Đáp án Đề kiểm tra cuối kì I – Đề 8 – Tiếng Việt 4

Đang tải...

ĐÁP ÁN ĐỀ 8

Bài 1 : 2 điểm

Tìm được các từ ghép có tiếng học, có tiếng sinh theo yêu cầu đã cho.

VD :

a) tiểu học, trung học, đại hoc, hiếu học (cao học, vô học, thất học, học lực, học bạ, học lỏm, học vẹt,…)

* Chú ý : Không chấp nhận các từ có tiếng học theo nghĩa khoa học về một lĩnh vực nào đó (VD : văn học, toán học, sinh học, khoa học,…).

b) nam sinh, nữ sinh, thư sinh, môn sinh (giáo sinh, nghiên cứu sinh, thực tập sinh,..)

* Chú ý : Không chấp nhận các từ có tiếng sinh theo nghĩa đẻ ra (VD : khai sinh, sinh đẻ, sinh nở, sinh hạ,…) ; nghĩa sống (VD : trường sinh, vệ sinh, sinh hoạt, sinh động.

– Đúng mỗi từ được 0,25 điểm. Đúng cả 8 từ : 2 điểm.

Bài 2 : 2 điểm

Tìm được 8 từ láy có các tiếng xanh, đỏ, trắng, vàng theo yêu cầu đã cho (giống nhau ở âm đầu / giống nhau ở cả âm đầu và vần).

VD :

+ xanh : xanh xao / xanh xanh

+ đỏ : đỏ đắn / đo đó

+ trắng : trắng trẻo / trăng trắng

+ vàng : vàng vọt / vàng vàng

Đúng mỗi từ được 0,25 điểm. Đúng cả 8 từ : 2 điểm.

Bài 3 : 2 điểm

Viết lại vào chỗ trống câu không dùng dấu chấm hỏi nhưng vẫn giữ đúng nội dung, mục đích của câu đã cho. VD :

a) Bạn hãy nhặt mảnh giấy vừa vứt xuống đất cho sân trường thêm sạch đẹp.

b) Xin cô giáo đọc to lên một chút cho chúng em nghe rõ ạ.

c) Tiết mục xiếc và ảo thuật của bạn Chính biểu diễn hôm nay hay thật.

d) Đọc sách báo hằng ngày thật là thú vị.

– Chuyển đúng mỗi câu được 0,5 điểm. Đúng cả 4 câu : 2 điểm.

* Chú ý : Học sinh dùng từ chưa chính xác hoặc viết sai chính tả nhưng chuyển được câu đấng yêu cầu thì có thể cho 0,25 điểm ; dùng từ, đặt câu sai thì không cho điểm.

Bàỉ 4 : 2 điểm

Viết lại tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài như sau :

(1) Lê Trần Hà

(2) Nguyễn Thị Kim Nga

(3) Gò Công Đông

(4) Bà Rịa – Vũng Tàu

(5) Xu-khôm-lin-xki

(6) Tô-mát Ê-đi-xơn

(7) Bắc Kinh

(8) In-đo-nê-xi-a

Viết đúng mỗi tên người tên địa lí được 0,25 điểm. Đúng cả 8 tên riêng: 2 điểm.

Bài 5 : 2 điểm

Thấy được những suy nghĩ và tình cảm gắn bó của tác giả đối với quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể : “cánh diều biếc” thả trên cánh đồng đã từng in đậm dấu ấn của tuổi thơ đẹp đẽ, thú vị trên quê hương ; “con đò nhỏ ” khua nước trên dòng sông quê hương với âm thanh nhẹ nhàng, êm đềm mà lắng đọng. Có thể nói, những sự vật đơn sơ, giản dị trên quê hương luôn có sự gắn bó bằng tình cảm con người và đã trở thành những kỉ niệm không thể nào quên. Nghĩ về quê hương như vậy, ta càng thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đẹp đẽ và sâu sắc.

Tuỳ mức độ trình bày, diễn đạt được các ý cơ bản nói trên, có thể cho điểm theo các mức đã nêu ở Đề 1 (Bài 5).

Bài 6: 8 điểm

– Kể lại được câu chuyện nói về một việc làm thể hiện nếp sống văn minh, lịch sự ở ngoài đường hay nơi công cộng, hoặc việc làm góp phần bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp (VD : Dắt em nhỏ hay cụ già qua đường ; nhường chỗ ngồi cho cụ già, em nhỏ trên xe buýt ; giúp đỡ chú thương binh lúc chú gặp khó khăn,… ; trồng cây xanh ; ngăn người bẻ cành hái lá, phá hoại cây trồng,…). Câu chuyện có những chi tiết cụ thể, sinh động ; diễn biến sự việc hợp lí, có đầu có cuối, liên quan đến một hoặc một số nhân vật nhằm nêu bật ý nghĩa tốt đẹp của việc làm. Bài viết có độ dài tối thiểu khoảng 12 câu, đủ 3 phần theo cấu tạo bài văn đã học (mở bài, thân bài, kết bài). Diễn đạt rành mạch, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.

– Thang đánh giá, cho điểm tương tự như hướng dẫn ở Đề 1 (Bài 6).

TẢI VỀ TẠI ĐÂY

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận