới thiệu và miêu tả trong đoạn văn. Học sinh chú ý kết hợp cho thật khéo các câu trong khi viết đoạn văn. Sau đây là một đoạn văn để tham khảo.

“Dọc theo đường quốc lộ, cách thị xã Tuy Hoà hai kilômét là cánh đồng quê em. Đối với em, cánh đồng vừa là một cảnh đẹp, vừa là một kỉ niệm khó quên. Mùa lúa chín, cánh đồng là một biển lúa bao la, vàng óng, trải dài đến tận chân mây. Màu vàng của lúa át cả màu nâu của những con đường chằng chịt trên cánh đồng. Đứng giữa đồng, quê em dường như chỉ còn hai màu, màu vàng tươi của lúa tương phản với màu xanh thẳm của trời. Tháng ba đứng trên Nhạn Tháp nhìn xuống, đồng lúa quê em mới đẹp làm sao. Màu xanh của lúa đang thời kì con gái hoà lẫn với màu xanh của núi rừng ở phía xa xa, vươn tới màu xanh sẫm của bầu trời để rồi lại trở về như mơn man với màu xanh của biển”.

(Quang Dương)

b) Việc tìm chủ ngữ, vị ngữ của các câu trong đoạn văn là để học sinh kiểm tra lại xem mình viết câu đã đúng ngữ pháp chưa. Các yêu cầu của đề ở câu (a) đã đáp ứng được chưa.

4. Học sinh cần chú ý đây là kiểu câu giới thiệu thường được sử dụng trong văn đối thoại khi ngữ cảnh đã rõ ràng. Vì vậy cả hai câu đều là câu trần thuật đơn. Ở câu thứ hai, dấu phẩy có tác dụng thay từ là, đồng thời làm cho tính khẳng định cao hơn.

5. Làm kiểu bài này học sinh cần chú ý mấy điểm sau: ở trường hợp (1) là bai câu giới thiệu, ở trường hợp (2) có phải lấy hai câu giới thiệu không, hay là câu định nghĩa giải thích ? Nếu là câu định nghĩa giải thích thì quan hệ hai vế phải thế nào ? Người mù và người tàn tật có đồng nhất không ?

6. Học sinh cần chú ý câu trần thuật đơn chỉ có một chủ ngữ và một vị ngữ. Bài tập này luyện cho học sinh ý thức nắm chắc và vận dụng tốt các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.

Tải xuống

Xem thêm: Câu trần thuật đơn không có từ là – Bài tập nâng cao Ngữ Văn 6 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận