Đáp án Đề kiểm tra cuối kì I – Đề 10 – Tiếng Việt 4

Đang tải...

ĐÁP ÁN ĐỀ 10

Bài 1 : 2 điểm

Hoàn chỉnh các câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người:

a) Thắng không kiêu, bại không nản.

b) Có công mài sắt, có ngày nên kim.

c) Chớ thấy sóng cả mà ngã (rã) tay chèo.

d) Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

– Đúng mỗi câu được 0,5 điểm. Đúng cả 4 câu : 2 điểm.

* Chú ý : Điền sai dù chỉ một từ trong thành ngữ cũng bị trừ 0,25 điểm.

Bài 2 : 2 điểm

a) 4 từ trái nghĩa với từ quyết chí. VD : nhụt chí, nản chí, nản ỉòng, thoái chí.

b) Đặt câu với từ quyết chí.

VD : (1) Các bạn lớp em quyết chí thi đua giành nhiều thành tích chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.

Đặt câu với từ trái nghĩa với từ quyết chí.

VD : (2) Mặc dù kết quả học tập học kì I còn thấp nhưng bạn Hà vẫn không nản chí.

Tìm đúng mỗi từ trái nghĩa được 0,25 điểm (đúng 4 từ : 1 điểm) ; đặt được mỗi câu đúng yêu cầu được 0,5 điểm (đúng 2 câu : 1 điểm). Đúng toàn bộ cả hai phần (a, b): 2 điểm.

Bài 3 : 2 điểm

a) Gạch dưới 6 động từ trong đoạn thơ như sau :

Tiếng chim lay động lá cành

Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng

Tiếng chim vỗ cánh bầy ong

Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm.

b) Đặt câu và gạch dưới vị ngữ của câu đã đặt.

VD : Chú gà trống dậy rất sớm và cất tiếng gáy vang “ò… ó… .

– Gạch dưới đúng mỗi động từ được 0,25 điểm (đúng 6 động từ: 1,5 điểm) ; đặt câu đúng yêu cầu và gạch dưới đúng vị ngữ của câu được 0,5 điểm (nếu không gạch dưới đúng vị ngữ, bị trừ 0,25 điểm). Đúng toàn bộ cả hai phần (a, b): 2 điểm

Bài 4 : 2 điểm

Nhận xét và chữa lại các câu hỏi cho đúng phép lịch sự. VD :

a) – Cụ bị làm sao thế ?

Nhận xét: Câu hỏi đối với người lớn tuổi (bề trên) không có lời thưa gửi là thiếu lễ phép (chưa giữ đúng phép lịch sự).

Chữa lại : Thưa cụ, cụ làm sao thế ạ ? (Hoặc : Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?…)

b) – Cháu xem quyển truyện này được không ?

Nhận xét : Câu hỏi có ý nhờ cậy đối với người lớn tuổi (bề trên) không có lời thưa gửi (nói “trống không”) là thiếu lễ độ, mất lịch sự.

Chữa lại:  Thưa bác (chú,…), bác (chú,…) có thể cho cháu xem quyển truyện này được không ạ ? (Hoặc: Bác (chú,…) làm ơn cho cháu xem quyển truyện này có được không ạ ? / Cháu xin phép bác (chú…) xem quyển truyện này một lát có được không ạ ?…)

–  Nhận xét đúng mỗi câu (chỉ rõ ý  thiếu lịch sự) được 0,5 điểm; chữa lại câu hỏi đúng phép lịch sự được 0,5 điểm (đúng cả 2 yêu cầu ở mỗi câu: 1 điểm). Đúng toàn bộ yêu cầu ở cả 2 câu (a, b): 2 điểm.

Bài 5: 2 điểm

 – Học sinh cảm nhận được ý nghĩa của lời chào  như sau:

Lời chào dẫn bước

Chẳng sợ lạc nhà

(Ý 1) Lời chào hỏi giúp ta  dễ làm quen và gần gũi với mọi người. Dù đi đến nơi nào xa lạ, nếu ta cất lời chào hỏi lịch sự, lễ phép, mọi người sẽ sẵn sàng chỉ dẫn cho ta đến đúng nơi cần đến. Lời chào có ý nghĩa đẹp đẽ như vậy nên đã được nhà thơ nhân hoá thành người bạn “dẫn bước” ta đi đến đích, “chẳng sợ lạc nhà”.

Lời chào kết bạn

Con đường bớt xa.

(Ý 2) Lời chào hỏi còn giúp ta “kết bạn” (sử dụng biện pháp nhân hoá) để cùng có thêm niềm vui trên đường đi, làm cho ta cảm thấy con đường như bớt xa.

– Tuỳ mức độ trình bày, diễn đạt được 2 ý cơ bản nói trên, có thể cho điểm theo các mức đã nêu ở Đề 1 (Bài 5). Hoặc có thể tách mỗi ý cho 1 điểm.

Bài 6 : 8 điểm

Tả được một đồ vật từng gắn bó thân thiết với em trong học tập (quyển sách, cây bút / cây viết, cái cặp, bảng con, thước kẻ, cái gọt bút chì,… hoặc đồ vật khác cũng thuộc đồ dùng học tập từng gắn bó thân thiết với em), kết hợp nêu kỉ niệm đáng nhớ về đồ vật đó (VD : đồ vật được người thân tặng vào dịp sinh nhật em ; đồ vật đã có lần để quên ở lớp, được em nhỏ nhặt được và tìm đến trao trả tận tay em,…). Viết đúng cấu tạo 3 phần của bài văn tả đồ vật đã học, cụ thể :

+ Mở bài: Giới thiệu trực tiếp (hoặc gián tiếp) đồ vật do em chọn tả.

+ Thân bài : Tả bao quát (một vài nét chung về hình dáng, chất liệu,…). Tả chi tiết từng bộ phận có đặc điểm nổi bật (chú ý những nét riêng ở đồ vật của em, phân biệt với đồ vật cùng loại của người khác,…). Nêu kỉ niệm đáng nhớ về đồ vật (hoặc nêu xen kẽ trong quá trình miêu tả chi tiết).

+  Kết bài: Theo kiểu mở rộng (hoặc không mở rộng).

Bài viết có độ dài tối thiểu khoảng 12 câu ; chọn lọc được những chi tiết miêu tả cụ thể, tiêu biểu của đồ vật, bộc lộ được tình cảm của bản thân đối với đồ vật đó qua kỉ niệm đáng nhớ gắn với đồ vật. Diễn đạt rành mạch, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.

Thang đánh giá, cho điểm tương tự như hướng dẫn ở Đề 1 (Bài 6).

TẢI VỀ TẠI ĐÂY

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận