Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Văn – Mã đề 121204

Đang tải...

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Văn

ĐỀ 2

Câu 1: (8 điểm)

“Cuộc sống thật buồn tẻ”, nhiều bạn thanh niên nói như vậy. Em nghĩ thế nào?

Câu 2: (12 điểm)

Phân tích và so sánh hình ảnh vầng trăng trong các bài thơ Tĩnh dạ tử của Lý Bạch, Ngắm trăng của Hồ Chí Minh và Ánh trăng của Nguyễn Duy.

GỢI Ý LÀM BÀI

Câu 1:

– Nhìn chung, lớp trẻ hiện nay có điều kiện sống tốt hơn, được học hành đầy đủ, được trang bị nhiều phương tiện, thiết bị kết nối, nhưng lại không cảm thấy vui sống, yêu đời… Những câu cửa miệng nói với nhau hằng ngày, những trạng thái được chia sẻ trên các trang mạng xã hội đầy rẫy những ca thán về cuộc sống buồn tẻ, chán đời. Nhiều kẻ phạm tội hoặc làm những việc ngớ ngẩn chỉ vì cuộc sống quá buồn chán, nói theo kiểu bây giờ là “Rảnh rỗi sinh nông nổi”.

– Tại sao nhiều người trẻ ngày nay lại cảm thấy buồn chán? Lớp trẻ hiện nay được bao bọc, chăm chút quá kĩ. Hầu như nhà nào cũng cố gắng kiếm tiền để đầu tư sắm sửa đồ đạc cho con đầy đủ và thúc ép con vào guồng quay học hành suốt từ sáng đến tối vì mơ ước của cha mẹ… Những người trẻ thiếu sự trái nghiệm, thiếu ước mơ, khát vọng, lí tướng nên thấy cuộc đời tẻ nhạt, buồn chán.

– Vậy cuộc sống có thực sự buồn tẻ không? Biết bao nhiêu điều thú vị đang đón chờ những người trẻ tuổi. Biến việc học hành thành niềm vui, sở thích, theo đuổi mơ ước của bản thân, tham gia vào những hoạt động có ích cho cộng đồng như bảo vệ môi trường, giúp đỡ người nghèo, gia nhập những câu lạc bộ như đọc sách, tập kinh doanh, nghiên cứu khoa học, đá bóng, đạp xe hay “xách ba lô lên và đi”…, bạn sẽ thấy cuộc đời này thật đáng sống, và lúc đó bạn chỉ tiếc mỗi ngày trôi qua quá nhanh.

Câu 2:

Trong khi phân tích các tác phẩm, học sinh phải có ý thức so sánh điếm tương đồng và khác biệt của hình ảnh vầng trăng thể hiện trong ba tác phẩm.

* Điểm giống:

– Hình ảnh vầng trăng trong ba bài thơ đều hiện lên với vai trò là người bạn tri kỉ của các thi nhân.

– Vầng trăng trong các tác phẩm đều đẹp – mang ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp vĩnh hằng, trong sáng, vẹn nguyên.

– Từ hình ảnh vầng trăng, các nhà thơ bộc lộ suy ngẫm về bản thân, cuộc đời. Trăng trở thành một người bạn để con người soi vào mà nhận thức chính mình.

* Điếm khác biệt:

– Về nội dung:

+ Tĩnh dạ tử: Vầng trăng nơi đất khách gợi nỗi nhớ quê hương.

+ Ngắm trăng: Vầng trăng là điểm tựa đế tác giả vượt thoát khỏi sự giam hãm của kẻ thù, vươn tới sự tự do tuyệt đối về tinh thần.

+ Ánh trăng: vầng trăng được khắc hoạ trong mối quan hệ của nó với từng chặng đời của con người. Trăng là biểu tượng cho sự thuỷ chung, quá khứ ân tình. Nó thức tỉnh con người nhận thức được cách sống của mình trong hiện tại để sống đẹp hơn.

—> Chỉ rõ được chủ thể trữ tình có sự khác biệt giữa các thời kì văn học khác nhau:

Lý Bạch ngắm trăng trong tâm thế của một người thời trung đại, chiếu ứng giữa thiên nhiên và con người là sự chiếu ứng giữa tiếu vũ và đại vũ, giữa cái bộ phận và toàn thể. Trăng vừa gợi nỗi niềm tha hương vừa gợi nỗi nhớ cố hương.

Hồ Chí Minh ngắm trăng với tâm thế của một nhà cách mạng, trăng như một người đồng hành chia sẻ khó khăn, gian nan thử thách trên chặng đường cách mạng, đồng thời là một người bạn tri âm, tri kỉ thấu hiếu tâm hồn của nhà thơ. Ngắm trăng chốn lao tù mà toát lên phong thái ung dung, đầy chất nghệ sĩ.

Nguyễn Duy ngắm trăng tròn vành vạnh trong ý thức phản tĩnh về sự khiếm khuyết, hạn chế của lòng người, một ý thức chỉ có ở văn học thời hậu chiến. Đó là cái nhìn nghiêm khắc và đầy tự trọng của con người trước đời sống.

– Về nghệ thuật: Ba bài thơ mang những đặc điếm phong cách riêng của từng tác giả.

Chú ý nhấn mạnh sự khoáng đạt của không gian và sự sâu thắm của lòng người qua mối quan hệ đối lập trong ý thơ Lý Bạch; chất tình và chất thép trong thơ Hồ Chí Minh; chất tự sự, tự vấn trong thơ Nguyễn Duy…

Tải về file word  >>  tại đây

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận