Đề ôn thi THPT Quốc gia – Môn Ngữ văn – MD120146

Đang tải...

ĐỀ SỐ 46

I. ĐỌC HIỂU

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

Dừng chân trong mưa bay

Liếp nhà ai ánh lửa

Yên lặng đứng trước nhau

Em em nhìn đi đâu

Em sao em không nói

Mưa rơi ướt mái đầu

Mỗi đứa một khăn gói

Ngày nào lần gặp sau

Ngập ngừng không dám hỏi

Chuyến này chắc lại lâu

Chiều mờ gió hút

Nào đồng chí – bắt tay

Em

Bóng nhỏ Đường lầy

(Không nói, Nguyễn Đinh Thi, NXB Văn học, 1983)

Câu 1. Nhân vật trữ tình của bài thơ trên là ai?
Câu 2. Chỉ ra biểu hiện biện pháp tu từ điệp ngữ có trong bài thơ trên.
Câu 3. Từ bài thơ trên, anh/ chị nêu giá trị của những lẩn ngập ngừng, bỡ ngỡ, những lẩn gặp mặt hiếm hoi của con người trong quãng thời gian kháng chiến.
Câu 4. Lựa chọn và phân tích chi tiết mà anh/ chị tầm đắc nhất ở bài thơ trên và lí giải sự tầm đắc đó (viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng).

II. LÀM VĂN
Câu 1. Phải chăng lối sống thực dụng đang làm băng hoại đạo đức của con người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay?
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề trên.
Câu 2. Anh/ Chị hãy phân tích nghệ thuật miêu tả và dựng truyện của nhà văn Tô Hoài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

*GỢI Ý LÀM BÀI

I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Nhân vật trữ tình của bài thơ là một người đồng chí gặp những người đồng chí khác (hoặc có thể là những người thân yêu) trong khoảnh khắc hiếm hoi của những năm kháng chiến.
Câu 2. Biện pháp điệp ngữ biểu hiện ở việc lặp lại từ “em” nhiều lần trong bài thơ.
Câu 3. Tham khảo:
– Bài thơ viết về những lẩn ngập ngừng, bỡ ngỡ, những lần gặp mặt ít ỏi hiếm hoi của con người trong quãng thời gian kháng chiến. Nhiều cảnh vật, nhiều tâm trạng xao động trong khoảnh khắc gặp gỡ giữa những tháng năm gian lao và anh dũng, những năm tháng không thể nào quên trong chặng đường cách mạng của dân tộc. Câu thơ “dừng chân trong mưa bay” gợi ra những điều muốn nói của lòng người, làm xôn xao nỗi niềm gặp gỡ. Tình cảm xao xuyến ấy trào lên nhưng rất đỗi nhẹ nhàng, dịu dàng thắm thiết: Nào đổng chí – bắt tay/ Em/ Bóng nhỏ/ Đường lầy. Những tiếng thơ êm dịu gieo vào lòng người cảm giác vấn vương, nhớ thương khó tả. Bài thơ ngắn mà gợi nhớ thương, gợi buồn và gợi cả những điều hi sinh cao cả.
Câu 4. Học sinh lựa chọn và chỉ ra chi tiết mà mình tâm đắc cụ thể là gì, sau đó phân tích một cách chi tiết và cụ thể, sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, thuyết phục.

II. LÀM VĂN
Câu 1.
* Yêu cầu về hình thức
– Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 từ).
– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu hay lỗi chính tả,…
* Yêu cầu về nội dung
a. Giải thích
Thế nào là lối sống thực dụng?
– Lối sống thực dụng là lối sống coi nặng giá trị vật chất, chạy đua theo những nhu cầu trước mắt, đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả, gẩn với sự ích kỉ, trục lợi. Lối sống thực dụng là một căn bệnh nguy hiểm có thể làm băng hoại đạo đức con người.
b. Phân tích
– Biểu hiện của lối sống thực dụng: Sống buông thả, thờ ơ, hành xử thô bạo, vi phạm pháp luật nhà nước, coi trọng tiền bạc, xem nhẹ những giá trị đạo đức, nhân cách, tâm hổn. (Ví dụ: hiện tượng chọn nghê’ theo thị hiếu xã hội mà không theo sở thích, khả năng của bản thân; bạo lực trong học đường, sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân; bỏ bê học hành, chơi game, đua xe, đua đòi hưởng thụ, hưởng lạc quá mức,…)
– Nguyên nhân của lối sống thực dụng: Do ý thức của bản thân; do môi trường giáo dục còn chưa chú trọng đến đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống; do gia đình thiếu sát sao, quan tâm; do xã hội chưa tổ chức được những hoạt động hữu ích thu hút giới trẻ,…
– Tác hại của lối sống thực dụng: Lối sống thực dụng sẽ làm tha hóa con người, khơi dậy những ham muốn bản năng, cơ hội, chạy theo hưởng lạc, những lợi ích trực tiếp trước
mắt, xa rời những mục tiêu phấn đấu. Trong quan hệ giữa người với người, những tình cảm lành mạnh bị thay thế bằng quan hệ vụ lợi, vật chất. Trong đời sống, vô trách nhiệm, bàng quan, vô cảm, không đấu tranh chống cái sai và cũng không ủng hộ cái đúng, cái tốt…
c. Bàn luận
Làm thế nào loại trừ được lối sống thực dụng?
– Sống phải có khát vọng, lí tưởng, có hoài bão, mục đích, động lực để phấn đấu.
– Tuổi trẻ phải biết biến ước mơ thành hành động cụ thể, năng động, dám nghĩ, dám làm, không uổng phí thời gian, loại bỏ lối sống ích kỉ, vượt qua cám dỗ đời thường.
– Gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm hơn tới giáo dục, tạo động lực phấn đấu và thu hút, trọng dụng giới trẻ vào những việc làm có ích.
d. Bài học nhận thức và hành động
– Cần đấu tranh với bản thân loại trừ lối sống thực dụng.
– Có những hành động tích cực, chủ động để nắm bắt cơ hội, hướng tới tương lai của chính mình. Hội nhập với cuộc sống hiện đại nhưng không đánh mất những giá trị truyền thống tốt đẹp…

Câu 2.
* Tham khảo các gợi ý dưới đây để làm bài:
1. Giới thiệu Tô Hoài và truyện ngắn Vợ chổng A Phủ
2. Nghệ thuật miêu tả và dựng truyện trong Vợ chồng A Phủ

a. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
– Mị và A Phủ (Đặc biệt là Mị trong phần một của truyện) là những nhân vật được khắc họa sinh động, có cá tính rõ nét. Hai nhân vật có số phận giống nhau nhưng tính cách khác nhau đã được tác giả thể hiện bằng những thủ pháp thích hợp.
– Mị được miêu tả bằng rất ít hành động (lặp đi lặp lại những công việc lao động của người phụ nữ trong cuộc sống tù hãm ở nhà Pá Tra) và một số nét chân dung cũng được nhắc đi nhắc lại gây ấn tượng đậm (cúi mặt, mặt buồn rười rượi, lùi lủi…). Đặc biệt, nhân vật này được thể hiện chủ yếu qua dòng ý nghĩ, tâm tư, nhiều khi là tiềm thức chập chờn. Giọng trần thuật của tác giả nhiều chỗ nhập vào dòng tâm tư của nhân vật.
– A Phủ là một người có tính cách gan góc, bộc trực, táo bạo thì lại được thể hiện bằng nhiều hành động, công việc và vài lời đối thoại rất ngắn, giản đơn.

b. Nghệ thuật miêu tả nội tâm
– Kết hợp miêu tả và kể chuyện: Mở đầu bằng việc miêu tả Mị trong không gian đặc trưng: cô thường ngôi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa nhà thống lí Pá Tra. Tiếp đó mới kể về lai lịch của Mị và việc Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ.
– Kết hợp miêu tả ngoại cảnh với miêu tả ngoại hình và tâm trạng nhân vật.
+ Đặc biệt, ngòi bút tác giả sâu sắc và tinh tế khi soi vào tâm linh nhân vật Mị, diễn tả những xung đột, diễn biến trong nội tâm nhân vật.
+ Tô Hoài đã miêu tả tâm lí nhân vật một cách khách quan, trung thực, biện chứng: cái nhìn bên ngoài và cái nhìn từ bên trong nhân vật được kết hợp khéo léo.

c. Nghệ thuật tả cảnh
Ngòi bút tả cảnh của Tô Hoài cũng rất đặc sắc. Cảnh miền núi hiện ra với những nét sinh hoạt, phong tục riêng. Tô Hoài cũng vốn là cây bút có sở trường về tả phong tục sinh hoạt (những truyện trước Cách mạng như Quê người, tập truyện ngắn Nhà nghèo).
Đoạn tả cuộc xử kiện là một bức tranh phong tục sinh động. Những cảnh mùa xuân, ngày tết trên vùng núi cao cũng khá hấp dẫn, vừa là phong tục vừa là bức tranh thiên nhiên thơ mộng. Những nét chấm phá cảnh thiên nhiên miền núi, với màu sắc và đường nét tạo hình (những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ).

d. Nghệ thuật tự sự
– Cách giới thiệu nhân yật gây chú ý, cách kể ngắn gọn mà gây được ấn tượng về lai lịch của nhân vật, việc dẫn dắt các tình tiết khéo léo làm mạch truyện liên tục biến đổi, hấp dẫn mà không rối, không trùng lặp.
– Ngôn ngữ của Tô Hoài sinh động và chọn lọc, có sáng tạo. Lối văn giàu tính tạo hình, có chỗ như cách quay cận cảnh, viễn cảnh của điện ảnh. Tô Hoài vận dụng cách nói của người miền núi (hồn nhiên, giàu hình ảnh) nhưng không quá câu nệ, sa vào sự sao chép tự nhiên của nghĩa (như ở một vài truyện ngắn viết về miền núi trước đó của chính tác giả), mà nâng cao lên, nhập vào ngôn ngữ văn học có tính chuẩn mực.
– Giọng trần thuật của truyện cũng ăn nhập với tư tưởng của truyện và nội dung từng đoạn. Nhịp kể chậm, giọng trầm lắng đầy sự cảm thông, yêu mến hai nhân vật chính. Giọng trẩn thuật nhiều chỗ hòa vào dòng ý nghĩ và tiếng nói bên trong của nhân vật, vừa bộc lộ trực tiếp đời sống nội tâm nhân vật, vừa tạo được sự đồng cảm.
+ Lời trần thuật ở ngôi thứ ba từ điểm nhìn bên ngoài, nhưng có nhiều đoạn thâm nhập vào ý nghĩ và lời độc thoại của nhân vật Mị.
• Truyện được viết theo điểm nhìn chủ quan của tác giả. Tác giả chứng kiến sự việc và ghi chép, sắp xếp lại nội dung thành một câu chuyện với kết cấu hoàn chỉnh để kể lại với bạn đọc.
• Với điểm nhìn ở ngôi thứ nhất, tác giả có thể chủ động điều khiển toàn bộ mạch truyện để cùng trải nghiệm và chia sẻ với những xúc cảm, với ước mơ và hành động của nhân vật.
• Tác giả dưới điểm nhìn này không chỉ giữ vai trò là người dẫn chuyện mà đôi lúc
sẽ đồng hiện trong suy nghĩ, thể hiện trong phát ngôn của nhân vật, qua đó bày tỏ quan điểm, thái độ, tình cảm chủ quan và những suy nghiệm của cá nhân.
+ Nhịp điệu trẩn thuật chậm, trầm lặng và giọng điệu xót xa, thương cảm thể hiện sự đồng cảm với tình cảnh và số phận nhân vật.
– Thời gian trần thuật:
+ Truyện được kể không theo trình tự thời gian, các sự kiện được lồng ghép một cách uyển chuyển và sáng tạo: đan xen, đổng hiện giữa quá khứ, hiện tại và cả tương lai để thể hiện sự đối sánh và tô đậm nét tương phản.
+ Nhân vật Mị xuất hiện ở đầu truyện với những lời giới thiệu giản lược, tác giả tập trung hướng sự chú ý của bạn đọc vào hành động chứ không hề miêu tả về ngoại hình và giới thiệu tên tuổi nhân vật như thường lệ, chỉ biết rằng đó không phải là con gái của Pá Tra mà “cô ấy là vợ A Sử, con trai của thống lí”. Mị xuất hiện chỉ với vài lời giới thiệu ngắn gọn nhưng đầy sức gợi…
– Cách trần thuật ngắn gọn, cuốn hút, cách dẫn dắt tình tiết khéo léo làm cho mạch truyện phát triển và vận động liên tục, biến đổi hấp dẫn mà không trùng lặp.
– Ngôn ngữ trần thuật: đa dạng, sinh động, lời văn kể chuyện, miêu tả từng trải, tinh tế, giàu chất thơ. Cách sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, chính xác, giàu tính biểu cảm và tạo hình. Tố Hoài là nhà văn có lối viết văn bình dị, gần gũi với quần chúng, phù hợp với nhiều đối tượng bạn đọc nhưng không vì thế mà văn ông thiếu đi sự tinh tế. Ông quan niệm rằng: “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có”.
+ Lớp từ thông tục mang phong vị miền núi. Có lẽ cũng bởi do tác giả đã từng có một thời gian công tác và gắn bó với mảnh đất và con người vùng Tây Bắc, đặc biệt là với người dân tộc Mèo tại các bản làng cao, xa xôi nên vốn sống cùng sự tinh tế trong cách quan sát hiện thực đã nuôi dưỡng và bồi đắp thêm cho ông biệt tài miêu tả thiên nhiên, phong tục tập quán của vùng đất này một cách hấp dẫn, độc đáo.
+ Lối văn giàu tính tạo hình, nhà văn đã vận dụng cách nói của người miền núi hổn nhiên, đầy hình ảnh.
– Giọng điệu trần thuật: đa dạng và lôi cuốn.
Giọng điệu của tác giả có đôi lúc nhập hòa vào dòng tâm tư của nhân vật Mị, diễn tả được những ý nghĩ, tâm trạng và cả những trạng thái mơ hồ, vô thức của Mị tạo thành kiểu lời văn nửa trực tiếp.
Nhịp kể chậm rãi, sẻ chia, giọng kể trầm lắng đong đẩy cảm xúc thể hiện tình cảm yêu thương của tác giả với nhân vật…

>>> Xem thêm: Đề ôn thi THPT Quốc gia – Môn Ngữ văn – MD120145 tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận