Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn – Dạng cơ bản – Mã đề 101204

Đang tải...

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

ĐỀ 10

Câu 1: (2 điểm)

Chỉ ra và sửa lỗi dùng từ trong những câu sau:

a) Anh thanh niên sống ở nơi đỉnh núi cao lạnh lùng, quanh năm mây phủ.

b) Chính vì sự đối xử đạm bạc của người chồng mà Vũ Nương phải tìm đến cái chết.

c) Ông chia quà cho các con và tấp nập báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải là làng Việt gian.

d) Trong câu nói của Nhĩ với Liên có sự lửng lơ như tắc nghẹn của tâm hồn, của trái tim.

Câu 2: (2 điểm)

Viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập.

Câu 3: (6 điểm)

Đánh giá về tập truyện Truyền kì mạn lục của tác giả Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng:

Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sống yên bình, hạnh phúc, nhưng các thế lực bạo tàn và cả lễ giáo khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất, bất hạnh”.

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr. 49)

Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua việc phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.

GỢI Ý LÀM BÀI

Câu 1:

Trong các câu sau, từ in đậm dùng sai:

a) Anh thanh niên sống ở nơi đình núi cao lạnh lùng, quanh năm mây phủ.

Sửa: lạnh lùng —> lạnh lẽo.

b) Chính vì sự đoi xử đạm bạc của người chồng mà Vũ Nương phải tìm đến cái chết.

Sửa: đạm bạc —> tệ bạc.

c) Ông chia quà cho các con và tấp nập báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải là làng Việt gian.

Sửa: tấp nập —> tất bật.

d) Trong câu nói của Nhĩ vói Liên có sự lửng lơ như tắc nghẹn của tâm hồn, của trái tim.

Sửa: lửng lơ —> bỏ lửng (hoặc bỏ dở).

Câu 2:

a) Yêu cầu về kĩ năng:

Viết đoạn văn theo phép lập luận tổng – phân – hợp, dung lượng từ 10 đến 12 câu.

b) Yêu cầu về nội dung:

* Giải thích tính tự lập: khả năng tự đứng vững, tự làm những việc của mình, không nhờ vả, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.

* Bàn luận về tính tự lập:

– Biểu hiện: chủ động giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, xác định rõ mục đích, lí tưởng của mình, không phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác (Nêu các dẫn chứng trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày).

– Vai trò của tính tự lập:

+ Tính tự lập giúp con người chủ động, tự tin, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

+ Tính tự lập giúp con người rèn luyện ý chí, nghị lực, niềm tin vào bán thân mình.

+ Tính tự lập giúp con người phát huy được cá tính, sự sáng tạo của bản thân.

+ Nếu thiếu tính tự lập, con người sẽ sống thiếu trách nhiệm, dễ gục ngã trước khó khăn, khó có thể đi đến thành công.

– Cần phê phán thói ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.

– Tuy nhiên, tự lập không có nghĩa là phủ nhận vai trò của gia đình, nha trường, bạn bè.

– Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

Câu 3:

a) Giải thích:

– Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sông yên bình, hạnh phúc: Vẻ đẹp của các nhân vật nữ chính trong tập truyện Truyền kì mạn lục chính là ở vẻ đẹp của đức hạnh, của khát vọng có được một cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Nhân vật Vũ Nương hội tụ những vẻ đẹp ấy.

– Nhưng các thế lực bạo tàn và cả lê giáo khắc nghiệt lại xô đây họ vào nhũng cảnh ngộ éo le, oan khuất, bất hạnh: Nhân vật nữ chính trong tập truyện Truyền kì mạn lục thường có số phận bi kịch, và nguyên nhân gây nên bi kịch ấy là các thế lực bạo tàn và lễ giáo phong kiến khắc nghiệt.

b) Chứng minh:

* Vũ Nương là một những người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sống yên bình, hạnh phúc:

– Ngay từ mở đầu tác phẩm, Vũ Nương đã được giới thiệu: “Tính đã thuỳ mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp

– Vẻ đẹp đức hạnh và khát vọng được sống bình yên, hạnh phúc của Vũ Nương được toả sáng trong cách ứng xử của nàng:

+ Với chồng, nàng là người vợ hiền thảo, thuỷ chung son sắt, trân trọng hạnh phúc gia đình:

Trong cuộc sống vợ chồng, biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà.

Buổi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “Chàng đi chuyến này, thiếp chăng dám mong đeo được ân phong hậu, mặc áo gấm trở vê quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.” Ước mong của nàng thật giản dị, điều đó cho thấy nàng mong muốn, coi trọng hạnh phúc gia đình mà xem thường mọi công danh phù phiếm.

Khi xa chồng, Vũ Nương ngày ngày thương nhớ, đợi chờ, ngóng trông đến thốn thức. Nàng luôn ý thức giữ trọn tấm lòng thuỷ chung, son sắt: “tô son điểm phấn từng đã nguội lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.

Trước cơn ghen của Trương Sinh, Vù Nương cố gắng thanh minh, phân trần, nói những lời đầy tình nghĩa để mong cứu vãn, hàn gắn hạnh phúc mà nàng vun đắp.

Trong những năm tháng sống ở thuỷ cung, dù sống trong nhung lụa nhưng nàng vẫn không nguôi nỗi thương nhớ chồng con.

+ Với mẹ chồng, nàng là người con dâu hiên thảo:

Chồng xa nhà, Vũ Nương đã thay chồng phụng dưỡng mẹ già chu đáo. Khi bà ôm, nàng hết lòng chăm sóc, lo thuốc thang lễ bái thần phật và nói những lời khôn khéo đế mong bà vơi bớt nỗi nhớ thương con. Đen khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọng như với cha mẹ đẻ của mình. Tấm lòng hiếu thảo của Vũ Nương đã được mẹ chồng nàng ghi nhận và trân trọng, điều đó được thể hiện trong lời trăng trối của bà trước khi ra đi: “Xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chăng phụ mẹ”.

+ Nàng là một người mẹ hết lòng yêu thương con:

Sinh con khi chồng xa nhà, một mình Vũ Nương chăm lo cho bé Đản. Đế phần nào bù đắp sự thiếu vắng hơi ấm tình cha, nàng đã chí bóng mình trên vách và bảo đó là cha của con.

+ Đức hạnh của Vũ Nương được cả họ hàng, làng xóm công nhận. Khi Trương Sinh nghi ngờ sự chung thuỷ của nàng, mọi người đã bênh vực và biện bạch cho nàng.

—> Vũ Nương là một người phụ nữ đức hạnh, luôn khao khát một cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

* Nhưng Vũ Nương lại phải chịu số phận oan khuất do các thế lực bạo tàn và lễ giáo phong kiến:

– Số phận bi kịch của Vũ Nương:

+ Vũ Nương là một người phụ nữ đức hạnh, thuỷ chung nhưng lại bị chồng nghi ngờ, mắng nhiếc, đánh đuối. Ngọn lửa ghen tuông bùng lên trong lòng Trương Sinh chi từ lời nói của đứa con vê “một người đàn ông đêm nào cũng đến”. Không suy xét lời con trẻ, không cho vợ biết nguyên cớ ghen tuông, Trương Sinh đã đấy Vũ Nương vào nỗi oan khuất, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

+ Không thể minh oan cho mình bằng những lời thanh minh, phân trần, Vũ Nương đành lấy cái chết để tự rửa sạch nỗi oan khiên.

+ Dù được cứu vớt và sống cuộc sống nhung lụa dưới thuỷ cung, nhưng ngày đêm nàng vẫn nhớ thương chồng con chốn trần gian, vần đau đớn vì chăng thể trở về nhân gian được nữa.

– Nguyên nhân gây nên bi kịch của Vũ Nương:

+ Nguyên nhân trực tiếp gây nên bi kịch cho Vũ Nương là lời nói ngây thơ của đứa con và ngọn lửa ghen tuông của người chồng đa nghi, không có học. Nhưng sự ghen tuông của Trương Sinh không chỉ do bản tính của nhân vật, mà còn được sự hậu thuẫn của chế độ nam quyền.

+ Lễ giáo phong kiến hà khắc không chấp nhận sự lầm lỡ của người phụ nữ đã đổ thêm dầu vào ngọn lửa ghen tuông của Trương Sinh.

+ Cuộc hôn nhân không bình đẳng mà Vũ Nương thổ lộ: “Thiếp vốn con nhà kẻ khó, được nương tựa nhà giàu” cũng là một lí do khiến Trương Sinh có quyền kết tội, bỏ mặc lời thanh minh của nàng.

+ Chiến tranh phong kiến làm cho gia đình li tán, vợ chồng xa cách dẫn đến mối nghi ngờ trong lòng Trương Sinh.

—> Không phải chiếc bóng trên vách mà chính bóng đen trong tâm hồn Trương Sinh, chiến tranh phi nghĩa và lễ giáo hà khắc đã đẩy Vũ Nương tới tận cùng bi kịch.

c) Đánh giá:

– Ý kiến trên là sự đánh giá chính xác về nhân vật nữ chính trong tập truyện Truyền kì mạn lục nói chung và nhân vật Vũ Nương trong Chuyên người con gái Nam Xương nói riêng.

– Qua tác phẩm, ta thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc và tài năng sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ.

Tải về file word  >>  tại đây

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận