Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn – Dạng cơ bản – Mã đề 091204

Đang tải...

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

ĐỀ 9

Câu 1: (2 điểm)

Nhĩ thoáng chốc quên đi bệnh tật. Anh bị cuốn vào những câu nói bông đùa của Liên. Nhung rồi, Liên đật bàn tay vào sau phiến lưng đã có nhiều mảng thịt vừa chai cứng vừa lở loét của Nhĩ. Thế là cái cảm giác mệt mỏi vì bệnh tật lại trở về với anh.

(Bến quê – Nguyễn Minh Châu, trong Tuyến tập Nguyên Minh Châu, NXB Văn học, 2012)

Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn trích trên.

Câu 2: (2 điểm)

Mỗi người đều có thể đem lại hạnh phúc cho người khác bằng tình yêu thương.

Coi câu văn trên là câu chủ đề, em hãy viết tiếp thành đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo phép lập luận diễn dịch, trong đó có sử dụng một câu hỏi tu từ (Gạch chân câu hỏi tu từ).

Câu 3: (6 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con.

(Nói với con – Y Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr. 72 – 73)

GỢI Ý LÀM BÀI

Câu 1:

Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích là:

– Phép thế: “anh” (câu 2, 4) thay thế cho “Nhĩ” (câu 1, 3)

– Phép nối: “Nhưng rồi” nối câu 1 và 2; “Thế là” nối câu 2 và 3.

– Phép lặp: “bệnh tật” (câu 1, 4)

– Phép liên tưởng: “bệnh tật“, “nhiều mảng thịt vừa chai cứng vừa lờ loét”.

Câu 2:

a) Yêu cầu về kĩ năng:

Viết đoạn văn lập luận theo phép diễn dịch, dung lượng từ 10 đến 12 câu, trong đó có sử dụng một câu hỏi tu từ (Gạch chân câu hỏi tu từ).

b) Yêu cầu về nội dung:

* Giải thích:

+ Hạnh phúc: là cảm xúc vui vẻ, sung sướng khi được thoả mãn nhu cầu nào đó, song mỗi người lại có một định nghĩa về hạnh phúc khác nhau.

+ Tình yêu thương: là tình cảm đẹp giữa người với người, xuất phát từ sự chân thành.

Biểu hiện của tình yêu thương vô cùng phong phú: một lời động viên, thăm hỏi đúng lúc, một cái nắm tay, cái ôm thật chặt, sự giúp đỡ bàng sức lực, tiền bạc, thậm chí là sự hi sinh vì người khác…

* Bình luận:

– Con người có thế đem lại hạnh phúc cho người khác bằng tình yêu thương:

– Khi biết yêu thương người khác, chúng ta sẽ biết lắng nghe, biết chia sẻ, động viên, quan tâm, giúp đỡ để họ vượt qua khó khăn và cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc (Lấy ví dụ thực tế để chứng minh).

– Khi yêu thương người khác, chúng ta cũng đem lại hạnh phúc cho chính mình:

+ Được chứng kiến mọi người hạnh phúc, chính ta cũng cảm thấy hạnh phúc.

– Cho đi tình yêu thương, chúng ta sẽ được nhận lại tình yêu thương của mọi người.

+ Tình yêu thương con người sẽ trở thành động lực thôi thúc ta trở nên mạnh mẽ hơn, cố gắng làm việc, tạo ra những thành quả vì con người, cho con người. Vì thế, yêu thương người khác cũng là một cách giúp chúng ta tự hoàn thiện bản thân.

(Lấy ví dụ thực tế để chứng minh)

– Phê phán lối sống ích kỉ, thờ ơ, hời hợt.

– Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

Câu 3:

* Giói thiệu tác giả, tác phẩm và vị trí, nội dung khái quát của đoạn thơ:

– Tác giả: Y Phương tên thật là Hứa Vĩnh Sước, là một người con của dân tộc Tày, ông là đại diện tiêu biểu cua thơ ca các dân tộc thiểu số. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

– Bài thơ Nói với con được sáng tác năm 1980, tiêu biểu cho phong cách thơ Y Phương.

– Vị trí, nội dung khái quát của đoạn thơ: Đó là đoạn thứ hai và cũng là đoạn cuối của bài thơ. Đoạn thơ là lời của người cha nói với con về những phẩm chất tốt đẹp, những truyền thống đáng tự hào của người đồng mình và niềm kì vọng con sẽ kế tục xứng đáng truyền thống ẩy.

* Phân tích:

– Lời người cha nói với con về những đức tính tốt đẹp và những truyền thống đáng tự hào của người đồng mình:

+ Trải qua bao thăng trầm, người dân quê mình đã được hun đúc chí khí mạnh mẽ: “Cao đo nỗi buồn/Xa nuôi chí lớn”. Nhà thơ lấy cái cao, cái xa của đất trời để làm thước đo kích cỡ của nỗi buồn và chí hướng của người đồng mình. Dù cuộc sống còn nhiều vất vả, người đồng mình luôn sống hiên ngang, mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi khó khăn, thừ thách: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ sống trong thung không chê thung nghèo đói/ Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc’’. Từ “sống” đặt lên đầu mỗi câu thơ đã thể hiện tư thế kiêu hãnh, hiên ngang của con người quê hương. Đá, thung, ghềnh, thác, suối, sông là không gian sống quen thuộc, gần gũi của họ, đó cũng là những hình ảnh diễn tả những khó khăn chồng chất, là cái nghèo cái khó trong cuộc sống lam lũ của con người quê hương. Nhưng một loạt từ phủ định “không chê” lặp lại hai lần, “không lo” nhấn mạnh tư thế chủ động, hiên ngang của họ. Nghị lực, ý chí, thái độ sống ấy cũng là điều cha mong có ở con.

+ Tiếp nối mạch tâm tình, người cha dặn con ghi nhớ, người đồng mình dù còn nghèo khó, tấm lòng mộc mạc, chân chất nhưng không nhỏ bé, tầm thường mà giàu lòng tự trọng, có nhiều đức tính tốt đẹp: “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”. Họ chính là người làm nên quê hương, chủ nhân của những truyền thống, phong tục tốt đẹp: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/ Còn quê hương thì làm phong tục”. Hai câu thơ mang đậm dấu ấn tư duy của người vùng cao, hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa giàu tính khái quát.

– Lời người cha dặn dò con thiết tha mà nghiêm nghị: “Con ơi tuy thô sơ da thịt/ Lên đường/ Không bao giờ nhỏ bé được/Nghe con”. Đó là những lời dặn dò ân cần tha thiết, nhưng cũng là một mệnh lệnh: Hãy tự tin vững bước trên đường đời dài rộng bằng chí khí mạnh mẽ và tâm hồn lớn lao. Hãy sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

* Đánh giá:

– Đoạn thơ là lời tâm tình của người cha vói con về những phẩm chất tốt đẹp, những truyền thống đáng tự hào của người đồng mình. Người cha mong muốn, nhắn nhủ và đặt niềm tin con sẽ kế tục xứng đáng truyền thống ấy, vững vàng bước đi trên đường đời dài rộng bằng chí khí, niềm tin mà quê hương đã trao gửi.

– Đoạn thơ kết tinh nhiều nét nghệ thuật đặc sắc: Bài thơ viết theo thế thơ tự do, phù hợp với hình thức là lời tâm tình của người cha với con; giọng thơ thiết tha, trìu mến, ấm áp như hơi thớ, giọng nói cửa người vùng cao; cách diễn đạt với ngôn từ mộc mạc, hình ảnh thơ gần gũi, chân, thực nhưng giàu chất thơ, giàu sức khái quát, mang đậm dâu ấn tư duy của người miền núi.

Tải về file word  >>  tại đây

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận