Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Văn – Mã đề 131204

Đang tải...

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Văn

ĐỀ 3

Câu 1: (8 điểm)

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ

Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường, họ đến

Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào.

(…) Mình tạm gọi là no ấm

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này.

(Dặn con—Trần Nhuận Minh, Tập thơ Nhà thơ và hoa cỏ, NXB Văn học, 1993)

Từ ý thơ của Trần Nhuận Minh, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Lòng tốt gửi vào thiên hạ.

Câu 2: (12 điểm)

“Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng ”

(Tiếng nói của văn nghệ – Nguyễn Đình Thi, Ngữ vãn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr. 15).

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Chửng minh qua một hoặc một vài tác phẩm tiêu biểu.

GỢI Ý LÀM BÀI

Câu 1:

– Qua lời “dặn con” của người bố trong bài thơ, đề bài đặt ra vấn đề “lòng tốt gửi vào thiên hạ”, người viết sẽ phải tập trung bàn về vấn đề lòng tốt của con người trong cuộc sống chứ không phải đi sâu vào phân tích bài thơ của Trần Nhuận Minh.

– Lòng tốt được biểu hiện qua việc giúp đỡ và hi sinh cho người khác khi họ cần. Đó có thế là những việc to lớn như trừ gian diệt bạo, nhưng cũng có thế là những hành động cực là nhó như giúp người ăn xin trong bài thơ. Lòng tốt khiến cho cuộc sống tốt đẹp hơn, không chỉ giúp những người khó khăn giải quyết được vấn đề mà còn làm cho sợi dây tình người được bền chặt, con người có niềm tin vào cuộc sống.

– Lòng tốt dành cho người thân, người quen đã là đáng quý, nhưng đáng quý hơn phải nói đến “lòng tốt gửi vào thiên hạ”, đó là một thứ năng lực người giúp ta vượt lên khỏi sự ích kì, tầm thường, nhỏ hẹp để có thể mở rộng lòng mình “thương người như thế thương thân”.

– Trong bài thơ, qua lời người bố dặn con: “Lòng tốt gửi vào thiên hạ/ Biết đâu nuôi bố sau này”, nhà thơ muốn khẳng định: Trong cuộc sống không ai có thể nói trước là mình không cần sự giúp đỡ của người khác, mình tốt vói người lúc này thì lại có người tốt với mình lúc khác như luật nhân quả ở đời. Thế nhưng cũng còn thứ lòng tốt không vụ lợi, làm điều tốt chỉ xuất phát từ lòng nhân ái, nói như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Song trong đời sống cần có một tấm lòng… đế gió cuốn đi”.

– Trong xã hội ngày nay, có thể nhận ra sự thờ ơ, vô cảm đang lên ngôi, lòng tốt dường như trở nên quý hiếm, những việc giúp đỡ người khác hết sức bình thường lại trở thành lớn lao, kì tích trong mắt một số người. Không những thế, nhiều người còn e ngại “lòng tốt đặt nhầm chỗ” do xã hội quá nhiều cạm bẫy, lường gạt. Tuy vậy, mỗi người hãy cứ tiếp tục nuôi dưỡng và thể hiện lòng tốt bằng hành động. Một khi xã hội sống trong bầu khí quyển của yêu thương, nhân ái thì cái xấu, cái ác sẽ bị đẩy lùi.

Câu 2:

* Giải thích ý kiến:

– Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, chủ thể của nó là tác giả, nhưng độc giả mới là người quyết định đời sống, số phận của tác phẩm.

Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác: Sáng tạo văn chương nói riêng và nghệ thuật nói chung không phải là một công việc có thể làm nhanh chóng, vội vàng. Người nghệ sĩ phải đặt tấm lòng mình vào trang giấy, sử dụng chất liệu ngôn ngữ một cách tinh vi, để từ bề mặt ngôn ngữ ấy gợi mở được tư tưởng, tình cảm và tài năng của người nghệ sĩ.

Tác phẩm vừa là sợi dãy truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng: Hình ảnh sợi dây gợi ra văn chương như một chiếc cầu nổi để những tư tưởng, tình cảm, trải nghiệm về đời sống mà nhà văn gửi gắm đến với người đọc. Nhà văn sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện, một thứ kí hiệu để chứa đựng tình cảm, tư tưởng của mình và truyền tư tưởng, tình cảm ấy tới người đọc qua ngôn ngữ văn chương.

Cặp quan hệ từ “vừa là… vừa là…” khẳng định hai nội dung đó phải có đồng thời trong tác phẩm.

* Chứng minh:

Học sinh chọn phân tích các tác phẩm mà mình yêu thích để làm sáng tỏ nhận định. Trong khi phân tích tác phẩm phải tập trung làm rõ được hai nội dung của đề bài: tư tưởng, tình cảm, trải nghiệm, khát vọng, tình yêu sống của nhà văn; những mong muốn, gửi gắm của nhà văn tới con người, sự tác động to lớn của tác phẩm đó tới người tiếp nhận.

Tải về file word  >>  tại đây

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận