Câu trần thuật đơn không có từ là – Bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

Đang tải...

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh, Hoc360.net sưu tầm gửi tới các em Câu trần thuật đơn không có từ là – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6. Chúc các em học tốt!

Câu trần thuật đơn không có từ là

Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

I – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là

Câu trần thuật đơn không có từ là có những đặc điểm sau đây :

+ Vị ngữ thường do các động từ, cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. Ví dụ :          

– Cái xắc xinh xinh

(Tố Hữu)

– Buổi trưa hôm nay tôi ngủ.

– Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

(Nguyễn Tuân)

– Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.

(Tạ Duy Anh)

Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ : không, chưa.

Tuỳ theo ý nghĩa của vị ngữ mà ta có thể thêm các từ mang ý nghĩa phủ định :

không, chưa.

Ví dụ : – Buổi trưa hôm nay, tôi chưa ngủ.

– Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh không treo kín bốn bức tường.

2. Phân loại câu trần thuật đơn không có từ là

Xét về nội dung ý nghĩa và mục đích sử dụng, người ta chia câu trần thuật đơn có từ là thành hai loại: Câu miêu tả và câu tồn tại.

a) Câu miêu tả

Câu miêu tả là những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất,… của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ.

Trong câu miêu tả, chủ ngữ được đặt trước vị ngữ. Có thể chia câu miêu tả thành các loại nhỏ sau đây :

– Câu miêu tả hành động của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ. Kiểu câu này dùng để thuật lại hành động của người, của con vật, hay những đồ vật, cây cối đã được nhân hoá hoặc dùng để bày tỏ ý định, ý kiến của người hay của vật đã được nhân hoá.

Ví dụ : – Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa.

(Thánh Gióng)

-Trông thấy tôi, Dế choắt khốc lóc thảm thiết.

(Tô Hoài)

– Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.

(Tô Hoài)

– Câu miêu tả trạng thái của sự vật nêu ở chủ ngữ.

Sự vật, hiện tượng có thể tồn tại trong trạng thái động hay trạng thái tĩnh,

trạng thái tồn tại hay trạng thái tiêu biến,…

Ví dụ :    

  – Lọ hoa đặt trên bàn.

– Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.

(Thép Mới)

– Cây hoa lan nở hoa trắng xoá.

– Em tôi đã trở thành một học sinh gương mẫu.

– Câu miêu tả đặc điểm của sự vật nêu ở chủ ngữ : Loại câu này  vị ngữ do tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành, thường dùng để miêu tả hay giới thiệu sự vật, hiện tượng.

Ví dụ :      – Chợ Năm Căn ồn ào, đông vui, tấp nập.

– Dòng sông Năm Căn rộng mênh mông.

(Theo Đoàn Giỏi)

Loại câu này có tác dụng sau đây :

+ Nêu những đặc điểm của sự vật được nêu ở chủ ngữ.

Ví dụ :       – Luỹ trong cùng tre càng thẳng hơn.

(Ngô Văn Phú)

– Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống.

(Ngô Văn Phú)

+ Nêu lên hình thức tồn tại của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ.

Ví dụ :     

  – Hằng đêm, chị ngồi lặng lẽ như một chiếc bóng.

– Dọc bờ biển lóng lánh những hạt cát vàng.

b) Câu tồn tại

Ngoài câu miêu tả, câu trần thuật đơn không có từ là còn có một kiểu câu khác là câu tồn tại.

Câu tồn tại là kiểu câu dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật, hiện tượng.

+ Thông báo về sự xuất hiện của sự vật.

Ví dụ :       —Từ trong màn sương sớm xuất hiện hai bóng người.

-Từ dưới nước nhô lên một cái đầu rồng.

+ Thông báo về sự tồn tại của sự vật.

Ví dụ :       — Giữa giường thất bảo ngồi trên một bà.

(Nguyễn Du)

– Trên thinh không bay ngang qua từng đàn chim lớn.

(Anh Đức)

+ Thông báo về sự tiêu biến của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ : Trên bầu trời vụt tắt một vì sao.

Một trong những cách tạo câu tồn tại là đảo chủ ngữ Ẩuống sau vị ngữ.

Ví dụ : Từ dưới bờ sông, hai chú bé vụt chạy lên.

Đảo thành : Từ dưới bờ sông vụt chạy lên hai chú bé.

II – BÀI TẬP

1. Cho đoạn trích sau đây :

“Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ”.

(Tạ Duy Anh)

a) Xác định câu trần thuật đơn và tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn trích.

b) Trong đoạn trích trên, câu nào miêu tả trạng thái, câu nào miếu tả hành động ?

2. Trong những câu sau đây, câu nào là câu miêu tả, câu nào là câu tồn tại ? Vì sao ?

“Mùa thu đã tới rồi. Từ trên bầu trời xuất hiện những áng mây lơ lửng. Từng đàn cò trắng nhẹ bay như trôi trên không gian tĩnh mịch. Không còn cái nắng gay gắt của mùa hạ nữa. Những ‘chiếc lá trên cây đã bắt đầu lìa cành tìm về với cội. Trên mặt ao lăn tăn những gợn sóng. Đâu đó vẳng lại những tiếng sáo diều ngân nga, tha thiết. Khung cảnh êm đềm của mùa thu gợi cho ta bao nhiêu kỉ niệm về một thời thơ ấu”.

(Quang Dương)

3. Những câu sau đây, câu nào miêu tả trạng thái, câu nào miêu tả hành động, câu nào miêu tả đặc điểm của sự vật?

– Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng.

(Tô Hoài)

– Trên bầu trời, mây đen kéo đến mù mịt.

– Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy’mẹ.

– Xưa kia, cuộc sống của người dân da đỏ thiếu thốn đủ đường.

– Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú đến  khó chịu.

(Tạ Duy Anh)

– Nó vui vẻ chấp nhận cái tên tôi tặng cho và hơn thế, còn dùng để xưng hô với bạn bè.

(Tạ Duy Anh)

– Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào một cái lọ còn bỏ không.

(Tạ Duy Anh)

– Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.

(Tạ Duy Anh)

– Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi.

–  Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng.

– Chú Tiến Lê tặng “đồng nghiệp” hẳn một hộp màu ngoại xịn.

(Tạ Duy Anh)

4. Đặt năm câu miêu tả sau đó đổi thành câu tồn tại.

5. Chuyển các câu sau đây thành câu miêu tả :

– Trên bầu trời vẳng lại một tiếng kêu.

– Xa xà xuất hiện những đàn cò, đàn sếu đông nghịt.

– Sáng nay đã diễn ra một cuộc họp.

– Dưới gốc tre tua tủa những mầm măng.

(Ngô Văn Phú)

6. Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh sinh hoạt nơi em ở, chú ỹ sử dụng câu trần thuật đơn.

Tải xuống

Xem thêm: Hướng dẫn bài tập câu trần thuật đơn không có từ là – Bài tập nâng cao Ngữ Văn 6 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận