Đáp án chuyên đề Từ phức – Ngữ Văn 7 nâng cao

Đang tải...

TỪ PHỨC

III – ĐÁP ÁN – GỢI Ý

          1. Dựa vào khái niệm về từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập để phân loại các từ đã cho. Viết vào vở theo mẫu cho trong bài tập, rồi tự điền các từ đã được phân loại vào bảng.

          2. Chú ý tìm các từ ghép chính phụ chỉ các loại “cá, chim”. Ví dụ : đại bàng, sẻ,…

          3. Tham khảo các từ sau : đỏ hoe, đỏ hỏn, đỏ loè, đỏ lòm, đỏ lựng, đỏ ngầu, đỏ quạch, đỏ rực, đỏ ửng, đỏ tươi v.v…

          Tra từ điển để tìm hiểu nghĩa của chúng và đặt câu.

          4. Tham khảo câu sau : Công việc chợ búa dạo này thế nào ?

          5. Lưu ý nói: làm ăn là có nghĩa “làm nói chung”, ăn nói có nghĩa “nói nói chung”, ăn mặc có nghĩa “mặc nói chung”. Ví dụ : Công việc làm ăn dạo này ra sao ?

          6. Tham khảo : máy cưa điện, xe đạp máy, cá rô phi…; cá bạc má, máy hơi nước…

          7. Lưu ý, trong số các từ đã cho, có những từ có hình thức như từ láy nhưng chúng là các từ ghép. Ví dụ : máu mủ, hoàng hôn, tốt tươi, học hỏi, học hành, mơ mộng.

          Những từ ghép này có các tiếng đều có nghĩa. Các tiếng trong từ trùng nhau về mặt âm thanh là ngẫu nhiên.

          8. Tham khảo các tổ hợp từ sau : thái độ trơ tráo, ăn mặc trơ trẽn, căn nhà trơ trọi, mồm miệng nhanh nhảu, tác phong nhanh nhẹn.

          9. Các từ cho ở hàng A có hình thức phối hợp âm thanh giữa các tiếng giống như các từ ở hàng B, nhưng ý nghĩa của chúng không được tạo ra như các từ láy. Nghĩa của chúng giống như các từ đơn.

          10. HS tự làm.

          11. Có thể tìm các từ như sau : ăn iếc, mặc miếc, làm liếc, chơi chiếc, áo iếc…

          Các từ trên giống nhau ở nghĩa “phủ định giá trị chân thực của sự vật, hành động, tính chất… nêu ở tiếng gốc.

          12. Ngoài các từ láy có hai tiếng, còn có các từ láy có ba, bốn tiếng. Ví dụ : sạch sành sanh, quần quần áo áo, đi đi lại lại, khấp kha khấp khểnh v.v…

 
 
 
 
 
 
 
 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận