Đáp án chuyên đề thơ hiện đại – Ngữ Văn 7 nâng cao

Đang tải...

THƠ HIỆN ĐẠI

III – ĐÁP ÁN – GỢI Ý

          Trắc nghiệm

          1. a 2. c 3. a 4. c 5. c 6. a 7. a 8. a

          Tự luận

          1. Có nhiều nhà thơ so sánh tiếng suối với các hiện tượng thiên nhiên và xã hội khác nhau như :

Côn Sơn có suối nước trong

Ta nghe nước chảy như cung đàn cầm

(Nguyễn Trãi)

Tiếng suối trong như nước Ngọc Tuyền

(Thế Lữ)

          Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối với tiếng hát một cách rất tinh tế, gợi cảm. Hình ảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc mang sức sống và hơi ấm con người, làm cho âm thanh của tiếng suối xa trở nên trong trẻo, trẻ trung, gần gũi, thân mật với con người. Cách so sánh của tác giả rất độc đáo và thể hiện tư duy mới mẻ trong thơ : lấy con người làm chuẩn mực để so sánh với thiên nhiên.

          2. Hình ảnh tiếng gà trưa lặp lại 4 lần :

          – Lần 1 (khổ 2) : Gợi kỉ niệm về những con gà mái mơ, mái vàng.

          – Lần 2 (khổ 3) : Gợi chi tiết chân thực, đời thường, gắn với kỉ niệm : Bà mắng yêu khi tò mò xem gà đẻ.

          – Lần 3 (khổ 4) : Gợi hình ảnh người bà “khum soi trứng”.

          Niềm vui rạng rỡ tuổi ấu thơ khi mặc quần áo mới. Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài, tất cả đều ở vị trí đầu khổ thơ, có giá trị mở ra một hình dung, một liên tưởng mới.

          – Lần 4 : Gọi niềm mơ ước của cháu trong cả giấc mơ ngủ tuổi thơ.

          Tiếng gà trưa trở nên thân thiết, là hành trang của người chiến sĩ trên đường hành quân. Đó cũng là hình ảnh đẹp có ý nghĩa sâu sắc, diễn tả niềm hạnh phúc nhỏ bé, giản dị mà trong lành, tinh khiết của trẻ em nông thôn trong thời chiến tranh. Tiếng gà trưa đã đi vào kỉ niệm, được gợi lại trên đường hành quân, trở thành yếu tố khắc sâu thêm tính chất thiêng liêng với quê hương đất nước.

 
 
 
 
 
 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận