ĐỀ TỔNG ÔN KIẾN THỨC HOÁ HỮU CƠ – SỐ 19

Đang tải...

ĐỀ TỔNG ÔN KIẾN THỨC HOÁ HỮU CƠ – SỐ 19

Câu 1:  Thuốc thử nào sau đây dùng để nhận biết glucozơ và fructozơ?

A. Nước brom.

B. Dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.

C. Cu(OH)2 ở điều kiện thường.

D. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).

Câu 2:  Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 cho được phản ứng tráng gương là

A. 2.

B. 1.

C. 4.

D. 3.

Câu 3:  Đặc điểm của phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là:

 

A. Phản ứng thuận nghịch.

 

B. Phản ứng xà phòng hóa.

C. Phản ứng trùng ngưng.

 

D. Phản ứng hiđrat hóa.

 

Câu 4:  Dãy các chất nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự độ ngọt tăng dần?

 

A. Saccarozơ < fructozơ < glucozơ.

B. Glucozơ < saccarozơ < fructozơ.

C. Fructozơ < glucozơ < saccarozơ.

D. Fructozơ < saccarozơ < glucozơ.

Câu 5:  Số nguyên tử hiđro (H) trong amin có tên gọi N-metylpropan-2-amin là

 

A. 5.

B. 11.

C. 9.

D. 7.

Câu 6:  Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết metyl axetat và mety fomat?

 

A. Dung dịch NaOH, đun nóng.

B. Dung dịch HCl.

 

C. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).

 

D. Dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.

Câu 7:  Glucozơ không có tính chất hay ứng dụng nào sau đây?

A. Trong công nghiệp được dùng để tráng gương, tráng ruột phích.

B. Trong dung dịch tồn tại chủ yếu dạng mạch hở.

C. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực.

D. Hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam.

Câu 8: Thủy phân hoàn toàn este X (C4H8O2) trong môi trường axit, sản phẩm thu được gồm hai chất hữu cơ Y và Z có cùng số nguyên tử cacbon. Tên gọi của X là

A. Etyl axetic.

B. Ancol etylic.

C. Axit axetic.                        

D. Etyl axetat.

Câu 9:  Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Dung dịch anilin không làm đổi màu quì tím.

B. Isopropylamin là amin bậc một.

C. Các amin đều có tính bazơ.

D. Lực bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac.

Câu 10: Cho các dung dịch và chất lỏng sau: (1) C2H5NH2; (2) CH3-NH-CH3; (3) CH3NH2; (4) C6H5-NH2; (5) NH3. Tính bazơ được sắp xếp đúng là

A. (2)>(1)>(3)>(4)>(5).

B. (2)>(3)>(1)>(4)>(5).

C. (2)>(1)>(3)>(5)>(4).

D. (2)>(1)>(4)>(5)>(3).

Câu 11: Điều khẳng định nào sau đây là sai?

A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.

B. Saccarozơ chỉ tồn tại dưới dạng mạch vòng.

C. Các monosaccarit cho được phản ứng thủy phân.

D. Xenlulozơ được cấu tạo bởi các gốc -glucozơ liên kết với nhau bởi liên kết -1,4-glicozit.

Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Xà phòng hóa chất béo luôn thu được các axit béo tương ứng và glixerol.

B. Chất béo lỏng chứa chủ yếu các gốc axit béo no.

C. Các amino axit đều có tính lưỡng tính.

D. Các peptit bền trong môi trường axit và bazơ.

Câu 13: Dữ kiện nào sau đây chứng minh dạng mạch hở của glucozơ có tính chất anđehit?

A. Phản ứng lên men với xúc tác enzim, thu được ancol etylic.

B. Tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam.

C. Tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0) thu được sobitol.

 D. Tác dụng với anhiđrit axetic tạo este chứa 5 gốc axetat trong phân tử C6H7O(OCOCH3)5.

Câu 14: Thực hiện sơ đồ phản ứng sau:

(1) X + 3H2

Ni, t0

H , t0

Y.

(2) Y + 3H2O

Biết rằng Z là axit stearic. Chất X là

 

A. axit oleic.

B. tristearin.

C. triolein.

Câu 15: Thực hiện thí nghiệm đối với các chất X, Y, Z và có kết quả được ghi theo 3Z + C3H5(OH)3.

axit stearic.

bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

 

Hiện tượng

 
         

X

Nhỏ dung dịch iốt

 

Xuất hiện màu xanh tím.

 
       

Y và Z

Tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.

Tạo phức xanh lam.

 
       

Y

Tác dụng với nước brom.

Màu nâu của brom nhạt dần.

 
       

Z

Đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng, lấy sản phẩm cho

Tạo kết tủa bạc trắng.

 

vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.

 

 

 
         

Các chất X, Y, Z lần lượt là:

 

 

 

A. Hồ tinh bột, fructozơ, saccarozơ.

B. Hồ tinh bột, glucozơ, xenlulozơ.

 

C. Xenlulozơ, saccarozơ, hồ tinh bột.

D. Hồ tinh bột, glucozơ, saccarozơ.

 

Câu 16: Xà phòng hóa este X mạch hở trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được muối Y (C2O4Na2), ancol Z (CH4O) và anđehit T (C2H4O). Phân tử khối của X là

A. 130.

B. 144.

C. 146.                                        

D. 132.

Câu 17: Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, fructozơ, metyl acrylat, triolein, etyl fomat. Số chất trong dãy có khả năng tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng tạo kết tủa bạc trắng là

A. 6.

B. 4.

C. 3.                                             

D. 5.

Câu 18: Cho dãy các chất: etylen glicol; glucozơ; glixerol; saccarozơ; xenlulozơ; ancol etylic; fructozơ. Số chất trong dãy tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam là

A. 3.

B. 6.

C. 4.                                             

D. 5.

Câu 19: Cho dãy các chất sau: sobitol; glixerol; axit fomic; metylamin; etilen glicol; axit oxalic; ancol metylic, axit -aminopropionic. Số chất trong dãy có số nguyên tử cacbon bằng với số nhóm chức có trong phân tử là

A. 8.

B. 6.

C. 5.                                             

D. 7.

Câu 20: Cho các phát biểu sau:

  1. Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử amoniac bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin.
  2. Thủy phân benzyl axetat trong dung dịch kiềm dư, sản phẩm thu được là muối và ancol.
  3. Saccarozơ cho được phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
  4. Nhúng mẫu quì tím vào dung dịch metylamin, quì tím chuyển sang màu hồng.

Các phát biểu đúng là:

A. (a),(b),(c).

B. (b),(c),(d).

C. (a),(c),(d).                            

D. (a),(b),(d).

Câu 21: Cho các phát biểu sau:

  1. Các triglixerit đều có phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, t0).
  2. Các triglixerit đều là chất rắn ở điều kiện thường.
  3. Các triglixerit đều nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
  4. Các triglixerit đều cho được phản ứng thủy phân.
  5. Trong phân tử các triglixerit đều có số nguyên tử cacbon là số chẵn.

Số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 3.

C. 5.                                             

D. 2.

Câu 22: Cho các phát biểu sau:

  1. Một số este được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm.
  2. Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
  3. Anilin được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệm phẩm màu azo.
  4. Hexametylenđiamin được dùng để tổng hợp polime.
  5. Các -amino axit là cơ sở kiến tạo nên các protein của cơ thể sống.
  6. Axit -aminocaproic và axit   -aminoenantoic tham gia phản ứng trùng ngưng tạo polime.

Số phát biểu đúng là

 

 

 

A. 6.

B. 4.

C. 5.

D. 3.

Câu 23: Cho sơ đồ phản ứng sau:

(1) X + nH2O

H , t0

nY.

(3) Y

xt, t0

2T + 2Z.

(2) Y + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O

t0

T + 2NH4NO3 + 2Ag.

(4) 6nZ + 5nH2O

as clorophin

X + 6nO2.

Cho các nhận định sau:

     

(a) T là axit gluconic.

 

(b) Phân tử của X chứa 2 loại liên kết glicozit.

(c) T là ancol etylic.

 

(d) Trong y học, Y được dùng làm thuốc tăng lực.

(e) Z là cacbon đioxit.

 

(g) X cho được phản ứng màu với dung dịch iốt.

Số nhận định đúng là

 

 

 

A. 6.

B. 4.

C. 3.

D. 5.

Câu 24: Cho các phát biểu sau:

  1. Axit axetic và axit propionic tan vô hạn trong nước.
  2. Dung dịch axit -aminoisovaleric làm quì tím hóa đỏ.
  3. Đồng phân cấu tạo là các hợp chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo hóa học khác nhau.
  4. Các ancol đều có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức.
  5. Axit -aminocaproic và axit   -aminoenantoic đều có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng.
  6. Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime).

Số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 6.

C. 3.                                             

D. 5.

Câu 25: Số đồng phân mạch hở của este ứng với công thức phân tử C4H6O2 mà khi thủy phân, sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là

A. 5.

B. 4.

C. 3.                                             

D. 6.

Câu 26: Đốt cháy 2,2 gam este X đơn chức mạch hở bằng lượng oxi vùa đủ, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 1,8 gam nước. Số nguyên tử hydro (H) có trong X là

A. 12.

B. 6.

C. 8.                                             

D. 10.

Câu 27: Xà phòng hóa hoàn toàn 49,92 gam triglixerit với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol có khối lượng m gam và hỗn hợp chứa a mol muối natri oleat và 2a mol muối natri panmitat. Giá trị m là

A. 5,52.

B. 1,84.

C. 11,04.

D. 16,56.

Câu 28: Thủy phân 29,16 gam tinh bột trong môi trường axit với hiệu suất của phản ứng là 75%, lấy toàn bộ lượng glucozơ sinh ra tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng (dùng dư) thu được lượng Ag là

A. 38,88 gam.

B. 29,16 gam.

C. 58,32 gam.                          

D. 19,44 gam.

Câu 29: Đun nóng 72,0 gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được x gam Ag. Giá trị của x là

A. 43,2.

B. 64,8.

C. 86,4.                                       

D. 21,6.

Câu 30: Cho 11,68 gam một amin đơn chức tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư thu được 17,52 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của amin là

A. 1.

B. 8.

C. 2.                                             

D. 4.

Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một -amino axit X (có dạng H2N-CnH2n-COOH), thu được 0,7 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Công thức cấu tạo của X là

A. H2N-CH2-CH2-COOH.

B. CH3-CH(NH2)-COOH.

C. (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH.

D. H2N-CH2-COOH.

Câu 32: Thủy phân hoàn toàn 20,64 gam este đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ 240 ml dung dịch KOH 1M, thu được 23,52 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. CH3COOC2H5.

B. C2H5COOCH3.

C. C2H5COOC2H3.             

D. CH3COOC2H3.

Câu 33: Đun nóng 29,92 gam hỗn hợp gồm metyl benzoat và phenyl axetat với dung dịch KOH dư, thấy lượng KOH phản ứng là 16,8 gam thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 38,08.

B. 42,24.

C. 36,00.                                    

D. 40,80.

Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin và trimetylamin cần dùng 0,6 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Nếu cho 7,6 gam X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được x gam muối.

Giá trị của x là

A. 18,94.

B. 20,20.

C. 14,90.                                    

D. 14,17.

Câu 35: Cho 44,1 gam axit glutamic tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch X, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị m là

A. 74,10.

B. 63,15.

C. 67,50.                                    

D. 78,45.

Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 14,4 gam hỗn hợp X gồm axit cacboxylic Y (CnH2nO2) và ancol Z (CmH2m+2O) thu được 27,72 gam CO2 và 14,04 gam H2O. Nếu đun nóng 14,4 gam X có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được 6,12 gam este T. Hiệu suất phản ứng este hóa là

A. 33,33%.

B. 40,00%.

C. 66,67%.                                

D. 60,00%.

Câu 37: Hỗn hợp E chứa hai este đều mạch hở gồm este X (CnH2n-2O2) và este Y (CmH2m-6O4). Đốt cháy hoàn toàn 13,89 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 0,6975 mol O2. Mặt khác đun nóng 13,89 gam E cần dùng 165 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một ancol duy nhất và hỗn hợp chứa a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất của a : b là.

A. 1,1.

B. 0,8.

C. 0,6.                                         

D. 1,2.

Câu 38: Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp X gồm este Y (C5H10O2) và este Z (C8H14O4) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon và m gam muối. Đốt cháy hoàn toàn T cần dùng 0,86 mol O2, thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 40,8 gam. Giá trị m là

A. 23,48.

B. 26,16.

C. 24,08.                                    

D. 22,56.

Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 15,64 gam hỗn hợp X gồm ba este mạch hở cần dùng 0,79 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác đun nóng 15,64 gam X cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol kế tiếp và hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit kế tiếp. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 8,16 gam. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là

A. 33,8%.

B. 67,5%.

C. 45,0%.                                  

D. 56,3%.

Câu 40: Hỗn hợp X gồm hai este mạch hở có tỉ lệ mol 1 : 1, trong phân tử mỗi chất chỉ chứa một loại nhóm chức. Đun nóng 21,96 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được một ancol Y duy nhất và hỗn hợp Z gồm hai muối. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 0,27 mol O2, thu được 19,08 gam Na2CO3 và 0,48 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp X là

A. 35,9%.

B. 48,1%.

C. 64,1%.                                  

D. 51,9%.

Tải về

File PDF 

Xem thêm 

ĐỀ TỔNG ÔN KIẾN THỨC HOÁ HỮU CƠ – SỐ 20 >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận