Đề luyện thi THPT Quốc gia – Môn Ngữ văn – MD120135

Đang tải...

Đề thi THPT Quốc gia – Môn Ngữ văn

ĐỀ SỐ 35

I. ĐỌC HIẾU

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi phía dưới:

Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.
Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện – ác, chân – giả, chính – tà, đúng – sai,… biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn.
Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đê của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội.
Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.
Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!

                      (Trích Để chạm vào hạnh phúc, Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 2012)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 3. Trong văn bản có nhiều cụm từ được để trong ngoặc kép, hãy nêu công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép trong những trường hợp trên. Từ đó, giải thích nghĩa hàm ý của hai cụm từ “nhỏ bé” và “con người lớn”.
Câu 4. Theo quan điểm riêng của mình, anh/ chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Vì sao? (Nêu ít nhất 02 lí do trong khoảng 5-7 dòng).

II. LÀM VĂN

Câu 1. Viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau: “Đối với tôi, chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất” (V.I. Lênin).

Câu 2. Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ dưới đầy:

– Mình vẽ mình có nhổ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhở không

Nhìn cây nhổ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

– Tiếng ai tha thiết bên côn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chôn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cấm tay nhau biết nói gì hôm nay…

                                    (Trích Việt Bắc, Ngữ văn 12, tập một, tr.109, NXB Giáo dục, 2016)

Từ đó, liên hệ bài thơ Từ ấy (Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để thấy rõ tính chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu.

***GỢI Ý LÀM BÀI

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của văn bản là phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên:
+ Con người có năng lực tạo ra hạnh phúc, bao gồm: năng lực làm người, làm việc, làm dân.
+ Để chạm đến hạnh phúc con người phải trở thành “con người lớn” bằng hai cách: làm việc lớn hoặc làm việc nhỏ với tình yêu cực lớn.
=> Con người tự tạo ra hạnh phúc bằng những việc làm đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của xã hội dù đó là việc lớn hay nhỏ.
Câu 3. Công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép: làm nổi bật, nhấn mạnh đến một ý nghĩa, một cách hiểu khác có hàm ý.
Nghĩa hàm ý của hai cụm từ “nhỏ bé”: tẩm thường, thua kém, tẻ nhạt… và “con người lớn”: tự do thể hiện mình, khẳng định giá trị bản thân, thực hiện những ước mơ, sống cao đẹp, có ích, có ý nghĩa…
Câu 4. Nêu ít nhất hai lí do thuyết phục để khẳng định lối sống mình chọn theo quan điểm riêng của bản thân. “Làm những việc lớn” gắn với ước mơ, lí tưởng hào hùng, lối sống năng động, nhiệt huyết, tràn đầy khát vọng… Còn “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn” lại chú trọng đến niềm đam mê, cội nguồn của sáng tạo.

II. LÀM VĂN

Câu 1.
Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cần nghị luận (chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất) theo nhiều cách nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục.

* Có thể tham khảo những ý sau để làm bài:
– Thành công đến với con người nhờ vào sự nỗ lực hết mình của bản thần.
– Chiến thắng bản thân là kết quả tốt đẹp mà ta đạt được sau một thời gian tự đấu tranh với chính bản thân mình, vượt lên nỗi sợ hãi, tự ti, kém cỏi,…
– Con người luôn phải đấu tranh với chính mình để chiến đấu với những điểm chưa tốt của bản thân; làm việc và học tập không ngừng; vượt qua yếu kém, vượt qua nỗi sợ bằng một thái độ tự tin.
– Vẫn còn nhiều người tự cho mình kém cỏi và tự ti; hoặc sống buông thả, lãng phí tuổi trẻ cho những điều vô nghĩa, không có mục tiêu, định hướng cho bản thân.
– Để chiến thắng bản thân, ta phải không ngừng vươn lên, kiên trì, cố gắng, thoát ra khỏi vỏ bọc của chính mình để vượt qua mọi chông gai, thử thách trong cuộc sống.

Câu 2. Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc, thí sinh có thể cảm nhận về đoạn thơ theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý:

1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ
– Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam.
– Việt Bắc là một trong những bài thơ tiêu biểu, là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
– Giới thiệu đoạn thơ.

2. Cảm nhận về đoạn thơ
Thể thơ lục bát với âm điệu ngọt ngào, da diết; kết cấu đối đáp (giữa người ở với người đi); cặp đại từ xưng hô mình – ta được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo…
Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người.
– Bốn câu đầu là lời ướm hỏi của người ở lại (đồng bào Việt Bắc) với người về xuôi (cán bộ cách mạng):
+ Gợi nhắc lại những kỉ niệm nghĩa tình trước hoàn cảnh đã đổi thay. “Mười lăm năm”: quãng thời gian không quá dài nhưng đã có “biết bao nhiêu tình” và biết bao kỉ niệm.
+ Gợi nhắc không gian nguồn cội, nghĩa tình: Người ở lại nhạy cảm trước sự đổi thay của hoàn cảnh, sợ rằng người bạn của mình khi về xuôi sẽ quen với “ánh điện cửa gương” (Nguyễn Duy) mà quên đi ánh trăng thuở nào, quên cả những tháng ngày cùng nhau đồng cam cộng khổ.
+ Điệp từ “nhớ” thể hiện tâm trạng chủ đạo của người đưa tiễn dành cho người về xuôi. Nỗi nhớ được gắn với những sắc thái khác nhau, gợi tâm tình tha thiết: khi nhớ thiên nhiên, khi nhớ con người, lúc nhớ núi, lúc nhớ nguồn Việt Bắc. Nỗi nhớ cho thấy sự gắn bó giữa “mình” và “ta”.
– Bốn câu thơ sau là tiếng lòng của người về xuôi:
+ “Tiếng ai tha thiết”: Lời đồng vọng sao mà gần gũi, thân thương mà người đi đã lắng nhận từ người ở. Tâm trạng được thể hiện qua nỗi “bâng khuâng” đầy nhớ thương trong lòng và cả sự “bồn chồn’’ khi bước chân đi.
+ Hình ảnh hoán dụ “áo chàm” không đơn thuần dùng để chỉ màu áo quen thuộc của người dân Việt Bắc (áo nhuộm màu chàm) mà còn là hình ảnh nói thay cho toàn thể nhân dân Việt Bắc trong ngày đưa tiễn những đồng chí cách mạng về xuôi: “chàm nâu thêm đậm, phấn son chẳng nhòa”. Câu thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” gợi tả hình ảnh có giá trị biểu cảm cao, hành động (cầm tay) đã nói thay cho nỗi xúc động nghẹn ngào không thể thốt thành lời.
—> Tám câu thơ đã gợi lên khung cảnh của cuộc tiễn đưa, vừa mang phong thái cổ điển, vừa mang vẻ đẹp truyền thống, lại vừa mang không khí của thời đại mới. (Phong thái cổ điển: đề tài li biệt quen thuộc trong văn học cổ; không khí của thời đại: cuộc chia tay giữa người về và kẻ ở trong bài Việt Bắc có bâng khuâng thương nhớ nhưng không buồn, không đẫm lệ như nhiều cuộc chia tay trong văn học cổ).

3. Nhận xét, đánh giá
– Tám câu thơ lục bát điêu luyện với giọng điệu tầm tình, ngọt ngào đã diễn tả thành công nỗi nhớ thương da diết, sự luyến lưu, bịn rịn của cả người đi lẫn kẻ ở trong buổi chia tay. Đoạn thơ đậm tô nghĩa tình cách mạng thủy chung, son sắt.
– Đoạn thơ thể hiện đậm nét phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu: Thơ trữ tình – chính trị, tính sử thi, giọng thơ trữ tình ngọt ngào, đậm đà tính dân tộc.

4. Liên hệ với bài thơ Từ ấy để làm rõ tính chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu

– Tính chất trữ tình chính trị: hiện thực đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị gắn liền với những tình cảm và đạo lí dân tộc; hình thức thơ trữ tình.

– Biểu hiện tính chất trữ tình chính trị trong đoạn thơ trích từ Việt Bắc và trong Từ ấy:

+ Đoạn thơ trong Việt Bắc và bài thơ Từ ấy đều bộc lộ những tình cảm chính trị
(niềm vui của chàng thanh niên khi bắt gặp lí tưởng cộng sản; tình cảm giữa cán bộ cách mạng với đồng bào Việt Bắc). Tình cảm ấy chuyển hóa thành tình yêu thương, gắn bó giữa những người thân trong đại gia đình lao khổ (Tôi đã là con của vạn nhà/ Là em của vạn kiếp phôi pha/ Là anh của vạn đầu em nhỏ…); thành tình cảm lưu luyến, bịn rịn giữa người về với người ở (trong Việt Bắc).

+ Giọng điệu sôi nổi, nhiệt huyết; hình ảnh thơ tươi sáng, giàu tính biểu tượng (trong Từ ấy); giọng điệu tâm tình ngọt ngào, lối kết cấu đối đáp, cách sử dụng cặp đại từ mình ta, hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu trưng,… (trong Việt Bắc).

– Khẳng định tính chất trữ tình chính trị là một trong những nét đặc trưng nổi bật trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Có thể lí giải nét đặc trưng này từ chính quan niệm viết thơ để làm cách mạng/ làm cách mạng bằng thơ của tác giả.

>>> Xem thêm: Đề luyện thi THPT Quốc gia – Môn Ngữ văn – MD120134 tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận