Đáp án đề thi học kỳ II môn ngữ văn lớp 9

Đang tải...

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ II – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 

ĐÁP ÁN

ĐỀ SỐ I

Phần 1 (4 điểm)

1. (1 điểm)

– Nêu đúng tên bài thơ : Viếng lãng Bác (0,25 điểm), tên tác giả : Viễn Phương (0,25 điểm)

– Hoàn cảnh sáng tác (0,5 điểm) :

+ Tháng 4 – 1976, đất nước đã thống nhất, công, trình lăng Bác được khánh thành

+ Viễn Phương được ra viếng lăng Bác

2. Chép chính xác khổ thơ (1 điểm) :

3. Viết đoạn văn (2 điểm) :

* Phân tích ý nghĩa hình ảnh cây tre ở khổ đầu và câu cuối bài thơ : (1,25 điểm)

– Là hình ảnh tả thực, gợi tả một nét đẹp của cảnh vật ở lăng Bác (0,25 điểm)

– Là hình ảnh mang ỷ nghĩa ẩn dụ, biểu tượng (1 điểm) :

+ Hàng tre biểu tượng cho dân tộc Việt Nam với sức sống bền bỉ, mãnh liệt, kiên cường, vượt lên mọi thử thách, gian nan.

+ Cây tre trung hiếu vừa là nhân hoá, vừa là ẩn dụ để nói lên ước nguyện của nhà thơ muốn được boá thân thành cây tre, hoà nhập vào hàng tre bát ngát quanh lăng, để được mãi bên Bác, cũng là nguyện làm người con trung hiếu mãi gắn bó bên Bác, trung thành với lí tưởng của Bác.

+ Hình ảnh có sự lặp lại nhưng được cấp thêm nghĩa mới, tạo nên kết cấu hô ứng, vừa nhấn mạnh ý, vừa diễn tả cảm xúc trọn vẹn.

* Về hình thức (0,75 điểm) :

(Là đoạn văn : 0,25 điểm ; Khoảng 8 câu : 0,25 điểm ; Đoạn quy nạp : 0,25 điểm)

– Nếu vi phạm các yêu cầu trên thì mỗi lỗi sai và lỗi chính tả, ngữ pháp đều trừ 0,25 điểm.

Phần II (6 điểm)

1. (1 điểm) Nêu đúng tên truyện Những ngôi sao xa xôi (0,25 điểm), tên tác giả : Lê Minh Khuê (0,25 điểm) ; hoàn cảnh sáng tác : năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt, tác giả cũng từng là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn (0,5 điểm).

2. (1 điểm) Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể là Phương Định, nhân vật chính (0,5 điểm)

– Tác dụng của ngôi kể : thuận lợi để đi sâu miêu tả nội tâm nhân vật ;.tạo điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực, tăng độ tin cậy về sự xác thực của truyện ; cách trần thuật được linh hoạt, tự nhiên. (0,5 điểm)

3. Viết đoạn văn (3 điểm) :

* Cảm nhận về vẻ đẹp chung của ba cô gái (2 điểm) :

– Hoàn cảnh sống và chiến đấu

– Vẻ đẹp chung ở các cô gái trẻ : hồn nhiên, trong sáng, mơ mộng, lạc quan, thích làm đẹp.

– Đánh giá : Họ tiêu biểu cho các cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn, cho thế hệ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.

* Về hình thức : 1 điểm (Là đoạn văn : 0,25 điểm ; khoảng 10 câu : 0,25 điểm ; đoạn tổng – phân – hợp 0,25 điểm ; có câu ghép : 0,25 điểm)

– Nếu. vi phạm các yêu cầu trên thì mỗi lỗi sai và lỗi chính tả, ngữ pháp đều trừ 0,25 điểm.

4. (1 điểm) Kể đúng tên mỗi tác phẩm (0,25 điểm); tên mỗi tác giả (0,25 điểm), ví dụ : Đồng chí của Chính Hữu, Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Dúật.

ĐỀ SỐ II

Phần 1 (4 điểm)

1. (1 điểm)

– Nêu đúng tên bài thơ : Sang thu (0,25 điểm), tên tác giả : Hữu Thỉnh (0,25 điểm)

– Hoàn cảnh sáng tác : (0,5 điểm)

+ Năm 1977, đất nước đã thống nhất, bước sang thời kì mới.

2. Chép chính xác khổ thơ : (1 điểm).

3. Viết đoạn văn : (2 điểm).

* Phân tích ý nghĩa hình ảnh thơ : (1,25 điểm)

– Là hình ảnh tả thực, gợi tả thiên nhiên lúc sang thu : bớt đi những tiếng sấm bất ngờ ; cũng có thể hiểu hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa (0,25 điểm)

– Là hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng (1 điểm) :

+ Sấm chỉ những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; Hàng cây đứng tuổi chỉ những con người đã từng trải

+ Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.

* Về hình thức (0,75 điểm) :

(Là đoạn văn : 0,25 điểm ; Khoảng 8 câu : 0,25 điểm ; Đoạn quy nạp : 0,25 điểm)

– Nếu vi phạm các yêu cầu trên thì mỗi lỗi sai và lỗi chính tả, ngữ pháp đều trừ 0,25 điểm.

Phần II (6 điểm)

1. (1 điểm)

– Nêu đúng tên truyện Những ngôi sao xa xôi (0,25 điểm), tên tác giả : Lê Minh Khuê (0,25 điểm) ;

– Hoàn cảnh sáng tác (0,5 điểm) :

Truyện được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt, tác giả khi đó từng là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.

2. (1 điểm)

– “mắt tôi” là khởi ngữ : (0,5 điểm)

– “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !” là lời dẫn trực tiếp (0,5 điểm)

3. Viết đoạn văn : (3 điểm)

* Về nội dung (2 điểm) :

Nêu cảm nhận về nhân vật Phương Định – hình ảnh đẹp tiêu biểu cho những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn, cho thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ.

– Hoàn cảnh và công việc

– Vẻ đẹp ngoại hình

– Vẻ đẹp của phẩm chất, tâm hồn

+ Lí tưởng, lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm

+ Dũng cảm, kiên cường, không sợ hi sinh

+ Tình đồng đội thắm thiết

+ Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, mơ mộng, lạc quan

* Về hình thức : 1 điểm (là đoạn văn : 0,25 điểm ; khoảng 10 câu   : 0,25 điểm ; đoạn diễn dịch : 0,25 điểm ; có câu bị động : 0,25 điểm)

– Nếu vi phạm các yêu cầu trên thì mỗi lỗi sai và lỗi chính tả, ngữ pháp đều trừ 0,25 điểm.

4. (1 đ) Kể đúng tên mỗi tác phẩm (0,25 điểm)tên mỗi tác giả (0,25 điểm), ví dụ : Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật ; Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

>> Xem tài liệu đề tại đây

TẢI VỀ FILE

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận