ĐỀ TỔNG ÔN KIẾN THỨC HOÁ HỮU CƠ – SỐ 20

Đang tải...

ĐỀ TỔNG ÔN KIẾN THỨC HOÁ HỮU CƠ – SỐ 20

Câu 1:  Este nào sau đây có phản ứng trùng hợp

A. HCOOCH3.

B. HCOOC2H5.

C. HCOOCH=CH2.            

D. CH3COOCH3.

Câu 2:  Dung dịch chất nào sau đây đổi màu quỳ tím sang đỏ?

A. Axit α-amino isovaleric.

B. Axit α,ε-điamino caproic.

C. Axit α-amino glutaric.

D. Axit α-amino propionic.

Câu 3:  Chất nào sau đây là este?

A. CH3COOH.

B. C2H5OH.

C. CH3COOC2H5.               

D. HCHO.

Câu 4: Xà phòng hóa hoàn toàn chất béo X, thu được glixerol và hai muối là natri panmitat và natri stearat. Số công thức cấu tạo của X là

A. 2.

B. 4.

C. 1.                                             

D. 3.

Câu 5: Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử là C4H9O2N. Khi cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 9,7 gam muối Y và 4,6 gam chất hữu cơ Z. Công thức cấu tạo của X là

A. CH2=CH-COONH3-CH3.

B. CH3-COONH3-CH=CH2.

C. CH3-CH(NH2)-COO-C2H5.

D. H2N-CH2-COO-CH2-CH3.

Câu 6:  Để chuyển hóa một số dầu thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình

A. cô cạn ở nhiệt cao.

B. hiđro hóa (xúc tác Ni).

C. xà phòng hóa.

D. làm lạnh.

Câu 7: Xăng E5 có chứa 95% là xăng RON A92 (được sản xuất từ dầu mỏ) và 5% nhiên liệu sinh học (được sản xuất chủ yếu từ lương thực như sắn, ngô,…). Thành phần chủ yếu của nhiên liệu sinh học trên là:

A. Protein.

B. Axit axetic.

C. Etanol.                                  

D. Lipit.

Câu 8:   Etyl fomat được tìm thấy trong nhiều loại quả như đào, dứa,… Công thức cấu tạo của etyl fomat là:

A. HCOOC2H5.

B. HCOOCH3.

C. CH3COOC2H5.               

D. CH3COOCH3.

Câu 9:  Thủy phân hoàn toàn tristearin trong môi trường axit thu được?

A. C3H5(OH)3 và C17H33COOH.

B. C3H5(OH)3 và C17H35COOH.

C. C3H5(OH)3 và C17H35COONa.

D. C3H5(OH)3 và C17H33COONa.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn este X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức tổng quát của X là.

A. CnH2n+1COOCmH2m+1 (n 1; m 1).                                 

B. CnH2nO2 (n    1).

C. CnH2n+2O2 (n 2).

D. CnH2n+1COOCmH2m+1 (n   0; m     1).

Câu 11: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được hỗn hợp gồm 1 mol glyxin và 1 mol valin. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 1.

B. 3.

C. 4.                                             

D. 2.

Câu 12: Nhận định nào sau đây là sai?

A. Các este có khả năng hòa tan tốt các hợp chất hữu cơ, kể cả các hợp chất cao phân tử.

B. Các este thường là chất lỏng, nhẹ hơn nước, rất ít tan trong nước.

C. Chất béo rắn thành phần chủ yếu chứa các axit béo không no.

D. Chất béo lỏng để lâu ngày ngoài không khí sẽ bị ôi.

Câu 13: Tơ visco thuộc loại?

A. tơ nhân tạo.

B. tơ tổng hợp.

C. tơ thiên nhiên.

D. tơ poliamit.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

 B. Oxi hóa glucozơ trong điều kiện thích hợp thu được sobitol.

 C. Dung dịch các aminoaxit đều có môi trường trung tính.

 D. Thủy phân đisaccarit trong môi trường kiềm sinh ra hai phân tử monosaccarit.

Câu 15: Cho hợp chất hữu cơ X mạch hở (có công thức phân tử C6H16O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng, thu được muối của axit cacboxylic Y đa chức và chất hữu cơ Z chứa C, H, N. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là

A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 1.

Câu 16: Cho các chất sau: metan, etilen, buta- 1,3- đien, benzen, toluen, stiren, phenol, metyl acrylat. Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là

A. 7.

B. 6.

C. 8.                                             

D. 5.

Câu 17: Hiđrocacbon X mạch hở, có phân tử khối bằng 52, phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Trong phân tử chất X có một nhóm -CH3.

B. Chất X có số nguyên tử cacbon lớn hơn số nguyên tử hiđro.

C. Trong phân tử chất X có một liên kết đôi.

D. Chất X có mạch cacbon phân nhánh.

Câu 18: Cho este đa chức X có công thức phân tử là C6H10O4 tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm gồm 1 muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 3.

B. 2.

C. 4.                                             

D. 5.

Câu 19: Cho vào ống nghiệm 2 ml etyl axetat, sau đó thêm tiếp 1 ml dung dịch NaOH 30% quan sát hiện tượng (1); lắp ống sinh hàn đồng thời đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, quan sát hiện tượng (2). Kết quả hai lần quan sát (1) và (2) lần lượt là

A. Sủi bọt khí, chất lỏng tách thành hai lớp.

B. Chất lỏng đồng nhất, chất lỏng tách thành hai lớp.

C. Chất lỏng tách thành hai lớp, chất lỏng đồng nhất.

D. Chất lỏng tách thành hai lớp, chất lỏng tách thành hai lớp.

Câu 20: Cho các phát biểu sau:

  1. Công thức chung của este no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO2 (n>2).
  2. Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín.
  3. Lipit là các trieste của glixerol và các axit béo.
  4. Mỡ động vật chứa chủ yếu các chất béo không no như triolein, trilinlolein.
  5. Hidro hóa hoàn toàn chất béo lỏng bằng H2 dư (xúc tác Ni, t0) thu được chất béo rắn.

Số phát biểu đúng là:

 

 

 

A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 1.

Câu 21: Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z và T. Kết quả cho như sau:

 

Mẫu thử

 

Thuốc thử

 

Hiện tượng

 

X

 

Quỳ tím

 

Chuyển màu xanh

 

Y, T

 

Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng

Tạo kết tủa Ag.

 

Y, Z

 

Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH

 

Tạo dung dịch màu xanh lam.

 

T

 

Dung dịch brom

 

Mất màu và có khí thoát ra

X, Y, Z, T lần lượt là

A. Lysin, fructozơ, lòng trắng trứng, fomanđehit.

B. Etyl amin, fructozơ, etanol, axit fomic.

C. Anilin, glucozơ, glixerol, axetanđehit.

D. Etyl amin, glucozơ, saccarozơ, axit fomic.

Câu 22: Este X hai chức mạch hở có công thức phân tử là C6H8O4, không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc, được tạo ra từ ancol Y và axit cacboxylic Z. Đun Y với H2SO4 đặc ở 1700 C không tạo ra được anken. Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Nhận xét nào sau đây là đúng

A. Trong phân tử chất Z có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.

 B. Chất Z không làm mất màu dung dịch brom.

C. Trong X có ba nhóm –CH3.

 D. Chấy Y là ancol etylic.

Câu 23: Cho các phát biểu sau:

  1. Trong phân tử vinylaxetilen có chứa ba liên kết bội.
  2. Phenol dùng để sản xuất phẩm nhuộm, thuốc nổ, chất diệt cỏ.
  3. Hiđro hóa hoàn toàn chất bẻo lỏng thu được chất béo rắn.
  4. Thủy phân hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở trong môi trường kiềm luôn thu được ancol và muối của axit cacboxylic.
  5. Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
  6. Tripanmitin tham gia phản ứng cộng H2 (Ni, to).

Số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 3.

C. 1.                                             

D. 2.

Câu 24: Este X được tạo bởi từ một axit cacboxylic hai chức và hai ancol đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn X luôn thu được CO2 có số mol bằng với số mol O2 đã phản ứng. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất):

(1) X + 2H2

Y;

(2) Y + 2NaOH

Z+X1+X2.

 

Ni, t0

 

t0

Biết rằng X1 và X2 thuộc cùng dãy đồng đẳng và khi đun nóng X1 với H2SO4 đặc ở 1700C không thu được anken. Nhận định nào sau đây sai?

A. Chất X2 là ancol etylic.

B. Chất X có công thức phân tử là C7H8O4.

C. Chất Z có công thức phân tử là C4H2O4Na2.

D. Hai chất X, Y đều có mạch không phân nhánh.

Câu 25: Cho các phát biểu sau:

  1. Các chất etilen, toluen và stiren đều tham gia phản ứng trùng hợp.
  2. Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 thu được etylen glycol.
  3. Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.
  4. Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với dung dịch brom.
  5. Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2
  6. Tất cả các este đều tan tốt trong nước, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm.
  7. Phản ứng giữa axit axetic với ancol benzylic (ở điều kiện thích hợp), tạo thành benzyl axetat có mùi thơm của chuối chín.

Số phát biểu đúng là:

A. 4.

B. 6.

C. 3.                                            

D. 5.

Câu 26: Lên men m gam glucozơ thu được ancol etylic và khí CO2 (hiệu suất phản ứng đạt 80%). Hấp thu toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 16,0 gam kết tủa; đồng thời thu được dung dịch có khối lượng giảm 5,44 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m là

A. 21,6 gam.

B. 54,0 gam.

C. 43,2 gam.                            

D. 27,0 gam.

Câu 27: Hóa hơi hoàn toàn 10,64 gam hỗn hợp X chứa hai este đều đơn chức, mạch hở thì thể tích hơi đúng bằng thể tích của 4,48 gam N2 (đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Nếu đun nóng 10,64 gam X với 300 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một ancol duy nhất và m gam rắn khan. Giá trị của m là

A. 14,48.

B. 17,52.

C. 17,04.                                    

D. 11,92.

Câu 28: Hóa hơi 3,35 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH; HCOOC2H5; CH3COOCH3; CH3COOC2H5 thu được 1,12 (lít) hơi X (đo ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn 6,7 gam hỗn hợp X thu được m gam H2O, giá trị của m là

A. 2,7 gam.

B. 3,6 gam.

C. 2,25 gam.                            

D. 4,5 gam.

Câu 29: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O2, thu được H2O và 2,28 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,04.

B. 0,08.

C. 0,20.                                       

D. 0,16.

Câu 30: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X thu tiếp được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 30.

B. 55.

C. 25.                                           

D. 40.

Câu 31: Cho m gam hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức tác dụng tối đa với 350 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 28,6 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Giá trị của m là

A. 21,9.

B. 30,4.

C. 20,1.

D. 22,8.

Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm vinyl fomat và axit acrylic thì cần 16,8 lít O2 (ở đktc), thu được H2O và CO2. Mặt khác nếu đem thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch NaOH dư thì thu được hỗn hợp Y có chứa a gam muối, cho toàn bộ lượng Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 64,8 gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 19,6.

B. 23,6.

C. 27,1.                                       

D. 21,4.

Câu 33: Thủy phân 0,15 mol peptit X, thu được hỗn hợp gồm 0,04 mol Gly-Gly-Ala; 0,06 mol Gly-Ala-Ala; 0,02 mol Ala-Ala; 0,04 mol Gly-Gly; 0,08 mol Gly và 0,10 mol Ala. Phân tử khối của X là

A. 331.

B. 274.

C. 260.                                        

D. 288.

Câu 34: Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ. thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 1,375 mol CO2 và 1,275 mol H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,05 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

A. 20,15.

B. 20,60.

C. 23,35.

D. 22,15. a(k-1) = 0,1; a(k-3) = 0,05 => a = 0,025; k = 5 => m = D

Câu 35: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức với lượng dư dung dịch KOH thì có tối đa 11,2 gam KOH phản ứng, thu được ancol Y và dung dịch chứa 24,1 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn lượng Y trên thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Giá trị của m là

A. 20,3.

B. 21,2.

C. 12,9.                                       

D. 22,1.

Câu 36: Hỗn hợp X gồm glyxin, axit glutamic và hai axit cacboxylic no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 41,05 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 17,64 lít khí O2. Cho sản phẩm cháy qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thu được 20,72 lít hỗn hợp khí CO2 và N2. Thể tích các khí đo ở đktc. Thành phần % theo khối lượng của axit cacboxylic có phân tử khối nhỏ hơn trong X là

A. 28,64%.

B. 19,63%.

C. 14,02%.                                

D. 30,62%.

Câu 37: Hỗn hợp Z gồm 2 este mạch hở X và Y đều không tham gia phản ứng tráng bạc và có số liên kết π trong phân tử không quá 2, MX < MY, trong đó X tạo bởi axit cacboxylic và ancol có cùng số nguyên tử C. Cho 11 gam hỗn hợp Z tác dụng vừa đủ với 150 gam dung dịch KOH 5,6% đun nóng, thoát ra hỗn hợp ancol đơn chức T đồng đẳng kế tiếp. Cho T đi qua bình đựng Na dư thì khối lượng bình này tăng 6,05 gam và có 1,68 lít khí (đktc) thoát ra. Phần trăm khối lượng oxi trong Y là

A. 43,84%.

B. 54,24%.

C. 36,36%.                                

D. 48,48%.

Câu 38: Cho 0,08 mol hỗn hợp X gồm bốn este mạch hở phản ứng vừa đủ với 0,17 mol H2 (xúc tác Ni, t°), thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit cacboxylic no có mạch cacbon không phân nhánh và 6,88 gam hỗn hợp T gồm hai ancol no, đơn chức. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X cần vừa đủ 0,09 mol O2. Phần trăm khối lượng của muối có phân từ khối lớn hơn trong Z là

A. 54,18%.

B. 50,31%.

C. 58,84%.                                

D. 32,88%.

Câu 39: Hỗn hợp X gồm glucozơ, lysin và hexametylenđiamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng 1,46 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc (dùng dư), khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 28,672 lít (đktc). Mặt khác cho 24,06 gam X trên vào dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Y có chứa m gam các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là

A. 10,05.

B. 28,44.

C. 12,24.                                    

D. 16,32.

Câu 40: Cho 14,14 gam hỗn hợp X (có tổng số mol 0,1 mol) gồm một este đơn chức (trong phân tử chứa vòng benzen) và hai este mạch hở (trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức). Đun nóng 14,14 gam X với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được hỗn hợp Y gồm ba muối có khối lượng 17,12 gam và hỗn hợp Z gồm etylen glicol và glixerol. Đốt cháy toàn bộ Y với oxi vừa đủ, thu được 11,22 gam CO2; 3,15 gam H2O và 12,19 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn nhất là.

A. 20,93%.

B. 30,18%.

C. 25,04%.                                

D. 41,73%

Tải về

File PDF 

Xem thêm 

ĐỀ TỔNG ÔN KIẾN THỨC HOÁ HỮU CƠ – SỐ 19 >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận