Đáp án Đề kiểm tra cuối kì I – Đề 7 – Tiếng Việt 4

Đang tải...

ĐÁP ÁN ĐỀ 7

Bài 1 : 3 điểm

– Tìm được các từ ghép, từ láy đúng yêu cầu :

+ 4 từ ghép có tiếng nóng, gồm : 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp,  

VD:

nóng bức, nóng bỏng (nóng chảy, nóng nực, nóng sốt, nóng vội,…);

2 từ ghép có nghĩa phân loại, VD : nóng ran, nóng giãy (nóng hổi, nóng lòng, nóng ruột, nóng mặt, nóng gáy, nóng tiết,…).

+ 4 từ ghép có tiếng lạnh, gồm : 2 từ ghép có nghĩa tổng  hợp, 

VD :

lạnh giá, lạnh buốt (lạnh cóng, lạnh nhạt,…); 2 từ ghép có nghĩa phân

loại, VD : lạnh ngắt, lạnh toát (lạnh tanh,…).

+  2 từ láy có tiếng nóng, VD : nóng nảy, nong nóng,…

+ 2 từ láy có tiếng lạnh, VD : lạnh lẽo, lạnh lùng (lành lạnh,…),…

– Đúng mỗi từ được 0,25 điểm. Đúng toàn bộ cả 12 từ : 3 điểm.

Bài 2 : 2 điểm

– Xác định từ loại của 8 từ như sau :

a) Danh từ : Thê Húc, đền, hồ.

b) Động từ : dẫn, xây.

c) Tính từ : cổ kính, xanh um, xum xuê.

– Đúng mỗi từ được 0,25 điểm. Đúng cả 8 từ : 2 điểm.

Bài 3 : 2 điểm

– Gạch dưới từ dùng sai, chọn được từ đúng để chữa lại và nêu rõ lí do vì sao dùng từ sai:

+ Câu a : Gạch dưới từ táo tợn, chữa lại thành dũng cảm (hoặc : táo bạo…):

*Chữa lại : Tính tình anh ấy rất hiền lành, nhưng khi ra trận đánh giặc thì dũng cảm vô cùng.

*Lí do sai : “táo tợn” là từ chỉ thái độ mạnh bạo nhưng liều lĩnh, thách thức, không nói đúng tính tình của “anh ấy”.

+ Câu b : Gạch dưới từ truyền tụng, chữa lại thành truyền đạt:

*Chữa lại: Học sinh sẽ hiểu sai vấn đề cô giáo truyền đạt lại.

*Lí do sai : “truyền tụng” có nghĩa là truyền miệng lại cho nhau rộng rãi với ý ca ngợi, không đúng ý nói truyền đạt điều gì đó.

-Gạch dưới được từ dùng sai và sửa lại thành từ đúng ở mỗi câu được 0,5 điểm ; nêu rõ lí do dùng từ sai ở mỗi câu được 0,5 điểm. Đúng toàn bộ yêu cầu ở cả 2 câu : 2 điểm.

Bài 4 : 1 điểm

– Đặt 4 câu hỏi khác nhau để tìm ý viết bài tả cuốn sách Tiếng Việt 4, tập một.

VD :

(1) Em mua cuốn sách Tiếng Việt 4, tập một ở đâu ?

(2) Bìa sách nổi bật bức tranh ?

(3) Bức tranh trên bìa sách vẽ những ai?

(4) Em sử dụng và giữ gìn cuốn sách đó như thế nào ?

– Đặt được mỗi câu đúng (có gạch dưới từ nghi vấn) được 0,25 điểm. Đúng cả 4 câu : 1 điểm.

* Chú ý : Học sinh đặt 4 câu hỏi đúng nhưng không gạch dưới tất cả các từ nghi vấn thi bị trừ 0,25 điểm toàn bài.

Bài 5 : 2 điểm

– Nêu được những suy nghĩ về hình ảnh bạn học sinh trong đoạn thơ :

+  Bạn là người có tấm lòng nhân hậu. Tan học về giữa trưa nắng, nhìn thấy một bà cụ mù loà đi trên đường phố, bạn đã bộc lộ sự cảm thông

và chia sẻ nỗi khó khăn cùng bà :

Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy

Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy

Cái gậy tre run run.

+ Tấm lòng nhân hậu của bạn được thể hiện qua hành động cụ thể : dắt tay bà đi qua đường. Tấm lòng ấy càng đẹp hơn khi hình ảnh bà cụ khơi dậy trong tim bạn một tình thương sâu nặng đối với con người hoạn nạn :

Bà qua rồi lại đi cùng gậy

Cháu trở về, cháu vẫn còn thương.

– Tuỳ mức độ trình bày, diễn đạt được hai ý cơ bản nói trên, có thể cho điểm theo các mức đã nêu ở Đề 1 (Bài 5). Hoặc có thể cho điểm theo từng ý trên, mỗi ý 1 điểm.

Bài 6 : 8 điểm

– Viết được bài văn tả đồ vật thân thiết (hoặc chứa đựng kỉ niệm) đối với bản thân như : chiếc áo (hoặc nón / mũ). Bài viết có độ dài tối thiểu khoảng 12 câu, đủ 3 phần theo cấu tạo bài văn đã học (mở bài, thân bài, kết bài) ; cách miêu tả chân thực, chọn lọc được những chi tiết cụ thể, tiêu biểu của đồ vật (áo, mũ, nón,…), bộc lộ được tình cảm của bản thân đối với đồ vật đó (hoặc làm rõ kỉ niệm đáng nhớ gắn với đồ vật đó). Diễn đạt rành mạch, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.

– Thang đánh giá, cho điểm tương tự như hướng

TẢI VỀ TẠI ĐÂY

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận