Hình trụ – Hình nón – Hình cầu – Các dạng toán hình học lớp 9

Đang tải...

Hình trụ – Hình nón – Hình cầu

Các dạng toán hình học lớp 9

I. HÌNH TRỤ

1. Hình trụ
Khi quay hình chữ nhật ABO’O một vòng quanh cạnh OO’ cố định, ta được một hình trụ.
· Hai hình tròn (O) và (O’) bằng nhau và nằm trong hai mặt phẳng song song là hai đáy của hình trụ.
· Đường thẳng OO’ là trục của hình trụ.
· Mỗi vị trí của AB là một đường sinh. Các đường sinh vuông góc với hai mặt phẳng đáy.

Độ dài của đường sinh là chiều cao của hình trụ.
2. Cắt hình trụ bởi một mặt phẳng
· Khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với đáy,

thì phần mặt phẳng nằm trong hình trụ (mặt cắt – thiết diện) là một hình tròn bằng hình tròn đáy.
· Khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với trục OO’ thì mặt cắt là một hình chữ nhật
3. Diện tích – Thể tích
Cho hình trụ có bán kính đáy R và chiều cao h.

II. HÌNH NÓN – HÌNH NÓN CỤT

1. Hình nón
Khi quay tam giác vuông một vòng quanh cạnh OA cố định thì được một hình nón.
· Điểm A là đỉnh của hình nón.
· Hình tròn (O) là đáy của hình nón.
· Mỗi vị trí của AC là một đường sinh của hình nón.
· Đoạn AO là đường cao của hình nón.

II. HÌNH CẦU

1. Hình cầu
Khi quay nửa hình tròn tâm O, bán kính R một vòng quanh đường kính AB cố định thì được một hình cầu.
· Nửa đường tròn trong phép quay nói trên tạo thành một mặt cầu.
· Điểm O là tâm, R là bán kính của hình cầu hay mặt cầu đó.
2. Cắt hình cầu bởi một mặt phẳng
· Khi cắt hình cầu bởi một mặt phẳng ta được một hình tròn.
· Khi cắt mặt cầu bán kính R bởi một mặt phẳng ta được một đường tròn:
– Đường tròn đó có bán kính R nếu mặt phẳng đi qua tâm (gọi là đường tròn lớn).
– Đường tròn đó có bán kính bé hơn R nếu mặt phẳng không đi qua tâm.

Đang tải...

>> Tải về file word  TẠI ĐÂY.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận