Đáp án chuyên đề Văn bản nhật dụng – Ngữ Văn 7 nâng cao

Đang tải...

VĂN BẢN NHẬT DỤNG

III – ĐÁP ÁN – GỢI Ý

          1. Bài văn là hồi tưởng và tâm trạng của người mẹ đêm trước ngày khai trường của con. Thông qua tâm trạng của người mẹ, tác giả đã cho thấy sự quan tâm, lo lắng của mẹ dành cho con :

          – Tâm trạng người mẹ :

          + Không ngủ được

          + Chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới.

          + Trằn trọc nhớ về ngày mình còn nhỏ.

          – Tâm trạng đứa con : Ngủ ngon lành : “Giấc ngủ đến với con nhẹ nhàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo”.

         2. – Tuy người mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng đồ lại là tiêu điểm mà các nhân vật và mọi chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ. Thông qua lời của người bố, hình ảnh mẹ hiện lên đẹp đẽ, cao cả, lại mang tính khách quan, chân thật. Đó là hiệu quả nghệ thuật đặc biệt mà tác giả đem lại cho người đọc.

          – Tác giả dễ dàng mô tả cũng như bộc lộ những tình cảm và thái độ quý trọng của bố đối với mẹ.

          3. Người cha muốn gửi gắm thông điệp với con và với tất cả những đứa trẻ khác rằng :

          – Những đứa con hư đốn không thể xứng đáng với hình ảnh dịu dàng hiền hậu của mẹ.

          – Cha muốn cảnh tỉnh những đứa con bội bạc với cha mẹ.

          – Tình cảm tốt đẹp đáng tôn thờ là tình cảm thiêng liêng.

          – Trong nhiều tình cảm cao quý, tình yêu thương kính trọng cha mẹ là thiêng liêng hơn cả.

          4. Mỗi hình thức dân ca không chỉ độc đáo trong lời ca, giai điệu, cách hát, thể thức hát mà còn riêng biệt ở cách thưởng thức. Ca Huế được sinh thành và nuôi dưỡng trong một không gian đặc biệt nên cách thưởng thức cũng độc đáo :

          – Không gian diễn xướng : thuyền rồng trên sông Hương, đặc biệt càng trở nên huyền ảo, lung linh trong những đêm trăng sáng, với những mảng sương dày. Không gian thưởng thức ca Huế đẹp, huyền ảo, thơ mộng càng làm tăng giá trị của nghệ thuật ca hát, tạo nên sức cuốn hút đặc biệt.

          – Người thưởng thức : vận dụng nhiều giác quan, vừa nghe ca công hát, vừa nhìn trực tiếp ca công biểu diễn. Trước sông nước, ánh trăng, con người xứ Huế, người thưởng thức cũng có tâm hồn thơ, chờ đợi, rộn lòng.

          – Ca Huế quyến rũ, khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, chỉ còn thấy tình người ấm áp, làm giàu tâm hồn con người. Và ca Huế mãi quyến rũ bởi vẻ đẹp bí ẩn.

          5. Bằng biện pháp liệt kê, tác giả đã giới thiệu rất nhiều làn điệu của ca Huế với những đặc trưng riêng : hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp mang sự náo nức, nồng hậu tình người ; điệu hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện có sự gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế ; điệu Nam ai, Nam bình mang nỗi buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn ; điệu tứ đại cảnh thì không vui, không buồn. Nhà văn vừa liệt kê vừa giải thích, bình luận, giúp người đọc hình dung ca Huế phong phú về làn điệu, sâu sắc, thấm thía về nội dung, tình cảm, mang những nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế.

          Dàn nhạc : đủ các dụng cụ : đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, bầu, sáo, tranh… Nhạc công : trẻ : nam : áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp ; nữ : áo dài, khăn đóng.

 
 
 
 
 
 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận