Đáp án Đề kiểm tra cuối kì I – Đề 4 – Tiếng Việt 4

Đang tải...

ĐÁP ÁN ĐỀ 4

Bài 1 : 2 điểm

– Ghép được 8 từ : tươi tốt, tốt tươi, tươi xinh, xinh tươi, tươi thắm, thắm tươi, tươi non, non tươi.

– Đúng mỗi từ ghép được 0, 25 điểm. Đúng cả 8 từ : 2 điểm.

Bài 2 : 2 điểm

– Xếp đúng các từ theo bảng:

tiếng việt 4– Đúng mỗi từ được 0, 25 điểm. Đúng cả 8 từ : 2 điểm.

* Chú ý : Mỗi từ xếp sai bị trừ 0,1 điểm

Bài 3: 2 điểm

– Dựa vào câu kể đã cho để đặt các câu hỏi khác nhau. VD :

(1) Ai thường mượn những cuốn sách chữ viết đẹp để làm mẫu luyện chữ ?

(2) Cao Bá Quất thường làm gì ?

(3) Cao Bá Quất thường mượn những cuốn sách như thế nào để làm mẫu luyện chữ ?

(4) Cao Bá Quát thường mượn những cuốn sách chữ viết đẹp để làm gì ?

– Đặt được mỗi câu hỏi được 0,5 điểm. Đặt được 4 câu hỏi khác nhau: 2 điểm.

Bài 4 : 2 điểm

Viết tiếp 4 hoặc 5 câu để tạo thành đoạn văn hoàn chỉnh, ý liền mạch ; không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả : 2 điểm (trong đó, viết đúng

1 câu hỏi: 0,5 điểm, đúng 1 câu kể theo mẫu Ai làm gì ? : 0,5 điểm).

* Chú ý : Tuỳ lỗi sai về ý hay liên kết câu, về dùng từ, đặt câu, chính tả,… có thể trừ mỗi lỗi 0,25 điểm.

Bài 5 : 2 điểm

– Nêu được biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong câu thơ (Nụ cười của mẹ chính là (giống như) mùa Xuân) ; nêu được cảm nhận đúng về mẹ. VD : Nụ cười của mẹ tươi đẹp như mùa xuân,…/ Nụ cười của mẹ mang tình yêu thương sâu nặng, dạt dào sức sống như mùa xuân,… / Nụ cười của mẹ luôn mang đến cho con những niềm vui, niềm lạc quan trong cuộc Sống. Nhìn nụ cười ấy, con như được Sống trong mùa xuân ấm áp, dạt dào tình yêu thương,…

– Tuỳ mức độ trình bày, diễn đạt được các ý cơ bản nói trên, có thể cho điểm theo các mức đã nêu ở Đề 1 (Bài 5). Hoặc có thể cho điểm theo từng ý : nêu được biện pháp nghệ thuật so sánh (0,5 điểm) ; nêu được cảm nhận đúng về mẹ (1,5 điểm).

* Chú ý : Học sinh trả lời đúng ý nhưng diễn đạt kém (mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả, … ) chỉ được nhiều nhất 1,5 điểm.

Bài 6: 8 điểm

– Kể lại được câu chuyện em đã từng tham gia (hoặc chứng kiến) về một việc làm giúp đỡ em nhỏ trong trường học hay ở ngoài đường (VD : dẫn em nhỏ bị lạc đi tìm mẹ, giúp đỡ em nhỏ bị ngã trên đường hoặc ở sân trường, lúc chơi đùa,…). Câu chuyện kể lại cần bao gồm một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật (trong đó có em là người tham gia hoặc là người chứng kiến) đồng thời nói lên được một điều có ý nghĩa. Bài viết có độ dài tối thiểu khoảng 12 câu, đủ 3 phần theo cấu tạo bài văn đã học (mở bài, thân bài, kết bài). Diễn đạt rành mạch, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.

– Thang đánh giá, cho điểm tương tự như hướng dẫn ở Đề 1 (Bài 6).

TẢI VỀ TẠI ĐÂY

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận