Đề Thi Chọn Học Sinh Giỏi Ngữ Văn 9 – Đề 2 (Sưu tầm)

Đang tải...

Mời bạn đọc tham khảo Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ Văn 9 gồm phần đọc hiểu văn bản, nghị luận xã hội và nghị luận văn học (có liên hệ hai văn bản). Đây là dạng cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ Văn 9 tiêu chuẩn, sẽ giúp các bạn luyện tập tốt kiến thức và kỹ năng để trở thành học sinh giỏi Ngữ Văn 9 thật hiệu quả. 

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9

(Thời gian làm bài: 150 phút không tính thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm).

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi

Khúc dân ca

Khúc I.
Con cò bay lả bay la
Theo câu quan họ bay ra chiến tr
ường
Nghe ai hát giữa núi non
Mà h
ương đồng cứ rập rờn trong mây

Khúc II.
Nghìn năm trên dải đất này
Cũ sao được cánh cò bay la đà
Cũ sao được sắc mây xa
Cũ sao được khúc dân ca quê mình!

Khúc III.
Cò bay bằng cánh trắng tinh
Lúa th
ơm bằng phấn hương lành ai ơi
Mây trôi bằng gió của trời
Là ta, ta hát những lời của ta!

(Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973).

Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của bài thơ trên.

Câu 2. Hình ảnh Con cò bay lả bay la/ Theo câu quan họ bay ra chiến trường diễn tả điều gì?

Câu 3. Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Nghìn năm trên dải đất này
Cũ sao được cánh cò bay la đà
Cũ sao được sắc mây xa
Cũ sao được khúc dân ca quê mình!

Câu 4. Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả thể hiện qua khổ thơ cuối.

II. LÀM VĂN (14.0 điểm).

Câu 1 (4.0 điểm).

Từ nội dung bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ, tương đương 20 – 25 dòng) nêu suy nghĩ về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người.

Câu 2 (10.0 điểm).

 “Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể càng độc đáo, càng hay.”

                                                           (Xuân Diệu, Toàn tập, Tập 5, NXB Văn học)

Qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Liên hệ với bài thơ Quê hương của Tế Hanh để thấy điểm gặp gỡ về tâm hồn, trí tuệ của hai nhà thơ.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9

1. Định hướng chung:

  • Do đặc trưng của môn Ngữ văn và kì thi chọn HSG, bài làm của thí sinh cần được đánh giá linh hoạt.
  • Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
  • Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có kiến giải riêng nhưng phải thuyết phục.

2. Hướng dẫn cụ thể:

Câu

Yêu cầu

Điểm

PHẦN I

ĐỌC – HIỂU

6.0

1.

– Thể thơ: lục bát.

– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

0.5

0.5

2.

Là hình ảnh của quê hương yên ả, thanh bình trong hành trang ra trận của người chiến sĩ.

1.0

3.

– Biện pháp tu từ:

   + Hoán dụ: nghìn năm.

   + Điệp từ: Cũ sao được; điệp cấu trúc.

– Tác dụng của các BPTT:

   + Khẳng định những câu hát dân ca không bao giờ lạc hậu, xưa cũ.

   + Thể hiện niềm tin vào sức sống bền bỉ mãnh liệt của dân ca nói riêng và những giá trị văn hóa truyền thống nói chung.

   + Tạo cho lời thơ âm điệu tha thiết.

(HS chỉ ra đúng mỗi biện pháp tu từ, cho 0.5đ; phần nêu hiệu quả đáp ứng được 2/3 yêu cầu, cho 0.75đ).

1.0

 

 

1.0

 

4.

       Khổ thơ thể hiện sự yêu quý, tự hào từ những quy luật của tự nhiên đến trách nhiệm, niềm vui tự hát của tác giả đối với quê hương, với tuổi thơ. Đó cũng là biểu hiện của tình cảm gắn bó với nguồn cội, với đất nước.

(HS đáp ứng được ½ yêu cầu, cho 1.0đ; đáp ứng được cả 2 yêu cầu cho 2.0đ. HS có thể trả lời các ý ngoài đáp án, nếu đáp ứng tốt yêu cầu câu hỏi, vẫn cho điểm tối đa).

2.0

PHẦN II

LÀM VĂN

14.0

1.

Nghị luận xã hội (4.0 điểm)

 

 

a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận: Mở đoạn giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân đoạn làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được luận điểm; Kết đoạn khái quát được nội dung nghị luận.

0.25

 

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

0.25

 

c. HS triển khai vấn đề nghị luận cụ thể, rõ ràng. Có thể trình bày theo định hướng sau:

Vị trí, vai trò của quê hương trong đời sống của mỗi con người:

+ Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng.

+ Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí (tình làng nghĩa xóm, tình cảm quê hương, gia đình sâu nặng…).

+ Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người.

– Bàn bạc mở rộng:

+ Phê phán một số người không coi trọng quê hương, không có ý thức xây dựng quê hương, thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ xở.

+ Tình yêu quê hương cũng đồng nhất với tình yêu đất nước, Tổ quốc.

– Phương hướng, liên hệ:

+ Xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mổi con người.

+ Là học sinh, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng, tích lũy kiến thức để sau này xây dựng, bảo vệ quê hương.

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

1.0

d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề

0.25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25

2.

Nghị luận văn học

10.0

 

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ phần Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ được nhận định, triển khai được các luận điểm; kết bài khái quát được nội dung nghị luận.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự nhận thức sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

1. Mở bài:

Cách 1:

* Giới thiệu chung về vấn đề nghị luận.

– Dẫn dắt vấn đề nghị luận, trích dẫn nhận định

Khẳng định vấn đề trong tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, liên hệ tác phẩm Quê hương của Tế Hanh

0.5

 

2. Thân bài.

* Triển khai làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

1. Giải thích nhận định: Ý kiến của Xuân Diệu nêu lên một cách khái quát yêu cầu của người đọc thơ đối với thơ ca:

+ “Thơ phải xuất phát từ thực tại“: thơ được sinh ra từ trong hiện thực, cuộc đời, cái đẹp trong thơ phải mang dấu ấn của cái đẹp trong cuộc sống: “Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”.

+ Nội dung của thơ ca phải thể hiện “một tâm hồn, một trí tuệ“: thơ ca phải thể hiện được tình cảm và tư tưởng của thi nhân để rồi đưa tình cảm, tư tưởng đó đến với mỗi người đọc. Thơ ca chính là tiếng nói của một cái tôi cá nhân với cuộc đời.

+ Nghệ thuật sáng tạo thơ ca “càng cá thể, càng độc đáo, càng hay“: Thơ ca phải mang dấu ấn sáng tạo và thể hiện phẩm chất riêng biệt của thi nhân.

=> Ý kiến của Xuân Diệu khẳng định: một tác phẩm thơ cần bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, thể hiện những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, sâu sắc, độc đáo cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật để đem lại giá trị thẩm mĩ.

9,0

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

2. Chứng minh nhận định qua tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá

* Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm

8.0đ

   0,5

* Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá xuất phát từ hiện thực đời sống những năm miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội.  Bài thơ được viết vào giữa năm 1958, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh.

– Bài thơ là không khí lao động khẩn trương, hăng say trước cuộc sống mới đang hình thành, đang thay da đổi thịt trước cuộc sống mới.

0,5

 

* Tâm hồn, trí tuệ của bài thơ cảm xúc dào dạt tin yêu của nhà thơ trước cuộc sống mới qua hành trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá từ lúc hoàng hôn đến lúc bình minh.

– Mở đầu bài thơ là cảm xúc của nhà thơ trước cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi hoàng hôn.

+ Cảnh biển đẹp, kì vĩ, tráng lệ, mênh mang không gian bao la, mặt trời đang từ từ xuống biển đỏ như quả cầu lửa khổng lồ. Cảnh biển trước hoàng hôn không nặng nề, tăm tối mà mang vẻ đẹp tráng lệ, rực rỡ. Thiên nhiên vũ trụ qua hình ảnh ẩn dụ trở nên gần gũi với con người.

+  Nổi bật trên bức tranh thiên nhiên kì vĩ là hình ảnh đoàn thuyền đánh cá căng buồm lướt sóng ra khơi. Tâm trạng náo nức của người lao động hòa trong khúc hát lên đường đầy khí thế, nhiệt tình và khẩn trương.

– Cảm hứng lãng mạn đã giúp tác giả phát hiện những vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm trăng, trong niềm vui phơi phới, khỏe khoắn, làm chủ công việc của mình.

+ Sự giao thoa hai nguồn cảm hứng giữa thiên nhiên vũ trụ và con người lao động  đã tạo ra cảnh bắt cá của đoàn thuyền dưới đêm trăng tuyệt đẹp, hùng tráng, mơ mộng; con thuyền nhỏ nhoi trước vũ trụ bao la trở nên kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ.

+ Các loài cá trên biển đẹp rực rỡ, tráng lệ như bức tranh sơn mài lung linh huyền ảo được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng bằng sự quan sát hiện thực.

+ Không gian bao la lại tạo ra bức tranh trời nước với những ngôi sao lấp lánh, trăng chan hòa sắc vàng không gian, mây cao, gió lộng buồm căng thấm đẫm ánh trăng. Biển đẹp và sống động: “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”, “gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”.

+ Hình ảnh con người lao động là trung tâm của bức tranh được nhà thơ khắc họa bằng nét bút giàu chất tạo hình. Thân hình chắc khỏe, gân guốc, cơ bắp cuồn cuộn; con người giao hòa, tạo nên bức tranh đánh bắt cá trên biển đêm trăng vừa hùng tráng vừa thơ mộng.

– Cảm xúc của tác giả trước cảnh bình minh và đoàn thuyền đánh cá trở về trong niềm vui chiến thắng

+ Biển trời bao la, sự vận động của thiên nhiên trên biển thật kì vĩ, mát mẻ, trong trẻo, tinh khôi, khoáng đãng. Con người chạy đua cùng thời gian trong niềm vui lao động. Nghệ thuật đầu cuối tương ứng diễn tả vẻ đẹp  hào hùng đầy hứng khởi của con người từ lúc ra đi đến lúc trở về vẫn trong niềm vui chiến thắng.

+ Hình ảnh màu mới, huy hoàng vừa tả thực vừa gợi lên màu cuộc sống huy hoàng với niềm tin về một cuộc đời tươi đẹp.

* Bài thơ thành công bởi sự sang tạo, làm nên nét cá thể hóa, độc đáo của bài thơ: 

+ Sáng tạo hình ảnh rộng lớn, tráng lệ;  bút pháp lãng mạn, phóng đại, khoa trương với nhiều hình ảnh lớn lao, kì vĩ đã làm hiện thực thêm kì ảo, làm giàu thêm cái đẹp vốn có trong tự nhiên.

+ Thể thơ 7 chữ, đặc biệt cách gieo vần có nhiều biến hóa linh hoạt, các vần trắc xen vần bằng, vần liền xen vần cách. Các vần trắc tạo sức dội, sức mạnh, các vần bằng tạo sự vang xa, bay bổng góp phần biểu hiện niềm say sưa, hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn hòa hợp với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình.

 

3,5

* Liên hệ  trí tuệ, tâm hồn trong  tác phẩm Quê hương:  Hình ảnh quê hương làng chài hiện về trong nỗi nhớ tha thiết của người xa quê.

– Khổ đầu bài thơ Quê hương là cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong buổi bình minh. Đó là những câu thơ đẹp, mở ra cảnh tượng bầu trời cao rộng, trong trẻo, nhuốm nắng hồng bình minh; trên đó, nổi bật lên hình ảnh đoàn thuyền băng mình ra khơi.

+ Hình ảnh so sánh Chiếc thuyền hăng như con tuấn mã và một loạt các động từ mạnh: hăng, phăng, vượt… diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi, làm toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn. Bốn câu thơ vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dào dạt sự sống.

+ Hai câu tiếp theo miêu tả cánh buồm căng rất đẹp, một vẻ đẹp lãng mạn với sự so sánh bất ngờ:

+ Cánh buồm bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và rất thơ mộng. Hình ảnh so sánh vừa vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm nhận được cái hồn của tạo vật, gợi vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Con thuyền, cánh buồm đã trở thành linh hồn của làng chài…

+ Khổ cuối bài thơ là hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong không khí lao động ồn ào, tấp nập, đày ắp niềm vui, sự sống. Hình ảnh con người với vẻ đẹp vạm vỡ, nhuộm nắng gió, nồng thở vị xa xăm của biển khơi.

0,5

 

* Điểm tương đồng và khác biệt:

– Điểm gặp gỡ về tâm hồn và trí tuệ của hai bài thơ: khắc họa được sắc nét cảnh vật thiên nhiên và con người lao động giữa biển trời. Đều xuất phát từ hai nguồn cảm hứng về thiên nhiên và con người lao động, thể hiện tình yêu, sự gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống lao động của con người. Cả hai bài thơ đều vẽ lên những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, làm nền cho vẻ đẹp của con người trong hành trình chinh phục biển khơi. Cả hai bài thơ đều khắc họa tâm thế hào hứng và niềm lạc quan phơi phới của người lao động.

– Điểm khác biệt là hai bài thơ ra đời trong hai giai đoạn khác nhau với hoàn cảnh sáng tác riêng. Quê hương thuộc phong trào Thơ mới, sang tác (1938) trong hoàn cảnh nhà thơ xa quê, gửi tình yêu và nỗi nhớ của người con phương xa về với quê nhà. Còn Đoàn thuyền đánh cá ra đời năm 1958, trong giai đoạn miền Bắc xây dựng CNXH, nhà thơ có dịp đi thực tế vùng mỏ Quảng Ninh, cùng sống trong không khí lao động khẩn trương, chứng kiến niềm vui phơi phới của con người lao động mới làm chủ cuộc đời.

=> Tuy ra đời trong hai giai đoạn với hoàn cảnh sáng tác riêng, song hai nhà thơ cùng xuất phát từ hiện thực đời sống, đi qua tâm hồn, trí tuệ của nhà thơ để sáng tạo nên

2,5

 

 

* Đánh giá, nâng cao

– Ý kiến trên khẳng định, sức hấp dẫn của một bài thơ chính là từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó. Đoàn thuyền đánh cáQuê hương đã tác động sâu sắc đến người đọc, khơi gợi từ tình yêu thiên nhiên, tình lao động đến tình yêu tổ quốc.

– Bài học đối với người sáng tác và người tiếp nhận thơ ca:

+ Nhà thơ cần trau dồi vốn sống, sống sâu sắc với thế giới nội tâm của mình, lao động công phu, nỗ lực không ngừng trong hoạt động sáng tạo.

+ Bạn đọc cần  tiếp nhận tác phẩm bằng toàn bộ thế giới tinh thần của mình trên tinh thần đối thoại, đồng sáng tạo với nhà thơ.

3. Kết bài.

0,5

 

 

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

0,25

 

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,25

>> Xem thêm: Đề Thi Chọn Học Sinh Giỏi Ngữ Văn 9 – Đề 1 (Sưu tầm)

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận