Đề ôn thi THPT Quốc gia – Môn Ngữ văn – MD120145

Đang tải...

ĐỀ SỐ 45

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, củng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. […]
Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. […]
Vậy học trò ngày nay phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét củng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.

(Trích Mạo hiểm, Nguyễn Bá Học)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, nhờ đâu mà “xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi”?
Câu 3. Tác giả đã thể hiện thái độ gì đối với “những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự…”?
Câu 4. Anh/ Chị suy nghĩ gì về câu văn: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. (Trình bày trong khoảng 5-7 dòng).

II. LÀM VĂN

Câu 1. Viết một đoạn văn (không quá 200 từ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: “Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu.”

Câu 2. Phân tích hình ảnh đất nước trong bài thơ Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm) để làm rõ tư tưởng cốt lõi “Đất Nước của Nhân dần”.

***GỢI Ý LÀM BÀI

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là nghị luận.
Câu 2. Theo tác giả “xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi” là nhờ “cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là gì”.
Câu 3. Tác giả thể hiện thái độ phê phán, lo ngại, trăn trở đối với “những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số..
Câu 4. Thể hiện được suy nghĩ sâu sắc về câu văn: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Trên con đường đến với những thành công, đôi khi sẽ gặp khó khăn, trở ngại, nhưng nếu có bản lĩnh và quyết tâm thì vẫn tới đích. Những khó khăn, trở ngại không đáng sợ bằng sự ngại khó, ngại khổ, thiếu ý chí, thiếu nghị lực của con người…)

II. LÀM VĂN

* Có thể tham khảo những ý sau để viết đoạn văn:

I. Đặt vấn để
Giới thiệu luận đề cần giải quyết

II. Giải quyết vấn đề

a. Giải thích
– Giải thích từ ngữ:
+ “Kẻ cơ hội”: Xét một cách khách quan, bản thân từ “cơ hội” không mang hàm nghĩa xấu. Cơ hội còn là một khái niệm tốt dành cho những ai có ý chí phấn đấu vươn lên, biết quyết đoán nắm bát, biết chủ động tìm kiếm để từ đó có thể đạt được những mục tiêu lớn của cuộc đời mình.
• Tuy nhiên, nói đến “kẻ cơ hội” người ta thường cho đó là kẻ chỉ biết tư lợi, vun vén cho bản thân mình một cách hèn mọn, đáng khinh. Vì vậy, chữ “cơ hội” đã mất đi ý nghĩa tích cực ban đầu của nó.
+ “Nôn nóng” là thái độ nóng lòng muốn làm được ngay việc chưa thể làm, muốn có ngay cái chưa thể có.
+ “Người chân chính” là người có những suy nghĩ và việc làm nghiêm túc, có đạo đức, có mục tiêu tốt đẹp theo đúng chuẩn mực của xã hội; đạt đến thành công bằng chính năng lực của mình.
+ “Kiên nhẫn”: quyết tâm, bền chí để đạt được mục tiêu đã xác định.
+ “Thành tích, thành tựu”: kết quả tốt đẹp cuối cùng của một quá trình suy nghĩ và làm việc.
– Giải thích ý nghĩa cả câu:
Ý kiến trên cho thấy, kẻ cơ hội và người chân chính đều muốn có những kết quả tốt đẹp cho việc làm của mình nhưng kẻ cơ hội thì vội vàng, còn người chân chính thì kiên nhẫn. Câu nói còn có phẩn phê phán thái độ nôn nóng, vội vàng để tư lợi, mặt khác khẳng định sự kiên nhẫn của người chân chính.

b. Bàn luận
– Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích
+ Đời người có thể có nhiều cơ hội nhưng các cơ hội ấy không giống nhau, vì vậy một khi cơ hội qua đi sẽ không đạt được kết quả như ý. Kẻ cơ hội hiểu rất rõ sự bất ổn này nên có thể dùng mọi mánh khóe, thủ đoạn để đạt bằng được kết quả.
(VD: Trong công việc, kẻ cơ hội thường đùn đẩy cho người khác những việc khó, những việc không được lợi lộc gì, và chỉ nhận những việc nhẹ nhàng, dễ “kiếm chác”, nhưng lại có tên tuổi, nhiều người biết đến. Tệ hại hơn là, họ sẽ đổ lỗi cho người khác khi có sai lầm, khuyết điểm, nhưng khi có công lao, thành tích thì họ vơ tất cả vào mình.
+ Trong quan hệ xã hội, kẻ cơ hội thường hay “ba phải”, thấy đúng không dám công khai ủng hộ, bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh, phê phán, sống theo kiểu xuê xoa “dĩ hòa vi quý”; thường gió chiều nào che chiều ấy, ai mạnh thì theo, ai thất thế thì hùa vào đả kích,…
+ Kẻ cơ hội trước mặt thì nịnh cấp trên, nhưng lại nói xấu sau lưng cấp trên để đề cao mình với quần chúng…)
– Người chân chính thì kiên nhẫn để đạt được thành tựu
+ Người chân chính cũng biết nắm bắt cơ hội nhưng không đạt được mục tiêu bằng bất cứ giá nào như kẻ cơ hội. Nếu thất bại, người chân chính sẽ đứng lên từ chính chỗ thất bại ấy để làm lại từ đầu.
+ Người chân chính thường làm việc với một lí tưởng phù hợp với những chuẩn mực của xã hội nên có sự bền chí, quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu.
+ Người chân chính xem cơ hội là phương tiện chứ không phải là cứu cánh trong việc thực hiện mục tiêu. Do vậy, họ có lòng kiên trì, theo đuổi mục tiêu cho đến cùng chứ không dựa dẫm, không dùng thủ đoạn. (Dẫn chứng)

c. Mở rộng
Ý kiến này giúp ta phân biệt rõ kẻ cơ hội và người chân chính. Mặt khác, nó cho thấy cách thực hiện mục tiêu của kẻ cơ hội và người chân chính rất khác nhau. Từ đó, ý kiến này có vai trò định hướng cho học sinh và thanh niên trong việc thực hiện ước mơ, theo đuổi mục tiêu của mình. Giới trẻ trước khi bước ra đời cũng nên cảnh giác bản thân và nhận diện đâu là con đường chân chính để bước chân vào. Ta phải biết nắm bắt cơ hội nhưng cũng phải có lòng kiên nhẫn thì mới đạt được những thành tựu tốt đẹp, có ý nghĩa.

III. Kết thúc vấn đề
Rút ra bài học về nhận thức và hành động cho bản thân.

Câu 2.
* Dàn bài gợi ý
I. Mở bài
– Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
– Trường ca Mặt đường khát vọng là tác phẩm tiêu biểu, làm nên tên tuổi của ông.
– Điểm đặc sắc, độc đáo của đoạn thơ Đất Nước trong bản trường ca này là sự cảm nhận về đất nước trong một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện và làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.
II. Thân bài
* Phân tích
a. Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trước hết bằng một chất liệu phù hợp: chất liệu văn hóa dân gian
– Cả bài thơ đã được sáng tạo, tái tạo từ những gì quen thuộc nhất trong nền văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Hàng loạt các câu chuyện kể, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca; hàng loạt các phong tục tập quán, các địa danh xuất hiện trong các câu thơ.
– Những chất liệu dân gian được nhào nặn bằng một cảm xúc mới, bằng ánh sáng của thời đại mới, những câu thơ vừa hiện đại vừa thấm đẫm chất dân gian truyền thống:
+ Những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca đã hóa thân thành các câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm:
• Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
• Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
• Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
—» Chúng ta thấy ngay trong diện mạo của các câu thơ là cầu thành ngữ: “Một nắng hai sương”, câu ca dao: “Tay nâng đĩa muối chén gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” và bài ca dao nổi tiếng: “Khăn thương nhớ ai/ Khăn rơi xuống đất/ Khăn thương nhớ ai/ Khăn vắt lên vai..
+ Có những câu thơ rất giản dị nhưng được nhào nặn, tái tạo từ nhiều nguồn chất liệu khác nhau: “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”.
+ Câu thơ gợi lên một tập tục đã ăn sâu vào truyền thống của dân tộc (tục ăn trầu), gợi lên câu thành ngữ quen thuộc “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, gợi không gian tình nghĩa của Sự tích trầu cau…
+ Hình ảnh “miếng trầu bây giờ bà ăn” còn là một biểu tượng thiêng liêng: Mỗi miếng trẩu đểu gánh trong nó một phần đất nước; mỗi miếng trầu bà ăn hôm nay đểu đã có 4000 năm tuổi. Quá khứ luôn có mặt với hiện tại, lịch sử vẫn luôn hiện diện với hôm nay.
—> Đất Nước được chắt chiu, gìn giữ trong cả những sự vật nhỏ bé, bình dị.
—> Văn hóa dân gian đã khơi dòng cảm hứng, chảy từ hình tượng đến từng câu, từng chữ của đoạn trích Đất Nước.

b. Đất nước được cảm nhận theo chiều rộng của không gian, chiều dài thời gian và chiều sâu của lịch sử
– Đất nước được cảm nhận theo chiều rộng của không gian:
+ Đất và nước là hai yếu tố chỉ vật chất, hai yếu tố khởi nguyên của thế giới, tạo thành một khái niệm chỉ giang sơn Tổ quốc. Đất nước là không gian gần gũi, gắn bó giữa anh và em, là không gian của tình yêu đôi lứa. Tình yêu đất nước và tình yêu đôi lứa đã hài hòa làm một:

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

– Tư duy của Nguyễn Khoa Điềm mở rộng để bao quát sự sinh thành, trưởng thành, mở mang bờ cõi:

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

—» Con Rồng cháu Tiền (Lạc Long Quân – Ầu Cơ) là truyền thuyết về cội nguồn của người Việt. Nhắc đến truyền thuyết này, nhà thơ vừa thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc cao quý của dân tộc, vừa gợi được hồn sông núi một cách thiêng liêng và trang trọng.
– Song song với quá trình hình thành địa bàn cư trú của người Việt suốt mấy ngàn năm là sự sinh sôi của các địa danh. Mỗi địa danh không phải là những dòng tên vô nghĩa. Đằng sau mỗi tên đất, tên rừng, tên núi, tên sông là mỗi cuộc đời; mỗi cuộc đời là một huyền thoại… Điểu đó có nghĩa chính nhân dân đã gây dựng, mở mang, gìn giữ nên đất nước này:

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ồng cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

– Đất nước được cảm nhận theo chiều dài lịch sử và bể dày văn hóa:
+ Điểm vể lịch sử, Nguyễn Khoa Điềm không nhắc đến các triều đại nổi tiếng, những anh hùng đã lưu danh. Nhà thơ thấy lịch sử bốn nghìn năm của dân tộc là một cuộc chạy tiếp sức không mệt mỏi của hàng ngàn thế hệ. Họ là những người vô danh, là nhân dân đã hóa thân mình cho “dáng hình xứ sở”:

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bổn nghìn lốp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhó mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

+ Nhân dân – những con người “không ai nhớ mặt đặt tên”, đã gìn giữ hồn Việt qua những việc cụ thể:

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyển lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trổng cầy hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại

+ Sự sống của cộng đồng theo thời gian được kết tinh thành bản sắc văn hóa riêng. Nguyễn Khoa Điểm nghiền ngẫm và khám phá bể dày văn hóa của dân tộc hết sức bất ngờ và cảm động.
+ Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tần tảo, đảm đang với tóc “bới sau đầu”.
+ Nhà thơ không nhắc đến những công trình văn hóa hay những tác phẩm văn học nổi tiếng mà phát hiện ra trong những sự vật bình thường, nhỏ bé chứa đựng văn hóa ngàn đời của đất nước: “miếng trầu”, “cái kèo”, “cái cột”, “hạt gạo một nắng hai sương”…
—» Bằng tấm lòng trân trọng tất cả những gì mà tổ tiên đã chắt chiu, gìn giữ, Nguyễn Khoa Điểm đã sáng tạo những câu thơ làm rung động tâm hồn người Việt. Đó là sản phẩm của một tư duy sắc sảo, nhưng trước hết là sản phẩm của một trái tim yêu nước thiết tha.

c. Nghệ thuật
– Đây là đoạn thơ trữ tình – chính luận; kết hợp thành công xúc cảm và suy nghĩ, trữ tình – chính luận.
– Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng rộng rãi và sáng tạo các chất liệu của văn hóa dân gian – điểu đó đã tạo ra cho đoạn thơ một không gian nghệ thuật đặc sắc: gợi mở một thế giới nghệ thuật quen thuộc, gần gũi mà bay bổng của văn hóa dân gian, kết tinh tâm hồn và trí tuệ của nhân dân.
– Hai chữ Đất Nước và Nhân dân được viết hoa trang trọng và điệp lại nhiều lần, vang vọng khắp đoạn trích như một khúc nhạc thiêng về sự sinh thành và trường tồn của đất nước.

III. Kết bài
– Với ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, nhà thơ đã bình dị hóa đất nước một cách bất ngờ, cảm động.
– Bên cạnh những khái niệm trừu tượng, kì vĩ về đất nước mà ta đã bắt gặp trong Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), người đọc ngỡ ngàng, cảm động nhận ra một đất nước thần thương, máu thịt trong thơ Nguyễn Khoa Điềm
– Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.

>>> Xem thêm: Đề ôn thi THPT Quốc gia – Môn Ngữ văn – MD120144 tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận