Đề Ôn Tập Học Sinh Giỏi Ngữ Văn 7 Kèm Đáp Án Chi Tiết

Đang tải...

Bộ đề tham khảo ôn tập học sinh giỏi Ngữ Văn 7 có kèm đáp án và thang điểm giúp giáo viên Ngữ Văn hỗ trợ tốt cho các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức Ngữ Văn lớp 7 hiệu quả nhất.

BỘ ĐỀ THAM KHẢO ÔN TẬP HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7

ĐỀ BÀI

Câu 1. (2,0 điểm) Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:

        “Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang… Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”.                                        

(Vũ Tú Nam)

Câu 2. (8,0 điểm)

          – Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh.

          Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo:

          – Không phải chia nữa. Anh cho em tất.

          Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:

          – Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.

     (Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài, Ngữ văn 7, Tập I)

          Đoạn trích cho em cảm nhận được điều gì? Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình.

Câu 3. (10 điểm)Ca dao thiên về tình cảm và biểu hiện lòng người. Ca dao là tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng.

          Dựa vào những hiểu biết của mình về ca dao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

ĐÁP ÁN

Phần I. Hướng dẫn chung

– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

– Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện.

– Nếu có việc chi tiết hóa điểm các ý cần phải đảm bảo không sai lệnh với tổng điểm và được thống nhất trong toàn hội đồng chấm thi.

– Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn.

Phần II. Đáp án và thang điểm

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1. (2,0 điểm)

 

– Xác định được các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn:    

          + Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.

          + Biện pháp tu từ: Nhân hóa (mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung). So sánh (mặt đất như muốn thở dài).

– Phân tích:

          + Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm.

          + Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.

          + Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung.

– Các từ láy diễn tả về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam.

2,0

 

1,0

 

 

1,0 

Câu 2. (8,0 điểm)

 

a. Cảm nhận về đoạn trích

– Nỗi đau buồn của hai anh em phải xa nhau khi gia đình đổ vỡ.

– Sự yêu thương, nhường nhịn, lo lắng, tình cảm thắm thiết, gắn bó của Thành và Thủy.

b. Học sinh viết đoạn văn nghị luận về tình cảm gia đình

– Yêu cầu về mặt kỹ năng: Hình thức là một bài văn ngắn, diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, không mắc các lỗi câu, chính tả; có sự thống nhất chủ đề trong toàn đoạn.

– Yêu về mặt kiến thức: Trên cơ sở  nội dung đoạn trích trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” học sinh cần làm rõ một số ý cơ bản:

+ Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý, được thể hiện một cách phong phú, đa dạng trong cuộc sống.

+ Trong đời sống mỗi người, tình cảm gia đình có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong việc hình thành nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc…

+ Hiện nay, tình trạng hôn nhân đổ vỡ, tình cảm gia đình bị rạn nứt ngày  một nhiều dẫn đến những cuộc chia ly, gây tổn thương cho tâm hồn những đứa trẻ và nhiều hệ lụy khác cho xã hội.

+ Mỗi người cần trân trọng, gìn giữ, xây dựng tình cảm gia đình bền vững, vượt qua khó khăn, thử thách, không để xảy ra chia lìa, đổ vỡ…

8,0

1,0

 

 

 

7,0

Câu 3. (10 điểm)

 

* Yêu cầu chung: Học sinh biết làm bài văn chứng minh gồm có ba phần rõ ràng. Chú ý các dẫn chứng đưa ra cần có sự phân tích chứ không phải là bài liệt kê dẫn chứng. Diễn đạt trong sáng, lưu loát và không mắc các lỗi diễn đạt, chính tả.

* Yêu cầu cụ thể:

a. Mở bài

Giới thiệu  về ca dao và dẫn dắt nhận định.

b. Thân bài

* Giải thích

– Người lao động xưa thường dùng ca dao để bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình. Ca dao là tiếng hái tâm tình của người lao động. Những cảm xúc, suy nghĩ những tình cảm được biểu hiện trong ca dao có sự gắn bó trực tiếp với những cảnh ngộ nhất định.

– Ca dao chủ yếu được sáng tác theo thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc mượt mà sâu lắng vì thế người nghệ sĩ dân gian đã dùng ca dao để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của mình.

– Ca dao đã diễn tả phong phú và tinh tế đời sống tâm hồn của người dân.

* Chứng minh

Luân điểm 1. Tình yêu quê hương đất nước.

LC1. + Yêu những cánh đồng cò bay thẳng cánh, lúa tốt bời bời: 
“ Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, mênh mông bát ngát, 
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, bát ngát mênh mông, 
Thân em như chẽn lúa đòng đòng 
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.”

LC2 + Yêu những món ăn dân dã, yêu những con người lao động cần cù vất vả: 
“ Anh đi anh nhớ quê nhà 
Nhớ canh rau muống, nhớ cà rầm tương 
Nhớ ai dãi nắng dầm sương 
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

LC3 + Yêu những cánh cò trong lời ru của mẹ: 
“ Cái cò đi đón cơn mưa 
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về. 
Cò về thăm quán cùng quê 
Thăm cha, thăm mẹ cò về thăm anh.”

LC4 + Yêu danh lam thắng cảnh

“ Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ 
Xem cầu Thê Húc, Xem chùa Ngọc Sơn 
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn 
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” 

……………………………………

Luân điểm 2. Ca dao là tiếng hát chứa chan về tình cảm gia đình, bạn bè

+ Đó là tình cảm của con cháu với ông bà (Dẫn chứng).

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

LC1. + Tình cảm của con cái với bố mẹ (Dẫn chứng).

“Công cha như núi Thái Sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 
Một lòng thờ mẹ, kính cha 
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

”Ơn cha nặng lắm ai ơi, 
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.” 

LC2: + Tình cảm anh chị em ruột thịt, trân trọng quý mến nhau (Dẫn chứng).

“Anh em như chân, như tay 
Rách lành đùm bọc dơ hay đỡ đần”

“Anh em nào phải người xa 
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân. 
Yêu nhau như thể tay chân 
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.”

“Khôn ngoan đá đáp người ngoài 
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.” 

……………………………………

Luân điểm 3.    

– Tình yêu lao động sản xuất.

Không khí làm ăn vui vẻ tấp nập trên cánh đồng:

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

– Là tinh thần phản kháng xã hội bất công.

Ca dao là tiếng nói ngọt ngào yêu thương nhưng cũng là tiếng nói căm hờn bởi những kẻ bóc lột.

Luân điểm 4: Tình yêu đôi lứa

Yêu và nhớ là hai trạng thái tình cảm song hành, nhớ là hệ quả của yêu, là chất men để tình yêu thêm nồng thắm. Có điều nỗi nhớ trong ca dao cũng được thể hiện rất đa dạng. 
+ Có khi bồn chồn, da diết: 
“ Nhớ ai bổi hổi bồi hồi 
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”

+ Có khi ngơ ngẩn thẫn thờ: 
“ Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ 
Nhớ ai ai nhơ bây giờ nhớ ai?”

+ Có khi nhẹ nhàng, sâu lắng: 
“ Đêm qua ra đứng bờ ao 
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ. 
Buồn trông con nhện chăng tơ 
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai? 
Buồn trông chênh chếch sao mai 
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?”

+ Có khi mượn nỗi nhớ để khẳng định một tình yêu chung thủy: 
“ Thuyền về có nhớ bến chăng? 
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.”

– Trong xã hội cũ thân phận của người phụ nữ lại phải chịu nhiều đắng cay. Tiếng nói phản kháng của họ có khi yếu ớt thể hiện qua nỗi than thân đau đớn của mình (dẫn chứng).

c. Kết bài

Khẳng định giá trị to lớn của ca dao với đời sống tinh thần của nhân dân:

– Diễn tả đời sống tâm hồn của người bình dân xưa kia, ca dao là người bạn thân thuộc đối với mỗi người dân.

– Ca dao mãi là dòng suối mát nuôi dưỡng tâm hồn của các thế hệ người Việt Nam. Chúng ta học được nhiều bài học bổ ích về đạo làm con cháu, tình nghĩa gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương xứ sở và rộng hơn là đạo lý làm người.

10

 

 

 

 

 

1,0

 

 

1,5

 

 

1,5

 

 

1,0

 

1,0

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

0,5

 

0,5

 

1,0

1,0

 

 

>> Xem thêm: Đề Tham Khảo Ôn Tập Học Sinh Giỏi Ngữ Văn 7 – Đề Số 1

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận