Đề luyện thi THPT Quốc gia – Môn Ngữ văn – MD120136

Đang tải...

ĐỀ SỐ 36

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chúng ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh. Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình. Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kì hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tự tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình. Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đẽn cho bạn. Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được thật nhiều tiền, thành đạt, có gia đình, hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc. Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến những chiểu thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào môi thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này? Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng từng khoảnh khắc quý giá trên chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai!

(Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Văn học, 2012)

Câu 1. Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Anh/ Chị hiểu thế nào về câu nói: “Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình.”?
Câu 3. Theo anh/ chị, vì sao tác giả cho rằng: “khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chúng ta đang sống”?
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?

II. LÀM VĂN

Câu 1. Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình.”

Câu 2. So sánh nhân vật quản ngục trong chữ người tử tù của Nguyễn Tuân với Đan Thiền! trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng.

***GỢI Ý LÀM BÀI

I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Thao tác lập luận bác bỏ.

Câu 2. Hạnh phúc chính là những trải nghiệm cuộc đời trần thế, hạnh phúc không tự nhiên mà có, hạnh phúc là phải kiếm tìm, phải trải qua gian khó, cực khổ mới có được…

Câu 3. Vì cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh; thời gian không chờ đợi một ai.

Câu 4. Có thể nêu một số thông điệp tích cực:

+ Trân trọng cuộc sống hiện tại.

+ Nâng niu từng phút giây của cuộc sống.

+ Chủ động nắm bắt cuộc sống của mình và đón nhận những hạnh phúc đời thường.

+ Hướng tới lối sống thực tế, tránh mơ mộng viển vông.

(Hoặc có thể tìm ra những thông điệp tích cực khác phù hợp với nội dung được gợi ra từ đoạn văn bản).

II. LÀM VĂN

Câu 1.
Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị có thể trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cần nghị luận (Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sông này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình) theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.

* Tham khảo gợi ý dưới đây để viết đoạn văn:
a) Giải thích
+ Câu nói ngắn gọn nhưng gợi ra một bài học về kĩ năng thích ứng với cuộc sống: thực tế không thể thay đổi nên cách tốt nhất là chấp nhận nó và tin vào khả năng, sự lựa chọn của bản thân.
b) Phân tích
+ Khi ta chấp nhận hiện tại sẽ cảm thấy dễ chịu, giảm stress, đầu óc cũng đủ tỉnh táo để tìm ra giải pháp tốt nhất.
+ Và hãy “tin vào chính mình”, tin vào nghị lực, tài năng, lòng can đảm, sức mạnh và sự tự tin đểu tiềm ẩn bên trong con người có đủ khả năng vượt qua những khó khăn ấy. Đó là cách tốt nhất để vực lại chính mình.
c) Bình luận
+ Nếu không “chấp nhận hiện thực và tin vào chính mình” thì sau những vấp ngã, lỗi lầm ta sẽ dễ trách móc bản thân, như “giá như.. ”, “nếu biết trước thì..
+ Những việc làm ấy không những vô nghĩa mà ngược lại còn khiến cho ta dễ rơi vào tuyệt vọng, căng thẳng, giày vò bản thân.
+ Không chỉ vậy, không biết “chấp nhận hiện thực” còn tạo nên lối sống thiếu thực tế, tạo thói quen đổ lỗi, thiếu trách nhiệm với hành động, lời nói của bản thân.
– Lên án những kẻ thụ động, há miệng chờ sung hoặc những kẻ e dè, sợ hãi, lẩn trốn cuộc đời, trong ý nghĩ chỉ toàn khổ đau, thất bại và tuyệt vọng.
+ Cần hiểu chấp nhận thực tế không có nghĩa là buông xuôi.
d) Bài học
+ Hãy biết “chấp nhận thực tế và tin vào chính mình” để bản thân luôn vui yẻ, hạnh phúc và trưởng thành.
+ Hãy dũng cảm đối diện với thực tế; sẵn sàng đối mặt và chấp nhận bất cứ biến cố nào trong cuộc sống thực tế.
– Có niềm tin vào bản thân, tin rằng mình có đủ tài năng, bản lĩnh, tấm lòng để làm chủ cuộc sống của chính mình.

Câu 2.

1. Ý khái quát
Giới thiệu khái quát về hai tác giả Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng và hai tác phẩm, hai nhân vật được yêu cầu cảm nhận.
2. Cảm nhận về hai nhân vật
a) Nhân vật quản ngục trong ‘ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
– Là người nắm giữ quyền lực cao nhất trong nhà ngục nhưng lại có sở thích lạ lùng: Thích chơi chữ. Chính sở thích cao quý này cùng tính cách dịu dàng, lòng biết giá người, biết trọng người ngay đã khiến cho quản ngục vượt qua sự chi phối của địa vị xã hội để thể hiện tấm lòng biệt nhỡn liên tài với Huấn Cao.
+ Hành động suốt nửa tháng đem rượu thịt cho Huấn Cao và đổng chí của ông cho thấy quản ngục sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm để thể hiện tình yêu với cái đẹp, cái tài.
+ Trong cảnh cho chữ, vẻ đẹp tâm hồn của quản ngục một lần nữa được thể hiện rõ khi nhân vật này được cái đẹp từ nghệ thuật và từ thiên lương của Huấn Cao hướng thiện, thanh lọc.
– Quản ngục là một nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn, có sự đối lập giữa tính cách và hoàn cảnh. Nguyễn Tuân đi sâu làm rõ những phức tạp trong tâm lí của quản ngục bằng bút pháp độc thoại nội tâm.
b) Nhân vật Đan Thiểm trong “ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”
– Đan Thiềm là một cung nữ bị thất sủng có cái nhìn tỉnh táo, thức thời nhưng quan trọng hơn là có một tình yêu mãnh liệt dành cho cái đẹp, cái tài. Nàng chính là người đã khuyên Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài rổi đến hồi kết cũng chính nàng là người đã khuyên Vũ Như Tô đi trốn. Cả hai lời khuyên đều xuất phát từ tình yêu dành cho cái đẹp, cái tài.
+ Trong đoạn trích, Đan Thiềm khẩn thiết giục Vũ Như Tố đi trốn, nàng tìm cách bảo vệ Vũ Như Tô như bảo vệ chính tính mạng của mình. Khi không thể trốn được nữa, Đan Thiềm đã sẵn sàng đổi mạng sống của mình để cứu Vũ Như Tô. Đó chính là tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì cái đẹp, cái tài.
+ Cuối cùng, khi mọi nỗ lực đều không thành, Đan Thiểm đã vĩnh biệt người tri âm, tri kỉ Vũ Như Tô bằng tiếng kêu xé lòng.
– Đan Thiềm thuộc kiểu nhân vật loại hình (nhân vật đặc trưng của thể loại kịch). Tính cách, tâm lí của nhân vật chủ yếu thể hiện qua ngôn ngữ và hành động.

3. So sánh
a) Điểm tương đồng
+ Cả hai nhân vật đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhân vật chính (người nghệ sĩ).
+ Cả hai nhân vật đều bị đặt trong thế tương phản, đối lập với hoàn cảnh.
+ Đều có tình yêu mãnh liệt dành cho cái đẹp, cái tài, sẵn sàng hi sinh vì cái đẹp, cái tài.
b) Điểm khác biệt
+ Quản ngục phải trải qua quá trình đấu tranh nội tâm gay gắt sau đó mới đưa ra quyết định biệt đãi Huấn Cao, còn Đan Thiềm ngay từ đầu đã có lựa chọn dứt khoát.
+ Trong quan hệ với nhân vật chính, quản ngục là người được tác động để được thanh lọc, còn Đan Thiểm lại là người trực tiếp tác động vào Vũ Như Tô để nghệ thuật được khai sinh.
+ Về nghệ thuật: Ở quản ngục có tâm trạng phức tạp gắn với bút pháp độc thoại nội
tâm, còn ở Đan Thiểm, tầm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ, hành động bên ngoài.
c) Lí giải điểm tương đồng và khác biệt
+ Có những điểm tương đồng là do cả hai nhà văn đều là những người nặng lòng với cái đẹp. Cả hai tác phẩm đều ra đời trước Cách mạng, gắn với hiện thực đen tối, ngột ngạt, mâu thuẫn gay gắt với cái đẹp, ước mơ, khát vọng của con người.
+ Có điểm khác biệt là do yêu cầu bắt buộc của văn học (không cho phép sự lặp lại) và do phong cách riêng của mỗi nhà văn.

4. Kết luận
– Khẳng định đây là hai nhân vật độc đáo thể hiện rõ bút pháp nghệ thuật của hai nhà văn.

>>> Xem thêm: Đề luyện thi THPT Quốc gia – Môn Ngữ văn – MD120135 tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận