Giúp trẻ giải một số bài tập phần “Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000” (Phần 1) – Toán lớp 3

Đang tải...

Giúp trẻ giải một số bài tập phần “Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000” (Phần 1) – Toán lớp 3

1. Tính giá trị biểu thức (Giải dãy tính)

a) Loại có một phép tính

  • Ví dụ   :

Tìm giá trị của mỗi biểu thức sau :

a) 125 + 18          b) 161 – 150              c) 21 x 4                 d) 48 : 2

  • Hướng dẫn :

Trẻ tính ra nháp rồi ghi kết quả, cuối cùng thì trả lời.

  • Cách trình bày :

– 125 + 18 = 143

“Giá trị của biểu thức 125 + 18 là 143”.

  • Lưu ý : Trong trường hợp có thể nên khuyến khích trẻ tính nhẩm.

Chẳng hạn :

120  x  3    = ?

Nhẩm :

“100 x 3 = 300

20 x 3 = 60

300 + 60 = 360”

Viết :

120   x  3    =   360

Nói :  “Giá    trị của biểu    thức  120 x 3 là 360”.

b) Loại có hai phép tính

i) Chỉ có phép cộng, trừ (hoặc nhân, chia) :

  • Ví dụ   :

(a)     15 x 3 x 2                               (b)  8   x 5  :    2

  •   Hướng dẫn :

Trẻ làm tính từ trái sang phải.

  •  Cách trình bày

(chẳng hạn) :

48 : 2 : 6 =24 : 6 = 4

81 : 9 x 7 = 9 x 7 = 63.

ii) Loại có cả các phép tính cộng, trừ và nhân, chia :

  • Ví dụ :

Tính giá trị của biểu thức :

a) 253 + 10  x 4

41 x 5 – 100

93 – 48 : 8

b)

500 +  6  x  7

30 x 8 + 50

69 + 20 x 4

  • Hướng dẫn :

Trẻ làm tính nhân, chia trước; rồi đến phép cộng, trừ.

  • Cách trình bày (chẳng hạn) :

93 – 48 : 8 = 93 – 6                       30 x 8 + 50 = 240 + 50

= 87                                                                       = 290

Xem thêm: Hướng dẫn trẻ giải các bài tập về độ dài

iii) Loại có cả dấu ngoặc :

  • Ví dụ :

Tính giá trị của biểu thức :

(a)  (65 + 15) x 2                           (b) (74  –   14)   :    2

48: (6: 3)                                               81: (3 x  3)

  • Hướng dẫn:

Trẻ làm tính trong ngoặc trước.

  • Cách trình bày ( chẳng hạn):

(65 + 15) x 2 = 80 x 2                         48 : (6 :   3) = 48 : 2

= 160                                                                            = 24

iv) Loại thực hiện phép tính theo lời nói :

  • Ví dụ  :

Tính :

a) Gấp 12 lên 6 lần, rồi bớt đi 25.

b) Giảm 56 đi 7 lần, rồi bớt đi 5.

c) Giảm 42 đi 6 lần, rồi thêm 37.

  • Hướng dẫn :

a) Gấp 12 lên 6 lần, tức xà lấy 12 nhân với 6 (được 72) Rồi bớt đi 25, tức là trừ đi 25 (được 47).

Cách trình bày:

a) 12 x 6 = 72  ; 72 – 25 = 47

b) 56 : 7 = 8 ; 8 – 5 = 3

c)   42 : 6 = 7   ;   7 + 37 = 44

c ) Loại tính giá trị biểu thức rồi so sánh

  • Ví dụ   :

55 : 5 x 3      …      32

47                 …       84 – 34-3

20 + 5            …        40 : 2 + 6

  • Hướng dẫn :

Trẻ tính giá trị biểu thức rồi so sánh để điền dấu.

  • Cách trình bày :

  • Ghi chú:

– Không trình bày theo cách sau  :

 

– Nếu HS tính nhẩm được thì có thể điền dấu luôn, không phải ghi kết quả trung gian. Chẳng hạn :

4 x   7 > 4 x 6 (vì 4 = 4 còn 7 > 6)

d)  Ghép đôi biểu thức với kết quả

  •   Ví dụ :

Hai phép nhân nào có kết quả bằng nhau ?

  • Hướng dẫn :

Trẻ dùng tính chất giao hoán của phép nhân để nối hai phép nhân có tích bằng nhau.

  • Cách trình bày

e) Xác định sự đúng, sai của thứ tự tính

  • Ví dụ  :

Đúng ghi Đ, sai ghi S :

  • Hướng dẫn :

Trẻ tự kiểm tra xem quy tắc về thứ tự làm tính đã được áp dụng đúng chưa và đã tính đúng

chưa. Từ đó xác định đúng sai. Chẳng hạn :

37 – 5 x 5 – 37 – 25 = 12 (đúng)

30 + 60 x 2 = 30 + 120 = 150 (vậy kết quả 180 là sai, lí do sai ở đây là đã làm tính cộng trước tính nhân).

  • Cách trình bày :

g) Xác định sự đúng, sai của cách tính.

  • Ví dụ:

Đúng ghi Đ, sai ghi S :

  • Hướng dẫn:

a) Phép tính đúng.

b) Phép tính sai, vì đã quên không tiến hành lượt chia thứ hai :

“3:7 được  0,  viết  0

0  x  7 = 0 , 3 – 0 = 3”.

  • Cách trình bày :

a) Đ                     b) S.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận