Giúp trẻ giải một số bài tập phần “Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000” (Phần 3) – Toán lớp 3

Đang tải...

Giúp trẻ giải một số bài tập phần “Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000” (Phần 3) – Toán lớp 3

1. Tính giá trị biểu thức (Giải dãy tính)

2. Tính rồi điền số bảng hoặc lưu đồ

3. Tìm x:

4. Các bài tập về độ dài

5. Các bài tập về hình học

a) Vẽ đoạn thẳng có độ dài theo yêu cầu

  • Ví dụ  :

a ) Vẽ đoạn thẳng AB dài 6cm.

b) Vẽ đoạn thẳng CD dài gấp đôi (gấp 2 lần) đoạn thẳng AB.

c) Vẽ đoạn thẳng MN dài bằng \frac{ 1}{3 } đoạn thẳng AB.

  • Hướng dẫn : Chẳng hạn a)

– Chấm một điểm A.

– Đặt thước sao cho vạch 0 trùng với  điểm A.

– Tìm trên thước vạch chỉ số 6. Ghi dấu chấm ở điểm ứng với vạch đó.

– Vạch đoạn thẳng theo cạnh thước từ vạch 0 đến vạch chỉ số 6 (6cm).

– Nhấc thước ra ghi tên điểm cuối B của đoạn thẳng.

b) Vẽ và kiểm tra hình bằng ê ke

  • Ví dụ  :

Dùng ê ke vẽ góc vuông biết đỉnh và một cạnh cho trước :

  • Hướng dẫn :

– Đặt ê ke sao cho đỉnh ê ke trùng với điểm O và một cạnh ê ke trùng với cạnh OM cho trước.

– Dọc theo cạnh kia của êke vẽ tia ON. Ta được góc vuông đỉnh o, cạnh OM và ON.

Đặt ê ke sao cho đỉnh ê ke trùng với điểm o và một cạnh ê ke trùng với cạnh OM cho trước.

c) Gấp, ghép hình

  • Ví dụ :

Cho 8 hình tam giác, mỗi hình như hình bên :

Hãy xếp thành hình cái nhà :

  • Hướng dẫn :

Trẻ quan sát cái nhà cần xếp. Có thể nhận xét như sau :

+  Xếp 2 hình tam giác ở hai đầu nhọn của mái nhà.

+ Phần còn lại của mái nhà là hình vuông có thể xếp bằng 2 hình tam giác nữa.

+ Phần hình chữ nhật bên dưới gồm 2 hình vuông   giống như ở trên, nên có thể xếp bằng 4 hình tam giác.

  • Cách trình bày :

d) Tính chất của hình, nêu tên và nhận dạng hình

  • Ví dụ  :

Tìm chiều dài, chiều rộng của mỗi hình chữ nhật có trong hình vẽ bên (DC = 4cm, BN = lcm, NC = 2cm)

  • Hướng dẫn :

Trong hình vẽ có 3 hình chữ nhật.

– Hình chữ nhật ABCD có cạnh AB =    CD nên AB  = 4cm  và

BC = BN + NC = 1 + 2 =  3 (cm). Vậy     AD = 3cm.

– Hình chữ nhật CDMN có cạnh MN =   CD nên MN  = 4cm  và

MD = CN nên MĐ = 2cm.

– Hình chữ nhật ABNM có cạnh AB = MN = 4cm và AM = BN = lcm.

  • Cách trình bày :

e) Tính độ dài đường gấp khúc

Ví dụ  :

Tính độ dài mỗi đường gấp khúc ABCDE, KMNPQ :

  • Hướng dẫn :

Áp dụng quy tắc đã học ở lớp 2 : “Muốn tính độ dài đường gấp khúc, ta cộng độ dài các đoạn thẳng”.

  • Cách trình bày :

Độ dài đường gấp khúc ABCDE là :

3 + 4 + 3 + 4 = 14 (cm)

Đáp số: 14cm.

g) Tính chu vi

  • Ví dụ  :

Mỗi viên gạch hình vuông có cạnh dài 20cm. Tính chu vi hình chữ nhật ghép bởi 3 viên gạch như thế (xem hình vẽ).

  • Hướng dẫn:

Tính chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật rồi tính chu vi hình chữ nhật theo quy tắc :

“Lấy chiều dài cộng với chiều rộng rồi nhân với 2”.

  • Cách trình bày :

Chiều dài hình chữ nhật là :

20 x 3 = 60 (cm)

Chu vi hình chữ nhật là :

(20 + 60) x 2 = 160 (cm)

Đáp số 160 cm.

h) Đo độ dài trước khi tính chu vi

Ví dụ :

Đo độ dài cạnh rồi tính chu vi hình vuông MNPQ

  • Hướng dẫn :

Trẻ phải đo độ dài cạnh hình vuông (để được 3cm) rồi mới áp dụng quy tắc tính chu vi hình vuông.

  • Cách trình bày :

Chu vi hình vuông là :

3 x 4 = 12 (cm)

Đáp số: 12cm.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận